Các phương pháp tiếp cận trong tâm lý học?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Tiếp cận sinh học: + Tiếp cận sinh học của tâm lí cho rằng hành vi và quá trình tâm trí được hình thành bởi các tiến trình sinh học. Những nhà tâm lí học đi theo hướng tiếp cận này nghiên cứu tác dụng tâm lí của hooc-môn, gen và sự hoạt động của hệ thần kinh nhất là não bộ. + Một tiếp cận tâm lí mà ở đó hành vi và rối loạn hành vi được coi như là kết quả của những tiến trình trong cơ thể, nhất là với những thứ liên quan đến bộ não, hooc-môn và các phản ứng hóa học khác. + Đặc trưng của hướng tiếp cận sinh học: Nhấn mạnh hoạt động hệ thần kinh, nhất là não bộ; hoạt động cuả cả hooc-môn và các bộ phận khác và di truyền học. 2. Tiếp cận tiến hóa: + Thuyết tiến hóa này chỉ ra rằng sự sống của con người ngày nay là kết quả của sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên, giữ lại các cá thể thích nghi được với môi trường. Song, những gen không thích nghi được với môi trường thì không được tồn tại và tái xuất. Tiếp cận tiến hóa cũng cho rằng hành vi của động vật và con người ngày nay cũng là kết quả tiến hóa của chọn lọc tự nhiên. + Một tiếp cận tâm lí học nhấn mạnh khía cạnh thừa hưởng, thích nghi của hành vi và các quá trình tâm lí. + Đặc trưng của hướng tiếp cận: Nhấn mạnh cách mà hành vi và quá trình tâm lí thích ứng để tồn tại. 3. Tiếp cận tâm động học: + Là một quan điểm khác về vai trò của sự thừa hưởng bản năng và những tác động sinh học khác đối với hành vi con người. Cách tiếp cận này cho rằng hành vi và quá trình tâm trí của chúng ta phản ánh một cách trung thành, và chủ yếu là vô thức, những đấu tranh tâm lí trong chúng ta. + Đặc trưng của hướng tiếp cận: Nhấn mạnh xung đột nội tâm nhất là vô thức, thường là sự đấu tranh gây hấn giữa bản năng tình dục và gây hấn với sự cản trở từ môi trường đến khả năng bộc lộ của chúng. 4. Tiếp cận hành vi: + Thuyết tiếp cận này trái ngược hoàn toàn với tiếp cận tâm động học, sinh học và tiến hóa. Những người theo thuyết hành vi của hành vi trước hết là kết quả của sự học. + Các yếu tố sinh học, di truyền học, tiến hóa học chỉ đóng vai trò là nguyên liệu thô sơ trong thuyết này. + Là một cách tiếp cận tâm lí học nhấn mạnh hành vi con người được dựa vào chủ yếu bởi những gì họ học được, nhất là từ việc thưởng và phạt. + Đặc trưng của hướng tiếp cận tâm lí: Nhấn mạnh việc học nhất là với kinh nghiệm con người với thưởng và phạt. 5. Tiếp cận nhận thức: + Tập trung vào cách ta thu nhận, hình dung trong não, và chứa đựng thông tin, cách ta tri giác và xử lí những thông tin đó. + Họ nghiên cứu những chuỗi sự kiện diễn ra trong não ta một cách liên tục bao gồm những thứ nằm ngoài ý thức của ta, đi cùng với hành vi mà họ có thể quan sát. + Là một cách nhìn về hành vi con người nhấn mạnh những nghiên cứu về cách não bộ tiếp nhận thông tin, tạo tri giác, hình thành và gợi trí nhớ, xử lí thông tin và tạo ra các mô hình tích hợp hành động. + Đặc trưng của hướng tiếp cận: Nhấn mạnh cơ chế mà qua đó con người nhận, lưu trữ, gợi ra hoặc là xử lí thông tin. 6. Tiếp cận nhân văn: + Bắt đầu có được sự thu hút ở Bắc Mỹ vào những năm 1940. + Theo họ hành vi được lựa chọn từ cách suy nghĩ và hành động của con người. + Họ cố tìm hiểu xem kinh nghiệm cá nhân đã dấn dắt tư duy và hành động củ con người như thế nào. + Hiện nay cách tiếp cận này còn bị hạn chế bởi một số nhà tâm lí cho rằng chủ nghĩa nhân văn còn quá mơ hồ. + Đặc trưng hướng của hướng tiếp cận: Nhấn mạnh tiềm năng cá nhân cho sự phát triển và vai trò dẫn đường của các hành vi và các quá trình tâm lí qua nhận thức cá nhân.
