Biểu hiện của chữ Lễ trong xã hội Nhật Bản?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Lễ đã thấm nhuần trong văn hóa, tư tưởng Nhật Bản từ xưa đến nay, đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân. Trong xã hội Nhật Bản từ thời phong kiến đến thời hiện đại đều tồn tại thứ bậc, địa vị, do vậy phải phân định rõ ràng trật tự xã hội trên dưới cho phân minh. Trong xã hội tất nhiên sẽ có người thân kẻ sơ, có việc phải việc trái, cho nên phải có Lễ để phân định cho rõ ràng những trật tự ấy, chỉ có Lễ chúng ta mới có thể giữ đúng chuẩn mực của mình. Mọi quy tắc về ứng xử hay giao tiếp của người Nhật đều dựa trên trật tự xã hội về thứ bậc và địa vị. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Trong các công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên là nền tảng cho các mối quan hệ. Vì vậy họ tuyệt đối vâng lệnh, không bao giờ cãi lại lời của cấp trên. Lãnh đạo là người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng sau khi tham khảo tất cả ý kiến của mọi người trong các cuộc họp. Mối quan hệ đó còn được thể hiện rất rõ trong văn hóa giao tiếp. Đối với người lớn tuổi và có địa vị cao họ thường tỏ ra nhún nhường, giữ chừng mực để thể hiện sự tôn kính. Chẳng hạn như: Khi đến tham dự một cuộc họp hay một sự kiện, người có cấp bậc cao sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, giới thiệu thành phần tham dự cũng sẽ theo thứ tự từ cao đến thấp.Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp. Khi bắt tay, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước. Trong những trường hợp cùng sếp đi công tác, sau khi được sếp giới thiệu thì cấp dưới sẽ tự động đứng lên đưa danh thiếp để không tỏ ra bất kính. Trật tự xã hội trong mối quan hệ giữa senpai và kouhai thì kouhai là người dưới nên phải kính trọng và học hỏi kinh nghiệm từ senpai, ngược lại, senpai sẽ là những người dìu dắt, hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ kouhai. Quan hệ giữa senpai – kohai tương tự như quan hệ cha mẹ – con cái, rất hiển nhiên trong các tổ chức ở Nhật Bản. Vì thế, tương tự như cấp trên, kouhai cũng sẽ tỏ thái độ nhún nhường và tôn trọng khi gặp hay tiếp xúc với sempai, chẳng hạn như: Khi nhờ vả senpai, kouhai sẽ phải nhờ một cách lịch sự, luôn dùng những từ như: phiền, xin lỗi, cảm ơn…Khi trao danh thiếp, về cơ bản ở Nhật thì những người nhỏ tuổi sẽ là người trao danh thiếp cho những người có thâm niên cao hơn. Dựa vào trật tự xã hội về thứ bậc và địa vị, Nhật Bản cũng có những hình thức cúi chào khác nhau. Nó đã được đề cao lên và trở thành một nghi thức cúi chào chỉ riêng Nhật Bản mới có. Nghi thức cúi chào ở Nhật được gọi là Ojigi và có 3 kiểu chào phổ biến nhất: + Kiểu Eshaku – khẽ cúi chào: chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong 1 giây, kiểu chào dành cho những người đồng lứa, khách hàng hoặc cấp trên ở hành lang hoặc gặp nhiều lần trong ngày. + Kiểu Keirei – cúi chào bình thường: Cúi 30 độ, trang trọng hơn, khi lần đầu gặp mặt. Thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm. + Kiểu Saikeirei - kiểu chào trang trọng nhất: Cúi 45 độ, cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc khi muốn cảm ơn ai đó, thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình. Kiểu cúi chào này thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng. Truyền thống chào hỏi của người Nhật là cúi đầu trước người khác, đối với người lớn tuổi và có địa vị cao họ thường cúi thấp hơn để thể hiện sự tôn kính. Họ có thói quen học hỏi từ người đi trước, do vậy khi nêu ra một vấn đề gì đó với cấp trên (thường là những người lớn tuổi hơn họ) hoặc những người lớn tuổi là mang tính chất giải trình, xin được tư vấn chứ không phải để chấp vấn hay làm khó. Việc cúi đầu chào người khác không phải do mình nhỏ bé, thấp kém mà đó là thái độ khiêm nhường. Hãy luôn tôn trọng tất cả mọi người xung quanh bạn, nhất là những người lớn tuổi, bởi họ là những người có thâm niên lâu năm trong nghề. Khi gặp một vấn đề khó khăn bạn hãy xin ý kiến của họ, sẽ có những lời khuyên hay và thiết thực dành cho bạn. Một biểu hiện rất rõ về nghi thức chào hỏi này phải kể đến sự xuất hiện của một cây xăng Nhật tại Việt Nam. Năm 2017, cộng đồng mạng xôn xao với hình ảnh ông chủ một cây xăng của Nhật “đội” mưa, gập