Hãy nêu những đặc điểm chính của phương pháp “Giao tiếp”?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Phương pháp này ra đời từ sự không thỏa mãn với kết quả của ALM. Ra đời ở Anh vào cuối những năm 1960, cực thịnh vào cuối những năm 1970 ở Mỹ và nhiều nước sau đó. Phương pháp này nhấn mạnh: Mục đích của việc học ngoại ngữ là năng lực giao tiếp (Communicative Competence). Khi giao tiếp, chúng ta sử dụng ngôn ngữ để thực hiện một số chức năng (functions) nào đó, như là tranh luận, thuyết phục, hoặc là hứa hẹn. Giao tiếp xẩy ra trong bối cảnh xã hội vì vậy phải: phù hợp đối tượng (bạn hay ông chủ), có giao lưu, phản hồi, giao tiếp thực. Những đặc điểm chính: - Ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp trong các tình huống thực. - Chú ý đến bối cảnh xã hội của của ngôn ngữ. - Các kỹ năng được phối hợp tùy theo mức độ tiến bộ. - Sinh viên là trung tâm (Learner centered), được làm việc theo nhóm, cặp… - Giáo viên đóng vai trò như người tổ chức, hướng dẫn hoạt động giao tiếp vừa là người tư vấn vừa là bạn (counselor and friend) và là người cùng giao tiếp, người tạo điều kiện dễ dàng (facilitater) cho hoạt động giao tiếp trong lớp học của sinh viên. - Tài liệu giảng dạy chú ý đến các chức năng giao tiếp (đề nghị, khuyên bảo, thích hay không thích… - Không khí lớp học thoải mái, có thể hơi ồn. - Lỗi được thể tất (tolerant), giao tiếp trôi chảy (fluency) quan trọng hơn việc nắm vững ngữ pháp. Kết quả: Phương pháp giao tiếp (CLT) tạo nên một cuộc cải cách lớn trong tiến trình dạy tiếng. Khả năng giao tiếp của sinh viên được tăng lên nhanh chóng. Cơ sở lý thuyết của phương pháp này ngược lại phương pháp ALM, tức là: việc học là sự hình thành quy tắc. Phương pháp giao tiếp đã đưa đến sự ra đời của một số phương pháp có chia sẻ những nguyên tắc chung nhưng có khác trên một số bình diện thực tế: “The Natural Approach”, CLL. Tuy nhiên: có nhiều lỗi trong sản phẩm ngôn ngữ trung gian của người học, nhất là sự gia tăng các fossilizations, sinh viên khó đạt đến trình độ hoàn thiện do thiếu tri thức ngữ pháp.
Trả lời
Phương pháp này ra đời từ sự không thỏa mãn với kết quả của ALM. Ra đời ở Anh vào cuối những năm 1960, cực thịnh vào cuối những năm 1970 ở Mỹ và nhiều nước sau đó. Phương pháp này nhấn mạnh: Mục đích của việc học ngoại ngữ là năng lực giao tiếp (Communicative Competence). Khi giao tiếp, chúng ta sử dụng ngôn ngữ để thực hiện một số chức năng (functions) nào đó, như là tranh luận, thuyết phục, hoặc là hứa hẹn. Giao tiếp xẩy ra trong bối cảnh xã hội vì vậy phải: phù hợp đối tượng (bạn hay ông chủ), có giao lưu, phản hồi, giao tiếp thực. Những đặc điểm chính: - Ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp trong các tình huống thực. - Chú ý đến bối cảnh xã hội của của ngôn ngữ. - Các kỹ năng được phối hợp tùy theo mức độ tiến bộ. - Sinh viên là trung tâm (Learner centered), được làm việc theo nhóm, cặp… - Giáo viên đóng vai trò như người tổ chức, hướng dẫn hoạt động giao tiếp vừa là người tư vấn vừa là bạn (counselor and friend) và là người cùng giao tiếp, người tạo điều kiện dễ dàng (facilitater) cho hoạt động giao tiếp trong lớp học của sinh viên. - Tài liệu giảng dạy chú ý đến các chức năng giao tiếp (đề nghị, khuyên bảo, thích hay không thích… - Không khí lớp học thoải mái, có thể hơi ồn. - Lỗi được thể tất (tolerant), giao tiếp trôi chảy (fluency) quan trọng hơn việc nắm vững ngữ pháp. Kết quả: Phương pháp giao tiếp (CLT) tạo nên một cuộc cải cách lớn trong tiến trình dạy tiếng. Khả năng giao tiếp của sinh viên được tăng lên nhanh chóng. Cơ sở lý thuyết của phương pháp này ngược lại phương pháp ALM, tức là: việc học là sự hình thành quy tắc. Phương pháp giao tiếp đã đưa đến sự ra đời của một số phương pháp có chia sẻ những nguyên tắc chung nhưng có khác trên một số bình diện thực tế: “The Natural Approach”, CLL. Tuy nhiên: có nhiều lỗi trong sản phẩm ngôn ngữ trung gian của người học, nhất là sự gia tăng các fossilizations, sinh viên khó đạt đến trình độ hoàn thiện do thiếu tri thức ngữ pháp.