Đặng Trần Côn là ai?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đặng Trần Côn là danh sĩ đời Lê Ý Tông, không rõ năm sinh, năm mất, quê xã Nhân Mục tục gọi làng Mọc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Ông thông minh, hiếu học, gặp lúc chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long không được để đèn sáng, hoặc đốt lửa ban đêm, ông phải đào hầm dưới đất thắp đèn mà học.

Ông thi đỗ hương cống, được bổ Phủ học huấn đạo, rồi làm Tri huyện Thanh Oai (Hà Đông) sau thăng Chiến khán ngự sử đài, chẳng bao lâu thì mất, chưa đến 40 tuổi. (Về cái chết của ông có sách chép: hình như ông bị tội, xử án rồi mất trong tù).
Ông là tác giả khúc ngâm Chinh phụ lừng danh. Tương truyền ông làm thơ khá nhiều, lúc còn trẻ có đưa cho nữ sĩ Đoàn Thị Điểm xem. Bị chê thơ dở, ông cố gắng dồi mài, ít lâu sáng tác khúc ngâm Chinh phụ, khiến Đoàn Thị Điểm phải phục rồi phiên dịch ra quốc âm.

Sách Tang thương ngẫu lục ghi: Khoảng năm về già, ông làm ra khúc Chinh phụ ngâm, cả thảy đến mấy nghìn lời. Làm xong, đưa Ngô Thì Sĩ xem, ông Ngô thán phục mà rằng: “Văn này đánh đổ cả lão Ngô này chớ còn gì nữa”. Khúc ngâm ấy người ta ghi chép, truyền sang đến tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ở Trung Quốc.
Tác phẩm của ông đều bằng chữ Hán. Ngoài bản Chinh phụ ngâm còn có: Tiêu tương bát cảnh (thơ), Bích Câu kì ngộ (truyện thơ), và các bài phú: Trương Hàng tư thuần lô, Trương lương bố y, Khấu môn thanh.
Tùng Niên Phạm Đình Hổ ghi nhận về Đặng Trần Côn: “Tính thích rượu, buông thả không chịu bó buộc trong khoảng trường ốc. Văn chương ông nổi tiếng lừng thiên hạ”.

Trả lời

Đặng Trần Côn là danh sĩ đời Lê Ý Tông, không rõ năm sinh, năm mất, quê xã Nhân Mục tục gọi làng Mọc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.
Ông thông minh, hiếu học, gặp lúc chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long không được để đèn sáng, hoặc đốt lửa ban đêm, ông phải đào hầm dưới đất thắp đèn mà học.

Ông thi đỗ hương cống, được bổ Phủ học huấn đạo, rồi làm Tri huyện Thanh Oai (Hà Đông) sau thăng Chiến khán ngự sử đài, chẳng bao lâu thì mất, chưa đến 40 tuổi. (Về cái chết của ông có sách chép: hình như ông bị tội, xử án rồi mất trong tù).
Ông là tác giả khúc ngâm Chinh phụ lừng danh. Tương truyền ông làm thơ khá nhiều, lúc còn trẻ có đưa cho nữ sĩ Đoàn Thị Điểm xem. Bị chê thơ dở, ông cố gắng dồi mài, ít lâu sáng tác khúc ngâm Chinh phụ, khiến Đoàn Thị Điểm phải phục rồi phiên dịch ra quốc âm.

Sách Tang thương ngẫu lục ghi: Khoảng năm về già, ông làm ra khúc Chinh phụ ngâm, cả thảy đến mấy nghìn lời. Làm xong, đưa Ngô Thì Sĩ xem, ông Ngô thán phục mà rằng: “Văn này đánh đổ cả lão Ngô này chớ còn gì nữa”. Khúc ngâm ấy người ta ghi chép, truyền sang đến tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây ở Trung Quốc.
Tác phẩm của ông đều bằng chữ Hán. Ngoài bản Chinh phụ ngâm còn có: Tiêu tương bát cảnh (thơ), Bích Câu kì ngộ (truyện thơ), và các bài phú: Trương Hàng tư thuần lô, Trương lương bố y, Khấu môn thanh.
Tùng Niên Phạm Đình Hổ ghi nhận về Đặng Trần Côn: “Tính thích rượu, buông thả không chịu bó buộc trong khoảng trường ốc. Văn chương ông nổi tiếng lừng thiên hạ”.

Đặng Trần Côn (鄧陳琨) là tác giả của Chinh phụ ngâm, kiệt tác văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Tiểu sử của Đặng Trần Côn cho đến nay biết được còn rất ít. Kể cả năm sinh năm mất cũng không biết chính xác. Các nhà nghiên cứu ước đoán ông sinh vào khoảng năm 1710đến 1720, mất khoảng 1745, sống vào thời Lê trung hưng. Đặng Trần Côn quê ở làng Nhân Mục (còn gọi làng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông đỗ Hương cống, nhưng thi Hội thì hỏng. Sau đó làm huấn đạo trường phủ, rồi tri huyện Thanh Oai, sau thăng chức Ngự sử đài đại phu. Có một vài giai thoại về Đặng Trần Côn. Tương truyền lúc ấy chúa Trịnh Giang cấm nhân dân Thăng Long ban đêm không được đốt lửa, để đèn sáng, ông phải đào hầm dưới đất, thắp đèn mà học. Khi mới làm thơ, Đặng Trần Côn có đem đến cho bà Đoàn Thị Điểm xem, Đoàn Thị Điểm cười nói: "nên học thêm sẽ làm thơ." Chinh phụ ngâm ra đời đã gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ đương thời. Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thời đại văn học chữ Nôm đang nở rộ cho nên nhiều người đã tìm cách dịch nó ra chữ Nôm. Có nhiều bản dịch và phỏng dịch của Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khản, Bạch Liên Am Nguyễn, Phan Huy Ích. Trong số có những bản dịch đó, có một bản dịch thành công nhất được gọi là Bài hiện hành. Vấn đề ai là tác giả bản dịch đó còn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng đó là Đoàn Thị Điểm, nhưng theo một khuynh hướng khác thì tác giả bản dịch đó là Phan Huy Ích. Ngoài Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn có một số bài thơ, bài phú tả cảnh thiên nhiên, chỉ còn lưu lại một số bài như Tiêu tương bát cảnh, ba bài phú Trương Hàn tư thuần lô, Trương Lương bố ý, Khấu môn thanh. Khuynh hướng chung của thơ văn ông là đi sâu vào tình cảm, đi sâu vào nỗi lòng trắc ẩn, phức tạp, sâu kín của con người, nhất là đối với người phụ nữ. Giống như những tác giả thơ văn ở thời này,ông cũng có những đóng góp lớn cho nền văn học thơ ca Việt Nam.