Kỹ năng ăn nhậu với khách hàng, đối tác và sếp?

  1. Kỹ năng mềm

Ăn nhậu được coi là một kỹ năng mềm khá quan trọng trong làm việc. Các bác cho em xin kinh nghiệm, quy tắc giao lưu trên bàn tiệc, bữa nhậu với đồng nghiệp, sếp và khách hàng đi ạ.

https://cdn.noron.vn/2022/05/06/5594529712939000-1651807405_1024.jpg
Từ khóa: 

kỹ năng ăn nhậu

,

kỹ năng ứng xử

,

kỹ năng mềm

Mình không phải là người cổ xúy rượu bia nhưng đôi lúc uống một chút cùng giúp bản thân và mọi người đều vui vẻ hơn. Còn không vui thì mình không uống thôi:)). Mình có một vài cách xử lý bạn có thể tham khảo như sau: 

  • Cách sắp xếp chỗ ngồi trong buổi tiệc
    - Xếp chỗ ngồi cho các thành phần tham dự buổi tiệc.
    - Chỗ ngồi thoải mái cách nhau 0.6-0.7 mét.
    - Xếp hàng trong ngoại giao: Vị trí bên phải long trọng hơn bên trái.
    - Nên xếp xen kẽ giữa tốp nam và nữ, khách mời và chủ, nhóm thân quen và khách mới gặp lần đầu.
    - Ưu tiên cho nữ lãnh đạo nếu cùng chức vị và tầm quan trọng.
    - Ưu tiên khách nếu cùng chức vị và tầm quan trọng.
    - Chủ tiệc nên ở vị trí trung tâm.
    - Các vị trí quan trọng sẽ xếp theo thứ tự càng gần chủ tiệc càng tốt.
  • Trang phục trong buổi tiệc
    - Trang phục phù hợp với không khí buổi tiệc, đúng quy cách.
    - Nếu chủ tiệc yêu cầu về trang phục thì nên mặc đúng theo yêu cầu của chủ tiệc.
    - Tùy thuộc vào văn hóa của từng nơi, tính chất của buổi tiệc để chọn trang phục.
    Ví dụ: Khi đi đám cưới nên mặc màu sáng, đi đám ma nên mặc màu tối, đơn giản. Đến các buổi tiệc sang trọng đàn ông nên mặc vest, giày tây, phụ nữ mặc đầm dạ hội, giày cao gót, tránh những trang phục bó sát hoặc quá ngắn.
    - Đối với nam: Nên mặc Vest, đi giày tây, quần âu, áo sơ mi.
    - Đối với nữ: Nên mặc trang phục sạch sẽ gọn gàng phù hợp với buổi tiệc nên đi giày cao gót.
  • Nguyên tắc ứng xử trong buổi tiệc
    Nguyên tắc ăn uống
    - Không ép rượu, hãy uống từ tốn. Tuyệt đối không để say rượu. Nếu uống rượu bia với sếp, tiền bối, người mà bạn tôn trọng hơn nên hạ thấp ly rượu hơn ly rượu của của mình và nâng ly bằng 2 tay. 
    - Khi ăn không để đĩa sang bên vị trí ăn của người khác.
    - Khi ăn, dĩa phải được úp xuống.
    - Không phát ra tiếng động khi dùng bữa.
    - Cầm dĩa bằng tay trái, dao bằng tay phải.
    - Khi ăn xong, dao, dĩa và muỗng phải để song song trên đĩa, tuyệt đối không đan chéo vào nhau.
    - Sử dụng hết toàn bộ thức ăn.
    - Chủ tiệc không được dùng xong trước khách.
    Nguyên tắc giao tiếp
    - Không tì, tựa tay lên bàn.
    - Không nói chuyện chính trị, những chuyện bí mật.
    - Ra ngoài nên xin phép chủ tiệc.
    - Nên nói những chuyện vui vẻ trong buổi tiệc.
    - Không đưa ra những vấn đề nghiêm trọng, phức tạp, rắc rối, không hứa, ra quyết định trên bàn tiệc.
    - Mọi quyết định, ý kiến nên làm trước khi nhập tiệc.
    - Trong bữa tiệc, người quan trọng nhất buổi tiệc được quyền ra quyết định.
    - Trong bữa tiệc chào để trao đổi cardvisit.
    - Nếu buổi tiệc đông người sẽ phân theo khu và nên chào từng khu.
    - Khi chủ tiệc hoặc khách chính phát biểu và chúc rượu, mọi người nên tạm dừng cơm, ngừng nói chuyện, chú ý lắng nghe.
    - Sau khi phát biểu xong, chủ tiệc và khách chính mời rượu, mọi người nên đứng dậy nâng ly.
  • Quan trọng nhất vẫn lại lựa chọn cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh các nguyên tắc chỉ mang tính tham khảo. Theo trải nghiệm cá nhân thì mình thấy nhưng nguyên tắc trên tương đối là phù hợp và dùng được cho nhiều hoàn cảnh khác nhau. 

