Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội ai có quyền cao hơn?

  1. Tin Tức

  2. Xã hội

Từ khóa: 

thủ tướng

,

chủ tịch nước

,

tổng bí thư

,

chủ tịch quốc hội

,

tứ trụ

,

tin tức

,

xã hội

Theo lý thuyết thì chủ tịch nước có quyền lớn hơn thủ tướng, có quyền đề nghị miễn nhiệm thủ tướng.

1. Chủ tịch nước: Theo Hiến pháp 2013, chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho quốc gia về đối nội, đối ngoại.

Các quyền hạn của chủ tịch nước được ghi rõ trong Hiến pháp, có điều chỉnh và thay đổi qua các lần sửa đổi Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 nhưng về cơ bản Chủ tịch nước có nhiều quyền hạn, tiêu biểu như:

  • Ban bố các đạo luật đã được quốc hội thông qua.

  • Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự của nhà nước.

  • Ký đặc xá

  • Ký hiệp ước với các nước

  • Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước.

  • Tuyên chiến hoặc đình chiến, tuyên bố/hủy bỏ tình trạng chiến tranh.

  • Đề xuất bầu hoặc đề xuất miễn nhiệm thủ tướng và các vị trí cao cấp thuộc cơ quan chính phủ ra cho Quốc hội bầu.

Nguồn tham khảo:

Chương VI - Chủ tịch nước (Hiến pháp 2013)

Thời bình ngày nay, chúng ta thường thấy chủ tịch nước xuất hiện với các hoạt động như: ký tặng huân chương lao động, ký thưởng nóng SEA Game, ký đặc xá cho tù nhân các dịp 2/9, hay tiếp đón các đoàn ngoại giao các nước...

https://cdn.noron.vn/2021/10/29/250881787276-1635501176_1024.jpg

Bác Hồ Chí Minh là chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam

2. Thủ tướng: Cũng theo Hiến pháp 2013, Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Nguồn tham khảo:

Chương VII - Chính phủ (Hiến pháp 2013)

3. Một số so sánh khác quyền lực của Chủ tịch nước và Thủ tướng.

  • Theo Luật Sĩ quan quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam năm 1999: Chủ tịch nước phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng; Thủ tướng Chính phủ phong, thăng quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng

  • Theo Luật CAND năm 2005: Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm Thượng tướng, Đại tướng. Thủ tướng Chính phủ phong, thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng, Trung tướng.

Như vậy theo lý thuyết thì chủ tịch nước có quyền lớn hơn thủ tướng. Trên thực tế thủ tướng sẽ là người xuất hiện thường xuyên trên truyền thông, đứng đầu công tác điều hành chính phủ nên sẽ ghi dấu ấn và tạo ra nhiều ảnh hưởng thường xuyên, trực tiếp đến toàn bộ đất nước.

Mình thường hiểu nôm na hai vị trí này giống với chức chủ tịch và giám đốc điều hành trong doanh nghiệp.

Trả lời

Theo lý thuyết thì chủ tịch nước có quyền lớn hơn thủ tướng, có quyền đề nghị miễn nhiệm thủ tướng.

1. Chủ tịch nước: Theo Hiến pháp 2013, chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho quốc gia về đối nội, đối ngoại.

Các quyền hạn của chủ tịch nước được ghi rõ trong Hiến pháp, có điều chỉnh và thay đổi qua các lần sửa đổi Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 nhưng về cơ bản Chủ tịch nước có nhiều quyền hạn, tiêu biểu như:

  • Ban bố các đạo luật đã được quốc hội thông qua.

  • Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự của nhà nước.

  • Ký đặc xá

  • Ký hiệp ước với các nước

  • Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước.

  • Tuyên chiến hoặc đình chiến, tuyên bố/hủy bỏ tình trạng chiến tranh.

  • Đề xuất bầu hoặc đề xuất miễn nhiệm thủ tướng và các vị trí cao cấp thuộc cơ quan chính phủ ra cho Quốc hội bầu.