người cúi chào khách hàng Việt Nam. Không chỉ ông Hiroaki Honjo – chủ cửa hàng, mà các nhân viên cũng cúi đầu chào các khách hàng. Ông Hiroaki Honjo, Tổng giám đốc Công ty Xăng dầu Idemitsu Q8, cúi chào khách hàng. Bên cạnh nghi thức cúi chào, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ở Nhật có hệ thống kính ngữ, khiêm nhường ngữ khá phức tạp. Việc dùng kính ngữ tùy thuộc vào ba yếu tố: tuổi tác - khi người nói ở vị trí thấp hơn về mặt tuổi tác hoặc địa vị xã hội thì dùng kính ngữ để biểu thị sự kính trọng đối với người nghe có vị trí, tuổi tác cao hơn mình. Mức độ thân thiết - Dùng trong trường hợp người nói có quan hệ không thân lắm với người nghe, như khi gặp nhau lần đầu. Đặc biệt là quan hệ trong – ngoài. Ở Nhật Bản, khái niệmうち - chỉ những người cùng nhóm với mình như gia đình, công ty, nhà trường,… còn khái niệm そと- chỉ những người ngoài nhóm với mình. Trong giao tiếp, tùy vào vị trí của người giao tiếp với mình - là người trong nhóm hay ngoài nhóm mà có cách sử dụng kính ngữ và khiêm nhường ngữ khác nhau. Bình thường trong tiếng Nhật, chúng ta sẽ sử dụng kính ngữ với cấp trên và người lạ. Tuy nhiên, khi đã thân thiết rồi mà vẫn sử dụng kính ngữ thì lại là thể hiện sự không thân thiện. Ngược lại, nếu không thân thiết lắm mà lại dùng từ ngữ quá suồng sã thì cũng không ổn. Khiêm nhường ngữ cũng được sử dụng với mật độ lớn, bằng cách hạ thấp hành động của mình, để thể hiện sự tôn trọng người khác. Công dụng của Lễ là để điều chỉnh hành vi của người dân, nên nhà cầm quyền phải dùng lễ để dạy phép tắc cho dân. Trên quan điểm đó Khổng Tử cho rằng Lễ sẽ tồn tại với thời gian, sánh ngang cùng trời đất. Điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của Nhật Bản. Các quy tắc ứng xử trong xã hội Nhật đã được đề ra từ thời phong kiến và đến bây giờ nó vẫn còn nguyên giá trị, không bị mai một theo thời gian. Xã hội Nhật Bản hiện đại đang dựa trên một nền tảng quan trọng là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, trong cuộc sống điều tối kị nhất là làm ảnh hưởng và xâm phạm đời tư của người khác. Bạn có thể làm gì tùy ý trong không gian riêng tự do nhưng ở nơi công cộng phải tôn trọng những quy tắc đã có.
Trả lời
Lễ đã thấm nhuần trong văn hóa, tư tưởng Nhật Bản từ xưa đến nay, đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân. Trong xã hội Nhật Bản từ thời phong kiến đến thời hiện đại đều tồn tại thứ bậc, địa vị, do vậy phải phân định rõ ràng trật tự xã hội trên dưới cho phân minh. Trong xã hội tất nhiên sẽ có người thân kẻ sơ, có việc phải việc trái, cho nên phải có Lễ để phân định cho rõ ràng những trật tự ấy, chỉ có Lễ chúng ta mới có thể giữ đúng chuẩn mực của mình. Mọi quy tắc về ứng xử hay giao tiếp của người Nhật đều dựa trên trật tự xã hội về thứ bậc và địa vị. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Trong các công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên là nền tảng cho các mối quan hệ. Vì vậy họ tuyệt đối vâng lệnh, không bao giờ cãi lại lời của cấp trên. Lãnh đạo là người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng sau khi tham khảo tất cả ý kiến của mọi người trong các cuộc họp. Mối quan hệ đó còn được thể hiện rất rõ trong văn hóa giao tiếp. Đối với người lớn tuổi và có địa vị cao họ thường tỏ ra nhún nhường, giữ chừng mực để thể hiện sự tôn kính. Chẳng hạn như: Khi đến tham dự một cuộc họp hay một sự kiện, người có cấp bậc cao sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, giới thiệu thành phần tham dự cũng sẽ theo thứ tự từ cao đến thấp.Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp. Khi bắt tay, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước. Trong những trường hợp cùng sếp đi công tác, sau khi được sếp giới thiệu thì cấp dưới sẽ tự động đứng lên đưa danh thiếp để không tỏ ra bất kính. Trật tự xã hội trong mối quan hệ giữa senpai và kouhai thì kouhai là người dưới nên phải kính trọng và học hỏi kinh nghiệm từ senpai, ngược lại, senpai sẽ là những người dìu dắt, hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ kouhai. Quan hệ giữa senpai – kohai tương tự như quan hệ cha mẹ – con cái, rất hiển nhiên trong các tổ chức ở Nhật Bản. Vì thế, tương tự như cấp trên, kouhai cũng sẽ tỏ thái độ nhún nhường và tôn trọng khi gặp hay tiếp xúc