Việc học ngoại ngữ trong tương lai có còn thật sự cần thiết khi công nghệ đang thay thế dần?

  1. Công nghệ thông tin

  2. Kỹ năng mềm

Với sự ra đời của các thiết bị phiên dịch tại chỗ, điển hình là Translaty của Nhật Bản, việc giao tiếp đa ngôn ngữ giờ đây đã trở nên thật dễ dàng, ngay cả với những người dùng chưa từng học ngoại ngữ.

Bạn chỉ cần đem theo thiết bị này mỗi khi đi du lịch hoặc công tác, thế là khỏi phải lo nghĩ về vấn đề rào cản ngôn ngữ. Giá thành của nó không mắc, rơi vào khoảng hơn 2tr VNĐ.

Trong clip dưới đây là ili - một thiết bị phiên dịch tại chỗ khác, cũng đang nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng những người thường xuyên đi du lịch hoặc công tác nước ngoài.

Vậy theo bạn, việc học ngoại ngữ trong tương lai có thực sự cần thiết, khi mà công nghệ đang dần làm việc đó cho chúng ta?

Từ khóa: 

công nghệ

,

phiên dịch

,

translaty

,

ngoại ngữ

,

học ngoại ngữ

,

công nghệ thông tin

,

kỹ năng mềm

-Mình nghĩ là còn rất cần mặc dù đã có thiết bị hỗ trợ tân tiến ngày nay. Dường như một ngoại ngữ nào cũng gắn liền với văn hoá cuả nó.l

- Học ngoại ngữ giống như bản thân đang nghiên cứu nó, học ngoại ngữ sẽ trang bị thêm nhiều kiến thức bổ trợ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, lịch sử cuả đất nước đó.

Ví dụ như nhờ học chuyên sâu tiếng anh cụ thể là kì thi Ielts, nó yêu cầu ta phải viết bài luận về một vấn đề, sự việc, tình huống buộc ta có thể từng nghe thậm chí chưa từng, để làm tốt thì tất nhiên là mình phải tìm hiểu sâu nó thông qua sách, báo. Nhờ thế trang bị thêm kiến thức văn hoá, xã hội cần thiết rất có ích công việc sau này.

- Và một điều nữa là mình nghĩ nếu mình biết nói ngoại ngữ sẽ tốt hơn bởi như thế sẽ tránh mất thời gian cuả cuộc đối thoại (Người khác nói rồi phải mất thời gian để máy dịch cho bạn, rồi đến lượt bạn) và một khó khăn khác khi sử dụng các thiết bị này là chưa đủ sức để truyền đạt ý kiến, lời nói cuả bản thân thì sao nhỉ ? Cũng nhiều ngữ cảnh trong giao tiếp mà, chắc là máy nó sẽ khó khao hết được, khó truyền tải hoàn hảo thông điệp mà bạn muốn nói cho người kia. 😂🤔😄

Trả lời

-Mình nghĩ là còn rất cần mặc dù đã có thiết bị hỗ trợ tân tiến ngày nay. Dường như một ngoại ngữ nào cũng gắn liền với văn hoá cuả nó.l

- Học ngoại ngữ giống như bản thân đang nghiên cứu nó, học ngoại ngữ sẽ trang bị thêm nhiều kiến thức bổ trợ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, lịch sử cuả đất nước đó.

Ví dụ như nhờ học chuyên sâu tiếng anh cụ thể là kì thi Ielts, nó yêu cầu ta phải viết bài luận về một vấn đề, sự việc, tình huống buộc ta có thể từng nghe thậm chí chưa từng, để làm tốt thì tất nhiên là mình phải tìm hiểu sâu nó thông qua sách, báo. Nhờ thế trang bị thêm kiến thức văn hoá, xã hội cần thiết rất có ích công việc sau này.

- Và một điều nữa là mình nghĩ nếu mình biết nói ngoại ngữ sẽ tốt hơn bởi như thế sẽ tránh mất thời gian cuả cuộc đối thoại (Người khác nói rồi phải mất thời gian để máy dịch cho bạn, rồi đến lượt bạn) và một khó khăn khác khi sử dụng các thiết bị này là chưa đủ sức để truyền đạt ý kiến, lời nói cuả bản thân thì sao nhỉ ? Cũng nhiều ngữ cảnh trong giao tiếp mà, chắc là máy nó sẽ khó khao hết được, khó truyền tải hoàn hảo thông điệp mà bạn muốn nói cho người kia. 😂🤔😄

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, thật tiện khi giờ đã có thiết bị hỗ trợ. Nhưng đằng sau ngôn ngữ là văn hóa, nên việc học ngoại ngữ sẽ khiến mình hiểu nền văn hóa đó một cách gần nhất.

