Đặc sản Bánh củ Gừng (ginraong laya) của người Chăm, Khmer

  1. Văn hóa

  2. Ẩm thực

https://cdn.noron.vn/2021/08/09/871321915916759580-1628476111_1024.jpg

Người Chăm sống ở các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều món ăn ngon, lạ như: Tung lò mò (lạp xưởng bò), pài pa ghênh (canh thính) và nhiều loại bánh hấp dẫn: tapei anung (bánh tét), tapei bilik (bánh ít), tapei coh (bánh cuốn), sakaya, kadaor (giống bánh đúc)… Trong đó, ginraong laya (bánh gừng) được nhiều người nhắc tới bởi đây là bánh truyền thống, có mặt trong tất cả lễ hội quan trọng của đồng bào Chăm.

Để có những chiếc bánh gừng (theo tiếng Chăm là hargìnònya, còn người Khmer ở Sóc Trăng thì gọi nó là num-khơ-nhây)

Trong tiếng Chăm, ginrong có nghĩa là “càng”; laya là “gừng”. Bánh ginrong laya nghĩa nôm na là bánh gừng có dáng nửa như “càng” cua, nửa như củ “gừng”. Đây là loại bánh gắn bó với người Chăm, làm nên một phần văn hóa tinh thần của đồng bào Chăm.

Trong những dịp lễ hội, người Chăm thường làm bánh củ gừng ghim vào các que tre, cắm xung quanh chiếc trụ tròn bằng gỗ hay đất sét trang trí hoa văn sặc sỡ bằng giấy màu rồi đem chưng trên bàn thờ cùng với bánh tét, bánh gang tay. Đặc biệt nhất là vào dịp cưới hỏi, tết Katê, bánh củ gừng bao giờ cũng được đặt trên hết, là lễ vật quan trọng nhất. Đồng bào Chăm dâng cúng tổ tiên bánh gừng với mong ước cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc.

Chỉ với nguyên liệu chính là bột nếp, gừng tươi, đường cùng chút men rượu

Khi làm bánh gừng, người Chăm sẽ cho nước sôi vào trong bột để cho bánh dẻo và nặn dễ dàng hơn. Lòng trắng và lòng đỏ trứng gà sẽ được đánh cho nổi rồi bỏ bột nếp vào trộn thật dẻo. Cuối cùng cho bột vào cối nhỏ giã nhuyễn rồi lấy lên từng nắm và bắt đầu nặn. Bánh được nặn thủ công, giống như hình củ gừng.

https://cdn.noron.vn/2021/08/09/19012015102139649at1-1628476491.jpg

Bánh sau khi nặn xong bỏ vào chảo chiên khoảng 5 phút, cho thật vàng thì bánh mới cứng và giòn. Tiếp đó, lấy bánh ra nhúng vào nước đường đã thắng giúp bánh bóng mịn và không bị cong. Cuối cùng gắp từng cái lên mâm phơi cho khô để tăng độ giòn cứng.

Muốn cho bánh gừng để lâu mà vẫn giữ được độ giòn, người ta cho bánh chín nóng vừa mới lấy ra từ chảo dầu đang nóng nhúng vào nước đường được nấu với một ít gừng. Sau khi nhúng bánh được để chỗ có gió cho nhanh ráo.

Người Chăm còn gọi bánh ginrong laya là “bánh giận hờn” vì nó có ý nghĩa liên quan đến tích “Đá hòn vọng phu” của người Chăm - một câu chuyện cảm động về sự chờ đợi của người vợ. Nàng đã làm bánh gừng và mang lên tảng đá ngồi ăn và chờ chồng cho tới khi bị hóa đá. Người chồng lên thuyền đi chinh chiến xa mãi không trở về; người vợ ở nhà mòn mỏi chờ đợi. Mỗi chiều, người chinh phụ làm bánh ginrong laya đi xuống bãi biển ném xuống nhờ loài cá gửi đi cho chồng với lời nhắn nhủ mong chóng trở về sum họp. Lâu ngày, bánh ginrong laya hóa thành san hô trùng trùng dưới đáy biển Cà Ná với nhiều hình thù đẹp, lạ và bắt mắt…

https://cdn.noron.vn/2021/08/09/dn597amthuc060315banh-gung-2-1628476554.jpg
Từ khóa: 

văn hóa

,

ẩm thực