với sempai, chẳng hạn như: Khi nhờ vả senpai, kouhai sẽ phải nhờ một cách lịch sự, luôn dùng những từ như: phiền, xin lỗi, cảm ơn…Khi trao danh thiếp, về cơ bản ở Nhật thì những người nhỏ tuổi sẽ là người trao danh thiếp cho những người có thâm niên cao hơn. Dựa vào trật tự xã hội về thứ bậc và địa vị, Nhật Bản cũng có những hình thức cúi chào khác nhau. Nó đã được đề cao lên và trở thành một nghi thức cúi chào chỉ riêng Nhật Bản mới có. Nghi thức cúi chào ở Nhật được gọi là Ojigi và có 3 kiểu chào phổ biến nhất: + Kiểu Eshaku – khẽ cúi chào: chỉ hơi cúi khoảng 15 độ trong 1 giây, kiểu chào dành cho những người đồng lứa, khách hàng hoặc cấp trên ở hành lang hoặc gặp nhiều lần trong ngày. + Kiểu Keirei – cúi chào bình thường: Cúi 30 độ, trang trọng hơn, khi lần đầu gặp mặt. Thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm. + Kiểu Saikeirei - kiểu chào trang trọng nhất: Cúi 45 độ, cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc khi muốn cảm ơn ai đó, thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình. Kiểu cúi chào này thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng. Truyền thống chào hỏi của người Nhật là cúi đầu trước người khác, đối với người lớn tuổi và có địa vị cao họ thường cúi thấp hơn để thể hiện sự tôn kính. Họ có thói quen học hỏi từ người đi trước, do vậy khi nêu ra một vấn đề gì đó với cấp trên (thường là những người lớn tuổi hơn họ) hoặc những người lớn tuổi là mang tính chất giải trình, xin được tư vấn chứ không phải để chấp vấn hay làm khó. Việc cúi đầu chào người khác không phải do mình nhỏ bé, thấp kém mà đó là thái độ khiêm nhường. Hãy luôn tôn trọng tất cả mọi người xung quanh bạn, nhất là những người lớn tuổi, bởi họ là những người có thâm niên lâu năm trong nghề. Khi gặp một vấn đề khó khăn bạn hãy xin ý kiến của họ, sẽ có những lời khuyên hay và thiết thực dành cho bạn. Một biểu hiện rất rõ về nghi thức chào hỏi này phải kể đến sự xuất hiện của một cây xăng Nhật tại Việt Nam. Năm 2017, cộng đồng mạng xôn xao với hình ảnh ông chủ một cây xăng của Nhật “đội” mưa, gập người cúi chào khách hàng Việt Nam. Không chỉ ông Hiroaki Honjo – chủ cửa hàng, mà các nhân viên cũng cúi đầu chào các khách hàng. Ông Hiroaki Honjo, Tổng giám đốc Công ty Xăng dầu Idemitsu Q8, cúi chào khách hàng. Bên cạnh nghi thức cúi chào, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ở Nhật có hệ thống kính ngữ, khiêm nhường ngữ khá phức tạp. Việc dùng kính ngữ tùy thuộc vào ba yếu tố: tuổi tác - khi người nói ở vị trí thấp hơn về mặt tuổi tác hoặc địa vị xã hội thì dùng kính ngữ để biểu thị sự kính trọng đối với người nghe có vị trí, tuổi tác cao hơn mình. Mức độ thân thiết - Dùng trong trường hợp người nói có quan hệ không thân lắm với người nghe, như khi gặp nhau lần đầu. Đặc biệt là quan hệ trong – ngoài. Ở Nhật Bản, khái niệmうち - chỉ những người cùng nhóm với mình như gia đình, công ty, nhà trường,… còn khái niệm そと- chỉ những người ngoài nhóm với mình. Trong giao tiếp, tùy vào vị trí của người giao tiếp với mình - là người trong nhóm hay ngoài nhóm mà có cách sử dụng kính ngữ và khiêm nhường ngữ khác nhau. Bình thường trong tiếng Nhật, chúng ta sẽ sử dụng kính ngữ với cấp trên và người lạ. Tuy nhiên, khi đã thân thiết rồi mà vẫn sử dụng kính ngữ thì lại là thể hiện sự không thân thiện. Ngược lại, nếu không thân thiết lắm mà lại dùng từ ngữ quá suồng sã thì cũng không ổn. Khiêm nhường ngữ cũng được sử dụng với mật độ lớn, bằng cách hạ thấp hành động của mình, để thể hiện sự tôn trọng người khác. Công dụng của Lễ là để điều chỉnh hành vi của người dân, nên nhà cầm quyền phải dùng lễ để dạy phép tắc cho dân. Trên quan điểm đó Khổng Tử cho rằng Lễ sẽ tồn tại với thời gian, sánh ngang cùng trời đất. Điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của Nhật Bản. Các quy tắc ứng xử trong xã hội Nhật đã được đề ra từ thời phong kiến và đến bây giờ nó vẫn còn nguyên giá trị, không bị mai một theo thời gian. Xã hội Nhật Bản hiện đại đang dựa trên một nền tảng quan trọng là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, trong cuộc sống điều tối kị nhất là làm ảnh hưởng và xâm phạm đời tư của người khác. Bạn có thể làm gì tùy ý trong không gian riêng tự do nhưng ở nơi công cộng phải tôn trọng những quy tắc đã có.