Bạn biết gì về Phở?

  1. Văn hóa

Người xưa thường có câu "Chán cơm thèm phở".

Phở, món ăn khá quen thuộc của người dân Việt Nam từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống của biết bao thế hệ. Lại phải nói về nguồn gốc ra đời của Phở. Chúng ta ăn phở, thưởng thức tô phở thơm nồng bên cạnh ly trà đá mỗi sáng. Ăn phở nhưng có bao giờ bạn tự hỏi phở được sinh ra như thế nào?


Đi tìm nguồn gốc của sự ra đời này.

Những năm 1908-1909, có khá nhiều tuyến tàu thủy hơi nước chạy từ Hà Nội đi Hải Phòng, Nam Định, Phủ Lạng Thương. Lại thêm các tuyến thuyền mành chở nước mắm, đồ khô từ xứ Thanh Nghệ ra tạo nên một quang cảnh vô cùng náo nhiệt, sầm uất nơi bến sông Hồng. Ở đó đã xuất hiện một nhu cầu ẩm thực bình dân to lớn. Các hàng quà ùn ùn đổ về bến sông, song món xáo trâu được ưa chuộng nhất, vừa rẻ vừa chắc bụng.Cảnh thịt bò ế ẩm và xương bò được khuyến mãi cho không khi mua thịt từ các gánh xáo trâu đã được các bà học nhau chuyển sang thành xáo bò. Thịt bò mùi gây khi nguội nên lò lửa liu riu được phát kiến, chẳng mấy chốc món ăn mới này lan tràn suốt từ ô Quan Chưởng xuống tới ô Hàng Mắm. 

(Nguồn ảnh: Internet)

Tên gọi phở vốn còn nhiều uẩn khúc. Quay ngược dòng thời gian trở về thời kỳ phở ra đời, lúc phở xuất hiện ở thập niên đầu của thế kỷ 20, Nho học vẫn đang ngự trị xã hội Việt Nam. Hai học giả Pháp nổi tiếng về Việt Nam học P.Huard và M.Durand đã phân tích chữ phở tiếng Nôm gồm ba chữ Hán ghép lại: a/chữ mễ (lúa), b/chữ ngôn (lời nói), c/chữ phổ (phổ biến). 

Từ phở hiểu nôm là món ăn chế biến từ lúa gạo phổ biến trong đại chúng và phát âm là "phổ". Tiếng rao của các hàng quà rong vốn dĩ nghe rất du dương có vần, có điệu, đôi khi còn luyến láy như hát biến âm đủ thanh sắc rót vào tai người nghe. 

Tiếng rao món phở âm Nôm: "phố đây, phố ơ!"... rồi "phớ ơ!" lái âm, tam sao thất bản thành tên "phở"! tên phở đi ra từ âm chữ Nôm là cách lý giải sâu sắc, logic và hợp lý nhất.

Phở và còn nhiều thú vị khác nữa chúng ta sẽ cùng khám phá ở bài viết sau nhé.

Nguồn tham khảo: Báo tuổi trẻ

Từ khóa: 

phở

,

văn hóa