Nguồn tham khảo:

Chương VI - Chủ tịch nước (Hiến pháp 2013)

Thời bình ngày nay, chúng ta thường thấy chủ tịch nước xuất hiện với các hoạt động như: ký tặng huân chương lao động, ký thưởng nóng SEA Game, ký đặc xá cho tù nhân các dịp 2/9, hay tiếp đón các đoàn ngoại giao các nước...

https://cdn.noron.vn/2021/10/29/250881787276-1635501176_1024.jpg

Bác Hồ Chí Minh là chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam

2. Thủ tướng: Cũng theo Hiến pháp 2013, Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Nguồn tham khảo:

Chương VII - Chính phủ (Hiến pháp 2013)

3. Một số so sánh khác quyền lực của Chủ tịch nước và Thủ tướng.

  • Theo Luật Sĩ quan quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam năm 1999: Chủ tịch nước phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng; Thủ tướng Chính phủ phong, thăng quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng

  • Theo Luật CAND năm 2005: Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm Thượng tướng, Đại tướng. Thủ tướng Chính phủ phong, thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng, Trung tướng.

Như vậy theo lý thuyết thì chủ tịch nước có quyền lớn hơn thủ tướng. Trên thực tế thủ tướng sẽ là người xuất hiện thường xuyên trên truyền thông, đứng đầu công tác điều hành chính phủ nên sẽ ghi dấu ấn và tạo ra nhiều ảnh hưởng thường xuyên, trực tiếp đến toàn bộ đất nước.

Mình thường hiểu nôm na hai vị trí này giống với chức chủ tịch và giám đốc điều hành trong doanh nghiệp.

Về lý thuyết là Chủ tịch nước có quyền hạn lớn hơn, có quyền để nghị miễn nhiệm Thủ tướng.

Điều 86 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại."

Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định: Chủ tịch nước có quyền: "Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;"

Tuy nhiên, về mặt thực quyền thì Thủ tướng chính phủ có quyền lực lớn hơn nắm quyền hành pháp trong tay.

Điều 94 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội."

Về 2 chức này chúng ta khá giống với bên Đức, tổng thống tương đương chủ tịch nước hầu như chỉ lo thay mặt đất nước về vấn đề đối ngoại, thăm hỏi.

Tuy nhiên, ở VN, Thủ tướng ko phải là nhân vật quyền lực nhất, quyền lực cao nhất của 1 đất nước nằm trong tay người nắm quân đội. Top 1 ở VN là Tổng bí thư ĐCSVN, kiêm bí thư quân ủy TW. Ngoài ra, hầu như các quyết sách quan trọng đều phải đi qua Bộ ít người/thường vụ QH, thế nên quyền lực của Thủ tướng chính phủ cũng ko lớn như nước ngoài.

Là quốc gia một đảng duy nhất, Việt Nam chọn thể chế lãnh đạo tập thể gồm "tứ trụ" theo thứ tự quyền lực:

  • Tổng bí thư
    :
    đương nhiệmNguyễn Phú Trọng
    (76 tuổi). Là chức danh cao nhất trong hệ thống chính trị tại Việt Nam, thường thì sẽ kiêm nhiệm chức danh
    Bí thư Quân uỷ Trung Ương
    là người lãnh đạo tối cao của
    Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Chủ tịch nước
    (phụ trách ngoại giao, quốc phòng)
    : đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc (66 tuổi)
  • Thủ tướng
    (phụ trách hành chính)
    : đương nhiệm Phạm Minh Chính (62 tuổi)
  • Chủ tịch Quốc hội

    (lập pháp): đương nhiệm Vương Đình Huệ (65 tuổi)

Nhìn lên trên bạn sẽ thấy, với bộ máy nhà nước Việt Nam là phân quyền chứ không tập trung quyền lực vào 1 người. Chủ tịch nước có quyền bên nhà nước, có quyền bãi nhiệm Thủ tướng (nhưng cần Quốc hội mới bãi nhiệm được).

