Cây ngô đồng có phải là cây ngô bắp trồng ở ngoài đồng không? Nếu không phải thì nó là cây gì vậy?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Cây ngô đồng không có liên quan gì với cây ngô bắp (Zea mays). Cây ngô đồng (Firmiana simplex) còn gọi là cây Thanh Đồng, vốn mọc hoang dại thuộc vùng Trung bộ và Tây Nam bộ của Trung Quốc, đã được chủ động trồng làm cây bóng mát, cây cảnh từ trên 2000 năm nay. Cây ngô đồng thân gỗ, lá to màu xanh đậm và bóng bẩy, hoa đơn tính màu vàng lục nhạt, hoa tự hình chùy tròn, lá hình chân vịt, 5-7 thủy. Gỗ ngô đồng nhẹ, dùng làm hộp đàn, vỏ cây làm giấy, hạt rang lên ăn được, quả và hạt dùng làm thuốc. Cây ngô đồng thuốc họ Trôm (Sterculiaceae, Trung Quốc gọi là họ Ngô đồng), cùng họ với cây Trôm, cây Ca cao, cây Lòng máng. Thành ngữ Trung Hoa có câu: “Phụng hoàng phi trúc thiệt bất thức, phi ngô đồng bất tập” (Chim Phượng hoàng không phải hạt tra không ăn, không phải cây ngô đồng không đậu). Ngoài cây ngô đồng thân gỗ ở nước ta còn có một cây thân thảo, cụm hoa màu đỏ đẹp, lá hình chân vịt, trồng làm cảnh cũng có tên gọi là cây ngô đồng.
Trả lời
Cây ngô đồng không có liên quan gì với cây ngô bắp (Zea mays). Cây ngô đồng (Firmiana simplex) còn gọi là cây Thanh Đồng, vốn mọc hoang dại thuộc vùng Trung bộ và Tây Nam bộ của Trung Quốc, đã được chủ động trồng làm cây bóng mát, cây cảnh từ trên 2000 năm nay. Cây ngô đồng thân gỗ, lá to màu xanh đậm và bóng bẩy, hoa đơn tính màu vàng lục nhạt, hoa tự hình chùy tròn, lá hình chân vịt, 5-7 thủy. Gỗ ngô đồng nhẹ, dùng làm hộp đàn, vỏ cây làm giấy, hạt rang lên ăn được, quả và hạt dùng làm thuốc. Cây ngô đồng thuốc họ Trôm (Sterculiaceae, Trung Quốc gọi là họ Ngô đồng), cùng họ với cây Trôm, cây Ca cao, cây Lòng máng. Thành ngữ Trung Hoa có câu: “Phụng hoàng phi trúc thiệt bất thức, phi ngô đồng bất tập” (Chim Phượng hoàng không phải hạt tra không ăn, không phải cây ngô đồng không đậu). Ngoài cây ngô đồng thân gỗ ở nước ta còn có một cây thân thảo, cụm hoa màu đỏ đẹp, lá hình chân vịt, trồng làm cảnh cũng có tên gọi là cây ngô đồng.