Xuất khẩu bẹ chuối, xuất khẩu lá chuối

  1. Nông nghiệp

Thân cây chuối chở từ ngoài bãi về, bổ làm bốn, tách bẹ và đưa vào máy ép sợi. Sợi chuối được phân loại và đưa lên giàn, phơi khô, sau đó bó lại và đưa vào máy quay sợi. Phần lõi trong cùng thân chuối là phần có thể thu được sợi mềm và dẻo nhất, lớp vỏ ngoài cùng lại cho sợi cứng và dày nhất. Người trồng chuối ở Khai Thái không nghĩ có ngày những thân chuối vứt bỏ kia lại được tận dụng để làm ra nhiều sản phẩm có giá trị đến vậy, vừa giảm ô nhiễm môi trường, vừa tạo động lực làm việc cho bà con.

Nhìn ra thế giới, từ thời xa xưa, ở Nhật và Nepan, sợi chuối đã được sử dụng phổ biến để làm miếng lót bàn, thảm trải sàn và mái che. Người Nhật từ thế kỷ XIII đã biết trồng chuối lấy sợi để dệt vải may quần áo và làm đồ gia dụng. Đến thế kỉ XIX, sợi chuối (sợi abaca) đã được sử dụng làm dây thừng trên các con tàu biển. Ngày nay, ít ai biết rằng để sản xuất được chiếc ôtô Mercedes Benz người ra cũng cần đến loại sợi này.

Hiện tại, Ấn Độ và Trung Quốc là những nước có diện tích trồng chuối lớn nhất thế giới. Thị trường sợi chuối đã hình thành và phát triển khoảng 15 - 20 năm nay và ngày càng sôi động với sự góp mặt của những ông lớn xuất khẩu sợi chuối thô hàng đầu thế giới như Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc, mỗi năm thu hàng tỷ USD.

Sợi chuối đang nhanh chóng có mặt ngày một phổ biến trong các hoạt động sống của con người. Không những dẻo dai, thấm hút tốt, chống cháy, sợi chuối còn kháng nấm mốc, thoáng khí, rất nhẹ, cách âm, cách điện. Với những đặc tính ưu việt đó, bất cứ thứ gì làm từ sợi bông, sợi gai, sợi len, tre hay gỗ, cũng đều đang được thử nghiệm làm từ sợi chuối. Sợi chuối hiện đã có mặt trong hàng vạn sản phẩm, vật phẩm tiêu dùng như tiền giấy, giấy in, giấy gói, giấy túi lọc, chỉ may, vải, lốp xe hơi, ván ép cao cấp dùng trong du thuyền…

Loại sợi này có thể được sử dụng để thay thế bất cứ thứ gì thường được làm từ nhựa như bát, cốc, ống hút, khẩu trang, đồ bảo hộ y tế dùng một lần. Sợi chuối với đặc tính chỉ mất 2 tháng để tự phân huỷ đang trở thành sự lựa chọn ưu việt để sản xuất khẩu trang nhằm bảo vệ môi trường và vẫn chống dịch hiệu quả.

Vẫn chuyện bảo vệ môi trường, ngành công nghiệp giấy sẽ có thêm một nguyên liệu dồi dào là sợi chuối mà không phải tận thu gỗ rừng. Từ giấy in, giấy mỹ thuật, giấy lọc, giấy báo, giấy các tông, giấy gói quà, giấy bao bì, giấy thủ công, giấy đầu lọc thuốc lá đều có thể làm từ sợi chuối. Ngành vật liệu xây dựng cũng cần đến sợi chuối để sản xuất ván sợi, vật liệu cách nhiệt, bê tông độn sợi chuối.

Đặc biệt, cùng với bông và tơ tằm, sợi chuối là những nguồn sợi tự nhiên tuyệt vời và đang dần trở nên phổ biến hơn, thân thiện với môi trường trong ngành công nghiệp dệt may. Sợi chuối nhẹ hơn so với sợi từ tre, nứa và có tính chịu nước cao nên có tuổi thọ cao. Dựa vào đặc tính này mà nhiều nhà sản xuất vải đã kết hợp giữa tơ chuối và sợi bông để tạo ra những loại vải siêu bền. Vải sợi chuối không mùi, dễ nhuộm, không co lại và bạc màu sau khi giặt. Chính độ cứng của vải, ngay cả khi không có hồ vải, đã khiến loại vải này được ưa chuộng. Bởi vậy, ở nhiều nước, ngành dệt may đã chọn sợi chuối là nguyên liệu phổ biến để sản xuất dây thừng, chão, chỉ may, vải bao bì, vải không dệt, vải dệt.

Hiện nay, người dân trồng chuối chủ yếu là khai thác buồng, bắp, lá (đối với lá chuối thì số lượng khá hạn chế), còn thân chuối đa phần bỏ đi sau khi thu hoạch buồng, thân chuối sẽ tự phân hủy trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia thì thân cây chuối được tận dụng và chế tạo ra một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thân thiện với môi trường, phục vụ cuộc sống ngày càng tốt hơn. Để khai thác tối đa hiệu quả nguồn lợi từ cây chuối, sau đây là một số ứng dụng được làm từ thân cây chuối ở một số nước trên thế giới mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người dân trồng chuối ở Cà Mau có thể nghiên cứu, khai thác để làm ra các sản phẩm hữu ích, đó là:

- Dệt chiếu

Những sản phẩm sáng tạo như giày dép, chén bát, ly, thìa, túi xách…làm từ bẹ chuối khô đã trở thành kế sinh nhai của người nghèo tại các quốc gia trồng nhiều chuối như Ấn Độ. Đặc biệt 10% trong số 500.000 ha chuối tại quốc gia này được sử dụng sản xuất các loại sợi để làm chiếu, dệt vải hoặc đan lát thành các sản phẩm thủ công vì độ bền của sợi chuối rất cao, mềm và dễ gia công.

