Có nên "hợp pháp hóa mại dâm"?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

hợp pháp hóa

,

mại dâm

,

nghề mại dâm

,

văn hóa

Tôi thì tin rằng VN không nên hợp pháp hóa mại dâm, nhưng không phải vì tất cả các lý do mà các bạn bên dưới cũng như báo chí thường đề cập. Mảng kinh doanh mại dâm là một mảng hút tiền khá mạnh, đặc biệt cho các giới bảo kê và các quan chức hối lộ. Nếu giờ hợp pháp hóa thì lấy đâu ra kèo cho họ? Một lượng lớn những người bảo kê sẽ phải ra đường sống, gây nguy hiểm cho xã hội hơn. =)))

Trả lời

Tôi thì tin rằng VN không nên hợp pháp hóa mại dâm, nhưng không phải vì tất cả các lý do mà các bạn bên dưới cũng như báo chí thường đề cập. Mảng kinh doanh mại dâm là một mảng hút tiền khá mạnh, đặc biệt cho các giới bảo kê và các quan chức hối lộ. Nếu giờ hợp pháp hóa thì lấy đâu ra kèo cho họ? Một lượng lớn những người bảo kê sẽ phải ra đường sống, gây nguy hiểm cho xã hội hơn. =)))

Mình không đồng tình mại dâm là một nghề được chấp nhận trong xã hội. Nếu nó được chấp nhận rất dễ nảy sinh ra một bộ phận lớn những con người lười nhác, muốn hưởng thụ nhưng không chịu lao động. Công việc này quá nhàn nhã mà thu nhập thì không tầm thường nên sẽ có nhiều kẻ lao vào, vì đc xã hội chấp nhận được pháp luật bảo vệ nên họ đến với công việc này quá dễ dàng.

Từ ngày mới vào trường luật mình đã bắt đầu tham gia và nghiên cứu rất nhiều khía cạnh xã hội khác nhau, có những khía cạnh mà trước đó hoặc nếu như không học luật thì mình sẽ không bao giờ chấp nhận hoặc không thể chấp nhận, nhưng chính việc học luật đã mở rộng tư duy và góc nhìn của mình rất nhiều. Bài học lớn nhất mà trường luật đã mang đến cho mình là ý thức về sự công bằng xã hội, mà tiền đề của điều đó chính là mỗi cá nhân trong đó đều được bảo vệ tối thiểu bằng công cụ pháp luật, tức là quyền lợi của tất cả mọi người đều được đảm bảo bằng pháp luật dù sự đảm bảo đó ít hay nhiều.

Từ những điều này, mình cho rằng việc hợp pháp hóa mại dâm là cần thiết cho xã hội vì những lý do sau:

- Thứ nhất, về khía cạnh con người, chuyện tình dục và giải quyết nhu cầu tình dục là một yếu tố cơ bản cho sự hình thành và duy trì của xã hội. Nhu cầu tình dục của mỗi người là điều rất tự nhiên và hiển nhiên, vì thế, việc người có nhu cầu đi tìm đến những người có thể giải quyết nhu cầu cho họ là chuyện hoàn toàn bình thường. Việc ai đó bỏ tiền ra để thỏa mãn nhu cầu của mình và có người nhận lại tiền từ dịch vụ thỏa mãn mà họ cung cấp hoàn toàn có thể nhìn nhận trên góc độ quan hệ dân sự thuần túy. Luật pháp có thể ngăn cấm việc hoạt động mại dâm nhưng không thể ngăn cấm nhu cầu của con người là thứ phát xuất hoàn toàn tự nhiên và bản năng, rõ ràng việc cấm mại dâm không có hiệu quả khi vẫn có người mua dâm và bán dâm dù cho nhà nước đã dùng mọi cách để cấm, thậm chí là bắt bớ. Chưa kể, về mặt sức khỏe, việc nhịn tình dục kéo dài có thể gây ra nhiều hệ lụy xấu đến sức khỏe như làm gia tăng nguy cơ bệnh tật, gây ức chế tâm lý, ảnh hưởng đến trí nhớ,... Chúng ta không có lý do gì để ngăn cấm con người thỏa mãn nhu cầu tinh dục của họ.