Còn Tổng bí thư nắm trong tay quân đội thì đương nhiên với mình là to bự và có QUYỀN LỰC nhất =))))))))

https://cdn.noron.vn/2022/04/21/14391113014886062-1650517420.jpg
Tứ trụ Việt Nam hiện tại
Trên lí thuyết thì không ông nào hơn nhau cả. Nhưng cơ chế của nước ta là Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lí và nhân dân làm chủ. 
  • Đảng lãnh đạo - Tổng bí thư
  • Nhà nước quản lí - Chủ tịch nước, thủ tướng
  • Nhân dân làm chủ - CTQH (QH là dân bầu lên )
3 yếu tố 4 nhân tố tạo ra tứ trụ triều đình. Nên ông lãnh đạo trên thực tế là ông to nhất, vai trò là soi đường dẫn lối chính Tổng bí thư. 
Còn bên quản lí thì Chủ tịch nước đứng đầu nhà nước, chủ yếu là làm hình ảnh cho đất nước. Nhưng ông ý có quyền đề bạt ai làm thủ tướng (cái này liên quan tới nhân sự trong Đảng nữa nhưng không bàn tới ở đây), làm Tổng tư lệnh quân đội nữa, kiểu như phát động chiến tranh hay điều động binh lính thì phải có chữ ký của Chủ tịch nước.
Ngoài ra Chủ tịch nước nắm quyền lực bên tư pháp, ví dụ như vụ Hồ Duy Hải, muốn xét xử hay xin ân xá thì sẽ gửi thư cho Chủ tịch nước, ông ấy đồng ý là okela.
Thủ tướng thì đứng đầu chính phủ, thiên về phát triển kinh tế với lo đời sống xã hội. Hiểu nôm na là đất nước thừa cái gì thiếu cái gì, ông thủ tướng sẽ bảo các bộ nghiên cứu để báo lại với ông ý, xong ông ý sẽ đi deal kèo làm ăn với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đôi bên cùng có lợi, chính phủ có tiền để duy trì bộ máy và phát triển đất nước, doanh nghiệp có tiền cho nhân lực bên họ. Kiểu kiểu vậy.

Theo mình thủ tướng có nhiều(về số lượng) quyền hơn, đồng thời cũng cũng nhiều trách nhiệm về nhiều mảng việc hơn. Vì thủ tướng đứng đầu chính phủ, là bên thuộc về hành pháp, cần phải điều hành xã hội.

https://cdn.noron.vn/2021/11/03/2508818157580-1635938187.jpg

Chủ tịch nước ít quyền hơn nhưng là quyền to hơn. Chủ tịch nước chỉ quyết việc lớn.

Em nghĩ là thủ tướng. Đợt này bác Chính xuất hiện liên tục. Bác Phúc đã lùi về ở ẩn phía sau.

Lương chủ tịch nước cao hơn thủ tướng thì chắc Chủ tịch nước có quyền cao hơn =))

Lương của Chủ tịch nước cao nhất trong bộ máy lãnh đạo có mức 19,37 triệu đồng/tháng. Trong khi lương của Thủ tướng chỉ 18,6 triệu đồng/tháng.

Cái này không so sánh được bạn ạ. Vì Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành pháp, còn Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia và đại diện cho đất nước trên lĩnh vực đối nội và đối ngoại.

Nhưng có một quyền năng đặc biệt mà chỉ Chủ tịch nước mới có, đấy là quyền được "tha chết" cho người bị tuyên án tử hình. Những người bị tuyên án tử hình mà được Chủ tịch nước "tha chết" sẽ được giảm xuống án Chung thân ạ.

Về lý thuyết thì quốc hội đứng trên chính phủ vì thủ tướng và thành viên chính phủ do quốc hội bầu ra và có quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên chính phủ nhưng không hiểu sao thủ tướng luôn được giới thiệu trước, đi trước, đứng trước chủ tịch quốc hội.

Người nào quyết được về tiền là người đó to hơn nhé. Theo đó thì thủ tưởng sẽ mạnh hơn. Thủ tướng quyết các dự án lớn, bổ nhiệm các chủ tịch Doanh nghiệp, Tập đoàn nhà nước. Điều hành các bộ, phân bổ ngân sách cho các địa phương ...