Các thuộc tính cơ bản của pháp luật là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

*Tính quy phạm phổ biến:Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, đó là những khuôn mẫu, mựcthước được xác định cụ thể, nói lên giới hạn cầnthiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có thể xử sự trong phạm vi quy định.Vượt quá giới hạn đó là vi phạm pháp luật. *Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức bao giờ cũng được xác định thành văn, nội dung của các quy tắc,khuôn mẫu trong pháp luật (quy phạm pháp luật) được quy định rõ ràng, chính xác và chặt chẽ trong các điều khoản của pháp luật. Mọi chủ thể đều tuân theo một khuôn mẫu chung, thống nhất, còn thể hiện trong các hình thức văn bản quy phạm pháp luật. * Tính bắt buộc chung:Pháp luật được áp dụng bắt buộc đối với mọi người, mọi chủ thể, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân, tổ chức. Tất cả mọi người,mọi chủ thể không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội... đều phải tuân thủ pháp luật như nhau. Thông thường, nhà nước bảo đảm thực hiện pháp luật bằng hai cách:Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ bằng các biện pháp giáo dục, hướng dẫn, khuyến khích, tổ chức, cung cấp cơ sở vật chất hoặc các hình thức khác để các chủ thể tự mình thực hiện pháp luật;Nhà nước bảo đảm những biện pháp chế tài đã được quy định trong cácquy phạm pháp luật bằng cách thực hiện sự cưỡng chế, nếu không được các chủ thể tự nguyện thực hiện.
Trả lời
*Tính quy phạm phổ biến:Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, đó là những khuôn mẫu, mựcthước được xác định cụ thể, nói lên giới hạn cầnthiết mà nhà nước quy định để mọi chủ thể có thể xử sự trong phạm vi quy định.Vượt quá giới hạn đó là vi phạm pháp luật. *Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức bao giờ cũng được xác định thành văn, nội dung của các quy tắc,khuôn mẫu trong pháp luật (quy phạm pháp luật) được quy định rõ ràng, chính xác và chặt chẽ trong các điều khoản của pháp luật. Mọi chủ thể đều tuân theo một khuôn mẫu chung, thống nhất, còn thể hiện trong các hình thức văn bản quy phạm pháp luật. * Tính bắt buộc chung:Pháp luật được áp dụng bắt buộc đối với mọi người, mọi chủ thể, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân, tổ chức. Tất cả mọi người,mọi chủ thể không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội... đều phải tuân thủ pháp luật như nhau. Thông thường, nhà nước bảo đảm thực hiện pháp luật bằng hai cách:Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ bằng các biện pháp giáo dục, hướng dẫn, khuyến khích, tổ chức, cung cấp cơ sở vật chất hoặc các hình thức khác để các chủ thể tự mình thực hiện pháp luật;Nhà nước bảo đảm những biện pháp chế tài đã được quy định trong cácquy phạm pháp luật bằng cách thực hiện sự cưỡng chế, nếu không được các chủ thể tự nguyện thực hiện.