Ảnh hưởng của Đạo giáo Nhật Bản đến Phong tục, tín ngưỡng

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Như đã biết, vào ngày 5 tháng 5 ở Nhật ăn loại bánh chimaki để xua đuổi tà khí. Vào lễ Tanabata ngày 7 tháng 7, người ta viết điều ước vào tờ giấy rồi treo tờ giấy đó lên cây tre. + Ở thần đạo Nhật Bản nổi tiếng với thần cung Ise, tuy nhiên trong một số nghi lễ trong thần cung này có dùng vải ngũ sắc và búp bê để cúng. Điều này thể hiện có màu sắc của đạo giáo. + Một ví dụ là vào thế kỷ 9, trong đạo giáo bắt đầu tín ngưỡng gọi là 庚申 ( koushin, canh thân ), theo tín ngưỡng này vào ngày canh thân mà ngủ thì một loại sâu trong người gọi là sanshi 三尸sẽ bay lên trời và nói các tội của ta cho vị thần 司命 ( tư mệnh ) biết và như thế chúng ta không thể sống lâu được, vì vậy vào ngày này mà không ngủ thì sẽ được yên ổn. Lúc đầu tín ngưỡng này bắt đầu trong cung đình sau đó lan rộng ra dân chúng. + Ở các thành phố của Nhật có một số dấu tích của đạo giáo. Ở thị trấn Doushou ở Osaka thì tập trung một số công ty thuốc thờ vị thần nông, thần phụ trách y dược và nông canh. + Tục Koshin (庚申 Canh Thân)- tục này vẫn còn được truyền lại cho đến ngày nay, được hình thành trên cơ sở niềm tin của Đạo giáo và lối thực hành của Phật giáo. Tục Koshin diễn ra vào ngày thứ năm mươi bảy trong chu kỳ sáu mươi ngày. Tục này tin rằng vào ngày đó thì ba sinh vật mang lại bất hạnh (có thể xem như những con bọ) trong con người sẽ báo lại với các thần linh những sai phạm, tội lỗi mà con người đã gây ra, sau đó nhận lệnh từ các thần và quay trở lại rút ngắn tuổi thọ của con người bằng cách gây ra bệnh tật và đau khổ cho họ.Để tránh những sinh vật này gây hại thì con người sẽ thức suốt đêm trong tục Koshin, thực hiện các nghi lễ trừ tà. Tục này được cho là xuất phát từ văn hoá Trung Hoa vào thế kỷ IV, và ở Nhật Bản tục này có từ thời kỳ Heian và kết hợp với những hình thức cúng lễ của Phật giáo từ thời Kamakura. Đến thời Muromachi còn có ghi chép về tục này là Koshin Engi (庚申縁起 Canh Thân duyên khởi), thậm chí còn chỉ ra mối liên hệ giữa tục Koshin với Sarutahiko (猿田彥 Viên Điền Ngạn), một kami của Thần đạo, có khả năng bảo vệ con người… Tục Koshin là ví dụ rõ nhất cho sự hiện diện của Đạo giáo tại Nhật Bản. + Thất Phúc Thần của Nhật Bản ( shichi fukujin). Trong đây có vị thần thuần Nhật là Ebisu, thần có nguồn gốc từ Ấn Độ( benzaiten, Bishamonten, Daikokuten), vị thần của Đạo giáo( fukurokujyu- phúc lộc thọ), Thần của Phật giáo( hotei, jyuroujin). Theo niềm tin truyền thống, Thất Phúc Thần sẽ đến các làng dịp tết, tặng quà cho ai xứng đáng. Trẻ con được nhận lì xì có hình thuyền Takanabure chở 7 thần như một sự may mắn.
Trả lời
Như đã biết, vào ngày 5 tháng 5 ở Nhật ăn loại bánh chimaki để xua đuổi tà khí. Vào lễ Tanabata ngày 7 tháng 7, người ta viết điều ước vào tờ giấy rồi treo tờ giấy đó lên cây tre. + Ở thần đạo Nhật Bản nổi tiếng với thần cung Ise, tuy nhiên trong một số nghi lễ trong thần cung này có dùng vải ngũ sắc và búp bê để cúng. Điều này thể hiện có màu sắc của đạo giáo. + Một ví dụ là vào thế kỷ 9, trong đạo giáo bắt đầu tín ngưỡng gọi là 庚申 ( koushin, canh thân ), theo tín ngưỡng này vào ngày canh thân mà ngủ thì một loại sâu trong người gọi là sanshi 三尸sẽ bay lên trời và nói các tội của ta cho vị thần 司命 ( tư mệnh ) biết và như thế chúng ta không thể sống lâu được, vì vậy vào ngày này mà không ngủ thì sẽ được yên ổn. Lúc đầu tín ngưỡng này bắt đầu trong cung đình sau đó lan rộng ra dân chúng. + Ở các thành phố của Nhật có một số dấu tích của đạo giáo. Ở thị trấn Doushou ở Osaka thì tập trung một số công ty thuốc thờ vị thần nông, thần phụ trách y dược và nông canh. + Tục Koshin (庚申 Canh Thân)- tục này vẫn còn được truyền lại cho đến ngày nay, được hình thành trên cơ sở niềm tin của Đạo giáo và lối thực hành của Phật giáo. Tục Koshin diễn ra vào ngày thứ năm mươi bảy trong chu kỳ sáu mươi ngày. Tục này tin rằng vào ngày đó thì ba sinh vật mang lại bất hạnh (có thể xem như những con bọ) trong con người sẽ báo lại với các thần linh những sai phạm, tội lỗi mà con người đã gây ra, sau đó nhận lệnh từ các thần và quay trở lại rút ngắn tuổi thọ của con người bằng cách gây ra bệnh tật và đau khổ cho họ.Để tránh những sinh vật này gây hại thì con người sẽ thức suốt đêm trong tục Koshin, thực hiện các nghi lễ trừ tà. Tục này được cho là xuất phát từ văn hoá Trung Hoa vào thế kỷ IV, và ở Nhật Bản tục này có từ thời kỳ Heian và kết hợp với những hình thức cúng lễ của Phật giáo từ thời Kamakura. Đến thời Muromachi còn có ghi chép về tục này là Koshin Engi (庚申縁起 Canh Thân duyên khởi), thậm chí còn chỉ ra mối liên hệ giữa tục Koshin với Sarutahiko (猿田彥 Viên Điền Ngạn), một kami của Thần đạo, có khả năng bảo vệ con người… Tục Koshin là ví dụ rõ nhất cho sự hiện diện của Đạo giáo tại Nhật Bản. + Thất Phúc Thần của Nhật Bản ( shichi fukujin). Trong đây có vị thần thuần Nhật là Ebisu, thần có nguồn gốc từ Ấn Độ( benzaiten, Bishamonten, Daikokuten), vị thần của Đạo giáo( fukurokujyu- phúc lộc thọ), Thần của Phật giáo( hotei, jyuroujin). Theo niềm tin truyền thống, Thất Phúc Thần sẽ đến các làng dịp tết, tặng quà cho ai xứng đáng. Trẻ con được nhận lì xì có hình thuyền Takanabure chở 7 thần như một sự may mắn.