Trả lời
1. Tiếp cận sinh học: + Tiếp cận sinh học của tâm lí cho rằng hành vi và quá trình tâm trí được hình thành bởi các tiến trình sinh học. Những nhà tâm lí học đi theo hướng tiếp cận này nghiên cứu tác dụng tâm lí của hooc-môn, gen và sự hoạt động của hệ thần kinh nhất là não bộ. + Một tiếp cận tâm lí mà ở đó hành vi và rối loạn hành vi được coi như là kết quả của những tiến trình trong cơ thể, nhất là với những thứ liên quan đến bộ não, hooc-môn và các phản ứng hóa học khác. + Đặc trưng của hướng tiếp cận sinh học: Nhấn mạnh hoạt động hệ thần kinh, nhất là não bộ; hoạt động cuả cả hooc-môn và các bộ phận khác và di truyền học. 2. Tiếp cận tiến hóa: + Thuyết tiến hóa này chỉ ra rằng sự sống của con người ngày nay là kết quả của sự tiến hóa và chọn lọc tự nhiên, giữ lại các cá thể thích nghi được với môi trường. Song, những gen không thích nghi được với môi trường thì không được tồn tại và tái xuất. Tiếp cận tiến hóa cũng cho rằng hành vi của động vật và con người ngày nay cũng là kết quả tiến hóa của chọn lọc tự nhiên. + Một tiếp cận tâm lí học nhấn mạnh khía cạnh thừa hưởng, thích nghi của hành vi và các quá trình tâm lí. + Đặc trưng của hướng tiếp cận: Nhấn mạnh cách mà hành vi và quá trình tâm lí thích ứng để tồn tại. 3. Tiếp cận tâm động học: + Là một quan điểm khác về vai trò của sự thừa hưởng bản năng và những tác động sinh học khác đối với hành vi con người. Cách tiếp cận này cho rằng hành vi và quá trình tâm trí của chúng ta phản ánh một cách trung thành, và chủ yếu là vô thức, những đấu tranh tâm lí trong chúng ta. + Đặc trưng của hướng tiếp cận: Nhấn mạnh xung đột nội tâm nhất là vô thức, thường là sự đấu tranh gây hấn giữa bản năng tình dục và gây hấn với sự cản trở từ môi trường đến khả năng bộc lộ của chúng. 4. Tiếp cận hành vi: + Thuyết tiếp cận này trái ngược hoàn toàn với tiếp cận tâm động học, sinh học và tiến hóa. Những người theo thuyết hành vi của hành vi trước hết là kết quả của sự học. + Các yếu tố sinh học, di truyền học, tiến hóa học chỉ đóng vai trò là nguyên liệu thô sơ trong thuyết này. + Là một cách tiếp cận tâm lí học nhấn mạnh hành vi con người được dựa vào chủ yếu bởi những gì họ học được, nhất là từ việc thưởng và phạt. + Đặc trưng của hướng tiếp cận tâm lí: Nhấn mạnh việc học nhất là với kinh nghiệm con người với thưởng và phạt. 5. Tiếp cận nhận thức: + Tập trung vào cách ta thu nhận, hình dung trong não, và chứa đựng thông tin, cách ta tri giác và xử lí những thông tin đó. + Họ nghiên cứu những chuỗi sự kiện diễn ra trong não ta một cách liên tục bao gồm những thứ nằm ngoài ý thức của ta, đi cùng với hành vi mà họ có thể quan sát. + Là một cách nhìn về hành vi con người nhấn mạnh những nghiên cứu về cách não bộ tiếp nhận thông tin, tạo tri giác, hình thành và gợi trí nhớ, xử lí thông tin và tạo ra các mô hình tích hợp hành động. + Đặc trưng của hướng tiếp cận: Nhấn mạnh cơ chế mà qua đó con người nhận, lưu trữ, gợi ra hoặc là xử lí thông tin. 6. Tiếp cận nhân văn: + Bắt đầu có được sự thu hút ở Bắc Mỹ vào những năm 1940. + Theo họ hành vi được lựa chọn từ cách suy nghĩ và hành động của con người. + Họ cố tìm hiểu xem kinh nghiệm cá nhân đã dấn dắt tư duy và hành động củ con người như thế nào. + Hiện nay cách tiếp cận này còn bị hạn chế bởi một số nhà tâm lí cho rằng chủ nghĩa nhân văn còn quá mơ hồ. + Đặc trưng hướng của hướng tiếp cận: Nhấn mạnh tiềm năng cá nhân cho sự phát triển và vai trò dẫn đường của các hành vi và các quá trình tâm lí qua nhận thức cá nhân.