- Thứ hai, về khía cạnh xã hội, hoạt động mại dâm vẫn tiếp diễn nhưng khi nó tiếp diễn trong bối cảnh bị ngăn cấm, người ta có thể tìm ra nhiều cách thức khác nhau để làm chui. Việc hoạt động mại dâm tiếp diễn ngầm có thể gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội như: nhà nước không thể kiểm soát hết được những người hành nghề mại dâm, mại dâm trở thành nguồn lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục, bệnh truyền nhiễm,... Trong khi đó, nếu như mại dâm được hoạt động như một nghề, nhà nước có những cơ chế giám sát phù hợp thì thậm chí họ có thể kiểm soát được các khu vực hành nghề, hoặc thậm chí là xây dựng các khu phố đèn đỏ như trường hợp Hà Lan đã thực hiện, người hành nghề mại dâm cũng được hưởng các phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bởi vì nghề này có ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe của người bán dâm mà còn người mua dâm.

- Thứ ba, về khía cạnh quản lý nhà nước, thay vì cố gắng ngăn cản một hoạt động không thể ngăn cản, nhà nước có thể đưa ra các chính sách và quy định mềm mỏng hơn để vừa kiểm soát, giám sát hoạt động này và vừa có thể thu được lợi ích cho nhà nước. Các cơ quan nhà nước có thể đưa ra các tiêu chuẩn hành nghề cho người bán dâm và chỉ cho phép những người đáp ứng đủ tiêu chuẩn này (có thể là về sức khỏe, tuổi tác, tâm lý,...) thì mới được hành nghề; thành lập các khu vực mua bán dâm riêng và người hành nghề bán dâm chỉ được hoạt động ở đây;... Giải quyết các vấn đề về bệnh tật, sức khỏe của người mua bán dâm bằng việc đưa ra các điều kiện về thăm khám sức khỏe định kỳ, có hỗ trợ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Sau đó, nhà nước có thể thu thuế từ người bán dâm/mua dâm để đóng góp thêm vào ngân sách nhà nước. Như vậy là nhà nước vừa kiểm soát, giám sát nhưng vẫn vừa thu lợi về cho mình.

Nhiều quan điểm cho rằng hoạt động mại dâm sẽ làm ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, tuy nhiên, đạo đức xã hội là một khái niệm trừu tượng và không có một định lượng chính xác, nó phụ thuộc vào cách nhìn và góc nhìn của nhiều người. Việc cho rằng mại dâm làm băng hoại đạo đức, như nhiều quan điểm, có thể xuất phát từ một số thực trạng sau đây:

- Cách nhìn nhị nguyên về tình dục: một mặt nâng tình dục lên thành một thứ thần thánh thiêng liêng để chứng minh sự chung thủy và phẩm chất của mình; một mặt coi tình dục như một thứ gì đó xấu xa và đáng xấu hổ.

- Mại dâm làm gia tăng việc ngoại tình, phản bội.

- Mại dâm làm gia tăng các bệnh lây lan qua đường tình dục.

Để phản biện cho những luận điểm nêu trên, những luận điểm ủng hộ của tôi ở đầu đã nói tương đối đầy đủ, tuy nhiên chúng ta có thể tóm tắt như sau:

- Tình dục là một nhu cầu cơ bản của con người và gần như không thể ức chế nhu cầu. Việc ức chế nhu cầu còn gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe, xã hội, con người hơn là để cho nhu cầu được thỏa mãn. Hơn nữa, quan điểm tình dục mỗi người khác nhau, ta không thể áp đặt nó theo cùng một chuẩn mực cho mỗi người, càng không thể lấy thước đo đạo đức để áp đặt vào nó. Việc đặt tình dục và đạo đức chung với nhau là một việc hết sức khiên cưỡng và không có cách giải thích hợp lý.