Ngoài ra thì cũng nên biết bản thân mình có khả năng uống đến đâu để mà ứng phó. Nếu nhưng không uống được thì bày tỏ thẳng thắn là không uống được vì dù sao thật thà là cha quỷ quái mà, vì có khi ngồi cùng nhậu mình toàn là mấy ông đầu có sỏi trông tưởng say mà chưa hề say, nên là "lươn" với họ thì lợi bất cập hại. Nhưng mà đôi lúc cần phải học cách mồm miệng đỡ rượu bia:)). 

Trả lời

Mình không phải là người cổ xúy rượu bia nhưng đôi lúc uống một chút cùng giúp bản thân và mọi người đều vui vẻ hơn. Còn không vui thì mình không uống thôi:)). Mình có một vài cách xử lý bạn có thể tham khảo như sau: 

  • Cách sắp xếp chỗ ngồi trong buổi tiệc
    - Xếp chỗ ngồi cho các thành phần tham dự buổi tiệc.
    - Chỗ ngồi thoải mái cách nhau 0.6-0.7 mét.
    - Xếp hàng trong ngoại giao: Vị trí bên phải long trọng hơn bên trái.
    - Nên xếp xen kẽ giữa tốp nam và nữ, khách mời và chủ, nhóm thân quen và khách mới gặp lần đầu.
    - Ưu tiên cho nữ lãnh đạo nếu cùng chức vị và tầm quan trọng.
    - Ưu tiên khách nếu cùng chức vị và tầm quan trọng.
    - Chủ tiệc nên ở vị trí trung tâm.
    - Các vị trí quan trọng sẽ xếp theo thứ tự càng gần chủ tiệc càng tốt.
  • Trang phục trong buổi tiệc
    - Trang phục phù hợp với không khí buổi tiệc, đúng quy cách.
    - Nếu chủ tiệc yêu cầu về trang phục thì nên mặc đúng theo yêu cầu của chủ tiệc.
    - Tùy thuộc vào văn hóa của từng nơi, tính chất của buổi tiệc để chọn trang phục.
    Ví dụ: Khi đi đám cưới nên mặc màu sáng, đi đám ma nên mặc màu tối, đơn giản. Đến các buổi tiệc sang trọng đàn ông nên mặc vest, giày tây, phụ nữ mặc đầm dạ hội, giày cao gót, tránh những trang phục bó sát hoặc quá ngắn.
    - Đối với nam: Nên mặc Vest, đi giày tây, quần âu, áo sơ mi.
    - Đối với nữ: Nên mặc trang phục sạch sẽ gọn gàng phù hợp với buổi tiệc nên đi giày cao gót.
  • Nguyên tắc ứng xử trong buổi tiệc
    Nguyên tắc ăn uống
    - Không ép rượu, hãy uống từ tốn. Tuyệt đối không để say rượu. Nếu uống rượu bia với sếp, tiền bối, người mà bạn tôn trọng hơn nên hạ thấp ly rượu hơn ly rượu của của mình và nâng ly bằng 2 tay. 
    - Khi ăn không để đĩa sang bên vị trí ăn của người khác.
    - Khi ăn, dĩa phải được úp xuống.
    - Không phát ra tiếng động khi dùng bữa.
    - Cầm dĩa bằng tay trái, dao bằng tay phải.
    - Khi ăn xong, dao, dĩa và muỗng phải để song song trên đĩa, tuyệt đối không đan chéo vào nhau.
    - Sử dụng hết toàn bộ thức ăn.
    - Chủ tiệc không được dùng xong trước khách.
    Nguyên tắc giao tiếp
    - Không tì, tựa tay lên bàn.
    - Không nói chuyện chính trị, những chuyện bí mật.
    - Ra ngoài nên xin phép chủ tiệc.
    - Nên nói những chuyện vui vẻ trong buổi tiệc.
    - Không đưa ra những vấn đề nghiêm trọng, phức tạp, rắc rối, không hứa, ra quyết định trên bàn tiệc.
    - Mọi quyết định, ý kiến nên làm trước khi nhập tiệc.
    - Trong bữa tiệc, người quan trọng nhất buổi tiệc được quyền ra quyết định.
    - Trong bữa tiệc chào để trao đổi cardvisit.
    - Nếu buổi tiệc đông người sẽ phân theo khu và nên chào từng khu.
    - Khi chủ tiệc hoặc khách chính phát biểu và chúc rượu, mọi người nên tạm dừng cơm, ngừng nói chuyện, chú ý lắng nghe.
    - Sau khi phát biểu xong, chủ tiệc và khách chính mời rượu, mọi người nên đứng dậy nâng ly.
  • Quan trọng nhất vẫn lại lựa chọn cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh các nguyên tắc chỉ mang tính tham khảo. Theo trải nghiệm cá nhân thì mình thấy nhưng nguyên tắc trên tương đối là phù hợp và dùng được cho nhiều hoàn cảnh khác nhau. 

