Nên thật giỏi một lĩnh vực, hay mỗi lĩnh vực biết một ít?

  1. Hướng nghiệp

Từ khóa: 

phát triển chiều rộng

,

phát triển chiều sâu

,

phát triển bản thân

,

hướng nghiệp

Thời gian đầu tôi chỉ tập trung vào mỗi lĩnh vực chuyên môn để làm sao đạt được những kỹ năng am hiểu nhất, nhưng từ lúc có cơ duyên đọc được quyển Tôi tự học của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần thì tôi đã điều chỉnh lại khái niệm giỏi của mình cho trọn vẹn hơn. Cụ dạy rằng để gọi là chuyên sâu am tường một lĩnh vực nào đó, chỉ học về nó thôi thì chưa đủ mà còn phải biết nghiên cứu cả những lĩnh vực khác có riềng nối quan trọng đến chuyên môn chính. Vì không môn nào có thể đứng độc lập mà tồn tại, mọi thứ trên đời như những mắc xích, cái này ảnh hưởng đến cái kia, cái kia lại chi phối cái nọ. Như tôi làm về thiết kế thương hiệu thì cũng phải học luôn về tác động kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, tâm lý học tiêu dùng, tâm lý học lựa chọn, thiết lập quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro công việc, xu hướng thương mại, khẩu vị đánh giá thị giác của người Việt, tương lai triển vọng ngành sau đại dịch,... Chính nhờ thay đổi tư duy này mà tôi đã gặt hái được những bước tiến quan trọng trong nghề. Tôi tin giỏi một lĩnh vực và giỏi luôn những lĩnh vực khác có liên quan sâu sắc đến nó thì chân trời sẽ mở rộng hơn bao giờ hết. 
Trả lời
Thời gian đầu tôi chỉ tập trung vào mỗi lĩnh vực chuyên môn để làm sao đạt được những kỹ năng am hiểu nhất, nhưng từ lúc có cơ duyên đọc được quyển Tôi tự học của cụ Thu Giang Nguyễn Duy Cần thì tôi đã điều chỉnh lại khái niệm giỏi của mình cho trọn vẹn hơn. Cụ dạy rằng để gọi là chuyên sâu am tường một lĩnh vực nào đó, chỉ học về nó thôi thì chưa đủ mà còn phải biết nghiên cứu cả những lĩnh vực khác có riềng nối quan trọng đến chuyên môn chính. Vì không môn nào có thể đứng độc lập mà tồn tại, mọi thứ trên đời như những mắc xích, cái này ảnh hưởng đến cái kia, cái kia lại chi phối cái nọ. Như tôi làm về thiết kế thương hiệu thì cũng phải học luôn về tác động kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, tâm lý học tiêu dùng, tâm lý học lựa chọn, thiết lập quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro công việc, xu hướng thương mại, khẩu vị đánh giá thị giác của người Việt, tương lai triển vọng ngành sau đại dịch,... Chính nhờ thay đổi tư duy này mà tôi đã gặt hái được những bước tiến quan trọng trong nghề. Tôi tin giỏi một lĩnh vực và giỏi luôn những lĩnh vực khác có liên quan sâu sắc đến nó thì chân trời sẽ mở rộng hơn bao giờ hết. 

Biết nhiều thứ là tốt, nhưng nên tập trung vào một lĩnh vực mà bạn cảm thấy hứng thú hay lĩnh vực mà bạn nghĩ bạn đủ khả năng để phát triển. Trên trường thì lại là một môi trường khác, bạn cần học đều các môn vì đó là lúc mà bạn nạp thêm kiến thức. Không cần phải giỏi tất cả, chỉ cần học đều thôi, và đảm bảo có một môn bạn vượt trội hơn. Nếu không có hứng thú với mấy môn đó thì nghĩa là bạn ko thik cách dạy ở trường hoặc bạn thik mấy thứ nghệ thuật hơn. Làm việc mình đam mê thì sẽ có hứng thú và không cảm thấy mệt mỏi, đồng thời có động lực để vươn lên. Như tôi học đồng thời hai trường là nhạc viện với văn hóa bình thường. Học đều tất cả các môn và môn tôi vượt trội là tiếng anh. Bài tập ở nhạc viện ko ít và cx ko dễ, nhưng vì yêu thik và nó có lợi cho tương lai nên tôi đã cam tâm đồng lòng học trong cái trường rẻ jack đó 3 năm=") tới cái nhà WC cũng jack nữa=") ròi phòng còn ko cách âm ám ảnh thực sự=")

1 nghề thì sống, nhiều nghề thì chết.

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.

Đừng biết nhiều thứ quá mệt mỏi lắm. :D

Mình là cái loại người cái gì cũng biết. Nhưng cũng cần có lĩnh vực là điểm mạnh và đi vào nghiên cứu chuyên sâu như: viết review sách, quản lý tài chính, đào tạo.

Chào bạn, cá nhân mình nghĩ giỏi duy nhất một lĩnh vực thì bạn sẽ trở thành Chuyên gia còn mỗi lĩnh vực biết một ít thì bạn sẽ dễ trở thành Nhà quản lý.

Thực ra, còn tùy thuộc vào việc bạn là người có tố chất như thế nào, vì nếu phát triển phù hợp theo thiên hướng tự nhiên thì sẽ đạt được thành tựu tối đa. Còn phát triển theo ước vọng của bản thân thì thường dễ thiếu sót, được mặt này, hỏng mặt nọ.

Theo mình thì mỗi người nên trang bị cho mình những điểm mạnh riêng hay thực sự chuyên sâu và làm thật tốt về 1 hay 1 vài lĩnh vực cụ thể. Sau đó có thể trau dồi thêm các kiến thức khác hữu ích, phụ vụ công việc và sở thích của bản thân.

Nếu mỗi thứ bạn chỉ biết 1 ít thì rất khó để bạn được đánh giá cao và thực sự có 1 công việc phù hợp.

Mổi lĩnh vực biết 1 chút cũng nên. Nhưng phải giỏi không cần chuyên sâu. Thì cuộc đời này bạn đi đâu cũng sống được mà gặp người nào cũng nói chuyện được giao lưu được :))) sao này cũng dễ thăng tiến làm quản lý rồi không chừng lên làm lãnh đạo cơ ấy.

Theo mình thì giỏi hẳn 1 thứ, biết thêm 1 thứ gọi là nghề tay trái nữa là đủ