- Việc ngoại tình và phản bội phụ thuộc vào khả năng giữ gìn lời hứa, sự cam kết...nói chung là phẩm chất đạo đức của mỗi người. Như đã nói ở trên, tình dục và đạo đức khó có thể áp đặt với nhau, chưa kể, ham muốn tình dục không phải là hành vi phi đạo đức. Trong khi đó, ngoại tình, phản bội là hành vi hoàn toàn được điều khiển bởi lý trí. Việc để cho nhu cầu lấn át lý trí là lỗi của cá nhân đó chứ không phải lỗi của người bán dâm.

- Việc kiểm soát và giám sát được mại dâm có thể giải quyết được vấn đề hạn chế bệnh lây lan qua đường tình dục. Khi người bán dâm được chăm sóc y tế, được giám sát, có tiêu chuẩn hành nghề và thăm khám sức khỏe thường xuyên thì sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và lây bệnh.

Tóm lại, vai trò của nhà nước và pháp luật là đảm bảo pháp luật trở thành một công cụ hữu hiệu điều chỉnh các quan hệ xã hội, đồng thời đảm bảo luật pháp có thể duy trì sự công bằng của xã hội đó. Không phải lúc nào pháp luật cũng được dùng để làm công cụ cấm đoán, mà nếu chỉ có cấm đoán thì tức là vai trò của pháp luật chưa được phát huy toàn diện. Pháp luật có thể nương theo sự phát triển và thay đổi của xã hội mà vẫn giữ được bản chất của nó, thúc đẩy cho sự tiến bộ của con người, của xã hội thì mới là đúng đắn.

Mình tuyệt đối sẽ không bao giờ ủng hộ việc này. Vì sao?
Vì hợp pháp hoá mua bán dâm tuy có thể giúp giải quyết vấn đề về mặt sinh lý, nhưng về mặt đạo đức, con người thì bạn vẫn đang vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bởi bạn đang kinh doanh cũng như sử dụng thể xác của những con người khác (các cô gái bán hoa) như một món hàng.
Thử đặt trường hợp mua bán dâm được hợp pháp hoá, và trong gia đình bạn có chị em gái ''tham gia'' loại công việc này, hoặc bạn thân, người yêu của bạn, thì bạn sẽ cảm thấy thế nào. Đó là chưa kể đến việc lây nhiễm bệnh, rất nguy hiểm.
Trong thớt này có nhắc đến giải pháp búp bê tình dục, mình thấy nó sẽ là cách tốt hơn hẳn:
Hợp thức hóa có nhiều mặt tốt nhưng quan trọng cơ chế, chủ trương, đường lối chính sách ko phù hợp. Chúng ta đã liệt mại dâm là 1 tệ nạn, cũng như nghiện hút. Vậy thì hợp thức hóa sẽ đi ngược lại, phủ định tất cả cố gắng trước đây. Ngoài ra, nó còn tạo ra một tiền lệ xấu. Hợp thức hóa mại dâm là hợp thức hóa 1 tệ nạn xã hội, và tại sao lại cái này đc mà những cái kia lại ko đc? Nó rất lẩn quẩn khó mà giải quyết đc.

Có là nghề hay không thì ngay trong tên gọi "mại dâm" đã thể hiện bản chất của mua bán rồi. Đã thuận mua thì vừa bán, nên đó cũng là cách kiếm sống - trả nợ của không ít người. Mà mại dâm có lịch sử từ rất lâu đời và vẫn tồn tại đến này bởi nó giải quyết được nhu cầu của xã hội. Đừng nghĩ xã hội chỉ toàn những nhu cầu tốt đẹp theo kiểu lý tưởng hóa, bởi xã hội của loài người cũng chỉ là xã hội của động vật bậc cao thôi.

Trong xã hội sẽ có những đối tượng có nhu cầu sinh lý cao không thể tìm được đối tác và ngược lại sẽ có những đối tượng muốn kiếm tiền bằng mọi giá. Họ trao đổi cho nhau và vì thế tránh được rất nhiều vụ hiếp dâm, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo xảy ra.

Nhưng đứng trên phương diện đạo đức, rõ ràng việc trao đổi thân xác như một món hàng là điều trái với luân thường đạo lý. Còn việc coi nó là một nghề hay không thì tùy vào cách nhận thức và độ từng trải của mỗi người.