Chiếu làm từ sợi chuối thường mềm, sạch, bóng, bền, đẹp, hoa văn bắt mắt, giảm đau lưng nên được người tiêu dùng ưa chuộng hơn so với các loại chiếu nhựa, chiếu cói hay chiếu từ các vật liệu khác. Hiện nay, Eco Green Unit – một tổ chức xã hội tại Ấn Độ đã triển khai thực hiện dự án sản xuất các sản phẩm thủ công từ thân chuối, trong đó có chiếu sợi chuối để mang lại sinh kế và tăng thu nhập cho bà con nông dân tại các vùng nông thôn Ấn Độ.

- Làm giấy và gỗ ép

Công ty Papyrus ở Australia đã phát triển công nghệ sản xuất giấy và bìa cứng từ sợi thân cây chuối. Giấy làm từ sợi thân cây chuối có khả năng chống thấm nước và bền gấp 3.000 lần so với giấy làm từ bột gỗ, vì thế có thể sử dụng để làm bao bì, vật liệu xây dựng hoặc để sản xuất một số mặt hàng như cặp, túi xách, mũ, quần áo, đồ gia dụng. Hiện Papyrus đang phối hợp với Trường Đại học Western Sydney phát triển quy trình tẩy trắng nhằm biến “giấy chuối” thành giấy sử dụng trong văn phòng.

Ngoài sản phẩm giấy, Công ty Papyrus còn đi tiên phong phát triển thân chuối thành một loại gỗ ép đặc biệt có thể thay thế làm đồ nội thất. Các sản phẩm gỗ ép làm từ bẹ chuối có khả năng chống nước tự nhiên, khả năng chống cháy và kháng UV, mang đến độ bền cho ngôi nhà của bạn.

Cùng với Papyrus thì Green Banana Paper – một startup tại đảo Kosrae, Liên bang Micronesia cũng đã khởi nghiệp với các sản phẩm độc đáo làm từ sợi chuối như ví, giấy, danh thiếp…

https://cdn.noron.vn/2021/09/15/h148248fcda7fb492880c2c0389d6ac1cegrande-1631679669_1024.jpg

Gỗ ép được làm từ thân chuối, nguồn: https://bizc.vn

- Đồ thủ công mỹ nghệ

Những kiệt tác thủ công mỹ nghệ làm từ sợi chuối có nguồn gốc từ ngôi làng Anegundi (gần Karnataka, Ấn Độ) và từ lâu đã trở thành truyền thống văn hóa đặc biệt của người dân nơi đây.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ sợi chuối như thảm, túi xách, ví, bình hoa…rất được du khách ưa chuộng vì độ bền đẹp, tính thẩm mỹ cao, lại an toàn thân thiện môi trường, thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời của con người.

Hiện nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ chuối được các tổ chức phi chính phủ tại Anegundi khuyến khích và phát triển mạnh, qua đó góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống của người dân trong làng.

https://cdn.noron.vn/2021/09/15/h21944d914be274a0d84ebb78bd0a9cd38grande-1631679669_1024.jpg

Sản phẩm thủ công được chế biến từ thân chuối, nguồn: https://bizc.vn

- Quần áo

Vải sợi từ tơ chuối đã có mặt trong văn hóa Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á từ đầu thế kỷ 13. Các sợi chuối được chia thành hai loại: sợi bên trong mịn hơn dùng để dệt quần áo; sợi bên ngoài thô, dày được sử dụng để làm giỏ, túi xách, thảm…Sợi chuối mịn được xem là chất liệu có giá trị ngang với lụa và theo truyền thống chỉ được dùng để dệt thành quần áo trang trọng cho giới giàu có tại Nhật Bản.

Ngày nay người dân địa phương tại Okinawa – một tỉnh cực nam của Nhật Bản đã sáng chế ra loại vải truyền thống có tên Bashofu hay còn gọi là vải sợi chuối – đại diện cho nghề dệt của Okinawa. Xơ chuối dệt thành vải được tách thành sợi từ thân chuối nên có độ mềm, mịn, thoáng mát, hút mồ hôi, rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

https://cdn.noron.vn/2021/09/15/h3e7a4c2416ea443c59cf438a4f5b40320grande-1631679669_1024.jpg

Quần áo được làm từ thân cây chuối, nguồn: https://style-republik.com

- Bao bì thực phẩm

Đựng thức ăn trên lá chuối hoặc sử dụng lá chuối để bọc thực phẩm đã được con người biết đến từ hàng trăm năm trước. Tuy nhiên cho đến nay phương thức dân dã này vẫn được nhiều cửa hàng, người tiêu dùng tại nhiều quốc gia châu Á sử dụng bởi tính thân thiện với môi trường, góp phần thay thế cho các loại nhựa dẻo dùng một lần. Đặc biệt lá chuối có một lớp phủ sáp có mùi thơm và hương vị tinh tế nhưng khác biệt nên khi thức ăn nóng được đặt trên lá, lớp sáp tan chảy và hòa quyện hương vị vào khiến thức ăn có vị ngon hơn.

Từ khóa: 

nông nghiệp