Ngoài ra thì cũng nên biết bản thân mình có khả năng uống đến đâu để mà ứng phó. Nếu nhưng không uống được thì bày tỏ thẳng thắn là không uống được vì dù sao thật thà là cha quỷ quái mà, vì có khi ngồi cùng nhậu mình toàn là mấy ông đầu có sỏi trông tưởng say mà chưa hề say, nên là "lươn" với họ thì lợi bất cập hại. Nhưng mà đôi lúc cần phải học cách mồm miệng đỡ rượu bia:)). 

Những cách từ chối mà không làm mất lòng:

– Từ chối bằng thức uống khác: Nên thủ sẵn soda hoặc nước suối để giơ lên nâng cốc cùng mọi người với lời xin phép: “Tôi nghĩ là mình uống đủ rồi, nên xin được tiếp vui bằng cốc nước này!”.

– Từ chối bằng cách kéo giãn thời gian uống: Viện cớ như quá no bụng rồi, cần đi “xả nước cứu thân”, hoặc chỉ cầm cốc lên cụng rồi nhấp ngụm nhỏ thôi.

– Từ chối bằng cách đưa ra lý do hợp lẽ: “Để đảm bảo hòa khí thì tôi uống, nhưng để đảm bảo an toàn thì tôi uống ít” chẳng hạn. Hoặc có thể viện lý do nào đó để thoái thác như phải lái xe, đang điều trị chữa đau dạ dày,...

Cách mời rượu sếp

Cách mời rượu sếp hay cách mời uống rượu với những người cùng bàn có nhiều phương pháp khác nhau. Tùy vào từng thời điểm bạn nên áp dụng cho phù hợp với ngữ cảnh và văn hóa ứng xử của mỗi vùng miền.

Khi vào bàn tiệc nếu bạn là người nhỏ tuổi nhất:

Nên chuẩn bị bát đũa, chén cho những người lớn tuổi hơn. Luôn là người rót rượu cho người lớn tuổi hơn mình. Khi nâng ly nên dùng 2 tay nâng. Khi chạm chén nên để chén mình thấp hơn chén người lớn tuổi. Khi vào bàn tiệc với đối tác và sếp. Khi nâng ly nên dùng 2 tay để tỏ sự tôn trọng.

Khi chạm chén với đối tác thì để ly rượu cao bằng nhau ( thể hiện sự ngang bằng trong làm ăn, không lép vế ) Khi nâng ly với sếp nên để ly thấp hơn (thể hiện địa vị và cấp bậc).

Khi rót rượu bia cho sếp nên rót vơi, không rót đầy nhưng lưu ý không vơi quá so với người cùng uống. Trong những hoàn cảnh thích hợp nên “ đỡ” rượu hộ sếp, thay mặt sếp mời các đối tác.

Không nên đề cập đến chuyện làm ăn ngay khi đối tác chưa “ bật đèn xanh “. Nên nói về những chuyện vui, chủ đề hài hước, sở thích hay vấn đề mà đối tác quan tâm, hiểu biết nhiều. Nên chủ động mời rượu khi bạn còn tỉnh táo để mỗi lời nói ra không bị “ hớ”.