Một số chính phủ cho rằng nên "hợp pháp hóa mại dâm để dễ kiểm soát". Tại một số nước, ở các khách sạn lớn, các khu giải trí, các vùng du lịch đều có các "dịch vụ hộ tống". Các chính phủ và các nhà làm luật ở các nước này tin rằng: việc cho phép mại dâm công khai với các biện pháp như cấp giấy phép, quy hoạch khu đèn đỏ... sẽ giúp quản lý tốt hơn các vấn nạn mà mại dâm gây ra, ngăn ngừa lây nhiễm bệnh hoa liễu. [79] Thậm chí còn có cá nhân cho rằng "hợp pháp hóa mại dâm sẽ tạo ra một xung động lớn về tự do và âm hưởng của nó sẽ còn vang vọng mãi" [80].
Nhà nghiên cứu Melissa Farley cho rằng có nhiều nhận định sai lầm về mại dâm, nhất là từ phía những người ủng hộ hợp thức hóa nó hoặc thường xuyên đi mua dâm. Nhưng các số liệu thực tế đã bác bỏ, cho thấy đây chỉ là những ngộ nhận. Thực tế sau nhiều năm lại khác hẳn, hợp pháp hóa mại dâm đã trở thành "một giấc mơ quan liêu ướt át". Các nước này thường không đạt được những mục tiêu đề ra mà còn làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn,[79] điều này đặc biệt đúng ở các quốc gia nghèo, vốn có hệ thống quản lý, pháp luật lỏng lẻo (như Peru, Colombia, Bangladesh). Mặt khác, tại các nước nghèo ở Trung - Nam Mỹ, "hợp pháp mại dâm để quản lý" chỉ là cái cớ, mục đích thực sự là để tạo thuận lợi cho việc buôn bán người của giới Mafia vốn lũng đoạn chính quyền các nước này.
Vì sự bế tắc này, một số nước sau một thời gian đã phải quay lại biện pháp cấm hoàn toàn mại dâm (tiêu biểu là Thụy Điển, Na Uy và Hàn Quốc). Như một hệ quả, nếu như giai đoạn 1990-2003 có tới 12 nước thực hiện hợp pháp hóa mại dâm, thì từ 2003 tới nay, chỉ có 1 quốc gia làm theo, bởi bài học thực tế từ các nước đi trước đã cho thấy thất bại của phương thức này.
Trích từ hợp pháp hoá mại dâm và hệ lụy của nó từ Wikipedia

Mình không phản đối, cũng không đồng tình. Với mình, nước sông không phạm nước giếng là được. Nhưng nếu bảo để tôn trọng như những nghề khác, thì mình không làm được. Có thể do mình cổ hủ.

Tuy nhiên, nghề nghiệp không định giá một con người như thế nào. Nên mình không thù ghét những người làm việc này. Có thể họ cũng có những nỗi khổ riêng. Mình không biết, nên mình chọn cách không quan tâm, không thể hiện thái độ quan điểm gì.

Có cầu thì mới có cung, cấm người ta cũng vẫn làm chui, làm lậu biến tướng đủ các kiểu chứ có chặn được đâu.

Theo mềnh thấy cứ hợp pháp hóa, coi nó là 1 nghề, có kiểm soát, quản lý đàng hoàng. Người hành nghề phải đi khám định kỳ, chứng nhận khỏe mạnh ko có bệnh mới cấp giấy phép. Làm chui thì tăng mức phạt lên gấp 10 lần hiện tại. Ngoài ra thì nhà nước cũng thu thêm được ít thuế nữa.

Thôi được rồi, trường hợp khác không tính nhé. Thế tôi hỏi bạn là nếu kiếp sau bạn là người đàn ông tài nông đức cạn, không có gì nổi trội mà nhu cầu tình dục thì cao, chỉ có khả năng tiền bạc để mua dâm thôi nhưng bạn không lấy được vợ thì bạn ủng hộ bán dâm hay không đây mà bạn lại đi hỏi chúng tôi vậy ??. Chúng tôi trong vô số kiếp sau cũng là người đàn ông như tôi đã mô tả ở trên giống như bạn thời điểm đó trong tương lai thôi mà.

Xin cảm ơn ạ !!!!