Nếu bạn chỉ nói về giao tiếp cơ bản thì có nhiều bạn trả lời rồi. Mình thêm một ít ý từ cái nhìn cá nhân: là người chuyên tiếng Latinh, mình không tin công nghệ có thể bao giờ khiến con người ngừng học ngoại ngữ, nhất là đối với những cổ ngữ như La Ngữ. Dĩ nhiên còn rất nhiều mặt khác nhưng mình nói ví dụ văn học. Nếu bạn chỉ đọc bản dịch, bạn không thể nào thực sự cảm thụ hết được: ví dụ sự khôn khéo trong cách dùng ngữ pháp, sự sáng tạo trong cách dùng từ, sự hài hước trong chơi chữ,... Bạn bỏ lỡ rất nhiều. Ngoài ra, khi công nghệ càng ngày càng hiện đại, thì những ngành mang tính sáng tạo sẽ lại có cuộc phục hưng, trở thành xu hướng nóng! Nếu bạn chuyên Cổ điển học và biết tiếng Latinh, bạn có lợi thế cực kì khi nghiên cứu văn học, lịch sử, âm nhạc, nghệ thuật, ... Công nghệ đâu có giúp bạn được những thứ đó.

công nghệ thậm chí có thể đi xa hơn nữa kia

đề văn đại học thiên tân trung quốc 2014:

"tưởng tượng một ngày bộ óc con người được cấy một siêu chip thông minh, giúp ngay cho cả một bà lão cũng có thể am tường mọi vấn đề, lĩnh vực trong cuộc sống. Không ai còn cần phải học tập. Hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn" 

một con chip như vậy đang được đội của ElonMusk  mày mò ở công ty neuralink, và một số starup khác tương tự cũng đang nghiên cứu.

Cơ mà coi như đến lúc đó, khi không cần học ngoại ngữ vẫn giao tiếp toàn cầu được, vẫn có người học tập ngôn ngữ, vì việc học bản thân nó cũng thú vị
giống như ebook làm cho sách giấy trở thành thú vui 
điện thoại tin nhắn làm cho thư tay trở nên ý nghĩa hơn 
chỉ là chúng sẽ giảm dần tỉ trọng, cái đơn giản tiện lợi đương nhiên sẽ là xu thế chính trong cuộc sống rồi :D 

Có chứ, học ngoại ngữ đâu chỉ là công cụ giao tiếp mà nó còn là cách làm giàu kiến thức của bản thân. Bạn thử tưởng tượng xem, những tài liệu chất lượng, cập nhật xu thế phần lớn là là bằng ngoại ngữ. Nếu có ngoại ngữ, bạn sẽ tiếp thu kiến thức trong những văn bản đó tốt hơn, có chiều sâu hơn, và khi đó người hưởng lợi là bạn. 

Chào bạn, mình nghĩ mọi phần mềm và tiện ích hiện đại đều rất hại điện. Bởi khi bạn phụ thuộc vào chúng thì chúng lại phụ thuộc vào năng lượng. Bạn cũng có thể nghiên cứu cách tự tạo ra năng lượng hoặc mua kèm theo loạt phụ kiện tích trữ, dự phòng năng lượng nếu muốn. Thêm vào đó, bạn có thể cân nhắc mang theo các công cụ thu phát sóng internet di động và đầu tư thiết bị của bản thân cho phù hợp với các phần mềm được cập nhật liên tục. Đó là cách thứ nhất.

Cách thứ hai là bạn học ngoại ngữ.

Nếu có cá cược về trận chiến giữa Superman và Ironman trong thời kì năng lượng, tài nguyên khan hiếm, thì mình chọn Superman.

Chúc bạn có lựa chọn sáng suốt.

Ý kiến của mình thì như 1 số ý của các bạn ở trên, chỉ có bổ sung nhỏ là dù thế nào thì các thiết bị cũng ko thể thay thế hoàn toàn được, vì ngôn ngữ của con người đâu chỉ là lời nói mà còn có cảm xúc, cử chỉ và ngôn ngữ về hình thể.

Thế nên việc học giao tiếp vẫn luôn quan trọng, là chìa khóa để ta có thể tiếp cận đến các nguồn tri thức khác nhau.

Công nghệ tương lai có thể thay thế được tất cả điều này, nhưng sẽ còn rất rất xa nữa...

Làm mình nhớ đến Bác Sĩ Jack mặt thẹo trong cơn bão vì ko đem bộ đồ nghề mà lỡ mất cơ hội cứu một mạng người.
Công cụ là vật ngoại thân. Cái cần tập trung là sức mạnh nội tại. 

Không học ngoại ngữ mà đòi làm việc hoặc học thì hơi khó nhé, bạn có thể lên google search các trang dịch ra nhưng bạn ơi, bạn ngồi ký kết hợp đồng với ai đó hoặc đi phỏng vấn người ta có cho bạn cầm các thiết bị điện tử không, có ai rảnh ngồi đợi bạn search rồi nói cho người ta biết không, bạn làm vậy mà coi được chắc:)) Chưa kể mấy cái từ chuyên ngành học thuật bạn dùng translate chắc nó ra đúng nghĩa:)) Có khi bạn còn bị cười vô mặt ấy chứ vì sai chính tả:)) Bạn tôn trọng người ta thì ít nhất bạn cũng phải biết dùng giao tiếp cơ bản chứ đừng có mà dùng phần mềm dịch :)) Còn ra đời nếu bạn nói được tiếng của nước người ta thì người ta sẽ có 1 cái nhìn thiện cảm hơn những người cầm phần mềm :)) Thái độ là thứ quan trọng nhất

Phần mềm phiên dịch được nhưng không truyền tải được một thứ đó là cảm xúc.

Tại sao ngôn ngữ lại quan trọng vì nó biểu đạt được cảm xúc hàm chứa bên trong.

Một câu xin chào kèm nụ cười sẽ khác một câu xin chào như cái máy.

Do đó vẫn cần học, thậm chí học nhiều hơn 2 ngoại ngữ vì tương lai chúng ta sẽ cần hoà nhập nhiều hơn, vươn ra biển lớn hơn bạn ạ.