Ngoài ra, điều quan trong hơn cả là bạn phải chú ý lời nói của mình. Các cụ có câu “ lời mời cao hơn mâm cỗ” vì vậy mỗi lời bạn nói khi mời rượu sếp, khi tiếp rượu hay từ chối uống cũng phải làm sao để người nghe cảm thấy hài lòng. Tránh những lời nói đả kích, thiếu tôn trọng hay thách thức người cùng uống.

Một số lời mời uống rượu hay bạn có thể tham khảo:

Nâng ly vì: thành công của dự án này, vì món mới, vì tình anh em, vì sinh nhật, vì lý do của buổi nhậu..
Có chén rượu em xin chúc sếp, anh, chị… sức khỏe thành công ( chúc gì mà người bạn chúc chưa có hoặc đang mong muốn ).

Khi trên bàn nhậu có nhiều người, nếu muốn uống riêng với ai thì nên nói: Xin phép ( những người cùng ngồi ) em xin uống riêng với ( người bạn mời ) chén rượu…

Còn rất nhiều lời nói hay khác, bạn có thể áp dụng linh hoạt trong mỗi hoàn cảnh khác nhau.

Ở Việt Nam thì những bữa tiệc hay vài cuộc nhậu sẽ giúp chúng ta gần nhau hơn. Tuy nhiên, tất cả đều có 2 mặt và chén rượu cũng vậy, nếu tốt nó sẽ giúp ta suôn sẻ trong mọi vấn đề, ngược lại đôi khi chén rượu sẽ khiến ta thất bại nặng nề. Không quá lời khi nói rằng cách cư xử của bạn trong một bữa nhậu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự nghiệp sau này của bạn.

Vậy làm thế nào để có thể phát huy được tác dụng của nó, đây hoàn toàn là những kỹ năng mềm cần phải bồi dưỡng để nâng cao kinh nghiệm đi tiếp khách với sếp. Dưới đây là những tip sẽ giúp bạn ứng xử khéo léo trên bàn tiệc với khách hàng, đối tác, sếp.

Lưu về vị trí ngồi

Khi bạn đến dự một bữa tiệc nhậu với sếp hoặc khách hàng của mình, hãy lưu ý về vị trí ngồi. Nói cách khác, bạn phải cẩn thận nơi bạn ngồi, nên tránh những vị trí trung tâm của bữa tiệc, chỉ nên ngồi xung quanh nó.

Chờ sếp khơi mào trước rồi mới đến mình đi mời rượu

Bước đầu tiên khi nhập vào bàn tiệc là phải chuẩn bị muỗng, đũa, chén, ly,… trước.

Rót rượu ½ ly, chờ các sếp khơi mào. Không mời lãnh đạo bên khách trước khi sếp mời và phải chờ người cấp cao hơn mình mời hết rồi đến lượt mình. Trong thời gian đó có thể nói chuyện với cấp dưới bên kia.

Chủ động rót rượu, mời các vị cấp cao trước khi họ mời mình, đây được xem là một sự tôn trọng đến những người có chức vụ cao trong công ty và đối tác.

Cách rót rượu bia sao cho chuẩn trên bàn tiệc

Giữ ly bằng cả hai tay khi rót rượu, đây là luật tuyệt đối phải làm khi rót rượu, bia cho cấp trên, bạn hãy cầm bằng cả hai tay để thể hiện sự kính trọng, lịch sự. Sẽ rất bất lịch sự nếu cầm một tay và rót.

Nếu rót bia nên để tỉ lệ 7 bia 3 bọt như thế chất lượng bia mới tốt.

https://cdn.noron.vn/2022/05/15/cach-tu-choi-ruou-cua-con-gaijpg-1652601663.webp

Hãy uống nhiều nhất có thể

Khi nâng ly chúc mừng hãy uống nhiều nhất có thể để thể hiện sự nhiệt tình của mình nhé.

Chủ động gọi nhắc thức ăn lên bàn

Khi bạn gọi đồ hãy nhớ những gì mình đã gọi, khi đồ lên hãy nhẩm lại mọi thứ xem nhân viên đã mang đủ mọi thứ lên chưa, nếu chưa đủ hãy nhắc nhở nhân viên với thái độ thân thiện.

Chủ động gắp thức ăn cho sếp và đối tác

Trong các bữa tiệc nhậu, các món ăn trong đĩa thường được dọn ra, nhưng trong nhiều trường hợp, cách bày đĩa thức ăn của bạn nhân viên sẽ không hợp lý. Lúc này, bạn nên chủ động gắp, chia thức ăn cho những người quan trọng trên bàn tiệc.

Lưu ý, khi chia đồ ăn, không dùng đũa của chính mình mà hãy dùng một đôi đũa riêng. Đó chính là một trong những

nghệ thuật giao tiếp
trên bàn tiệc văn minh lịch sự
bạn cần note lại.

Hãy để ý đến đồ uống của sếp

Bạn nên để mắt đến đồ uống của sếp và đối tác trên bàn tiệc. Về cơ bản, bạn cần rót đồ uống trên bàn cho sếp hoặc nghe gọi đồ uống mới ngay trước khi hết đồ uống.

Một điều nữa mà bạn phải cẩn thận ở đây là tôn trọng ý muốn của những khách trên bàn nhậu. Trước khi rót rượu mới vào cốc, hãy hỏi lại cấp trên có chắc chắn muốn uống loại rượu đó không. Nếu cấp trên nói muốn uống một loại rượu mới, hãy gọi một loại rượu mới.

Đặt sếp làm trung tâm

Khi đi tiếp khách, nếu thấy sếp không ổn phải đứng ra ngay thay sếp uống, mời chào đối tác, khách hàng. Thấy sếp có hiện tượng muốn về là chuẩn bị xin phép về ngay, khi sếp ra khỏi cửa bạn phải có mặt đằng sau để ra xe cùng sếp. Nhiều bạn hăng uống quên cả sếp, để sếp ra xe chờ là điều tối kỵ.

Một số biện pháp giúp bạn đỡ say hơn:

  • Trước khi uống rượu hãy ăn một số thực phẩm giàu chất béo, bánh mì nướng, uống sữa, hoa quả giàu vitamin,…
  • Trong khi nhậu hãy uống chậm, uống thêm nhiều nước, chọn đồ uống chứa cồn nhẹ, nói chuyện nhiều với đối tác,…
Mình luôn nhớ khi nhậu luôn cầm ly hay cốc luôn bằng 2 tay cùng vs việc hạ thấp ly xuống 1 chút cùng vs bắt tay bằng 2 tay không quá chặt hay quá lỏng.

Mình có đọc được 1 cái quy tắc trên bàn tiệc trong công ty thì sếp sẽ mời trước rồi mới đến nhân viên chứ ngược lại là không tôn trọng/không phù hợp. Hay kể cả ăn cỗ trong dòng họ cũng vậy. Các bác lớn sẽ mời trước rồi mới đến mấy đứa trẻ như mình.

Có đúng không nhỉ? Các bác đi qua cho mình xin ý kiến ^^

Với việc giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng thì kèo nhậu là ko thể thiếu, thậm chí là luật bất thành văn, nhậu được thì hòa nhập nhanh hơn và dễ hơn. Là người từng ký nhiều hợp đồng trên bàn nhậu, mình có vài lời cho bạn:

  1. Hoặc là bạn nên tự thú vs đối tác rằng bạn tửu lượng thấp rồi uống lai rai, mình cứ thành thực từ trước thì sẽ ổn hơn là cố rồi gục sớm
  2. Nếu k được thì phải lươn thôi, tráo rượu, đổ rượu, thuốc chống say các kiểu có hết mà
Bản thân mình thì lại cho rằng đây không hẳn là kỹ năng mềm bắt buộc cần thiết cho công viêc.
Quan trọng nhất vẫn là anh có sẵn sàng giữ vững lập trường "không nhậu" hay không thôi. Tôi là 1 người không nhậu, công ty tôi đang làm cũng có "truyền thống bia rượu", ý là từ mọi cuộc chơi hay cuộc họp, giao lưu, gặp gỡ đối tác mà cứ đi đến nhà hàng hay nhưng nơi khác để ăn uống thì rằng là NHẬU.
Có đợt tuyển nhân viên, đặc biệt là trợ lý, một trong những câu hỏi phỏng vấn đầu tiên là: bạn nhậu được bao nhiêu? (không phải là "Có biết nhậu hay không?" nhé).
Nhưng tôi vẫn kiên quyết không uống - dù trong bất kì tình huống nào, từ tụ tập anh em đồng nghiệp cho đến đi tiếp khách. Và hiện tại sau hơn 10 năm công tác, mọi người vẫn tôn trọng tôi vì tôi không nhậu, tôn trọng tôi vì kinh nghiệm làm việc của tôi. Kết lại, nhậu hay không là do anh, không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh.