Đạo hiếu trong Nho gia?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hiếu thảo hay sự thương mến cha mẹ chính là cội nguồn của Nhân. Hữu Tử, một môn đồ của Khổng Tử cũng khẳng định rằng Hiếu là gốc của tất cả những điều Nhân. Vì Nhân là đức tính đứng đầu trong muôn đức, là tinh chất để tạo nên nhân cách của một bậc Quân tử, mà Hiếu là cội gốc của Nhân nên Hiếu được xem là nền tảng đạo đức của người Quân tử. Hiếu kinh, tác phẩm chính của Nho giáo nói về đạo hiếu được mở đầu như sau: “Hiếu là gốc của đức, là nguồn của giáo…thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám tổn thương đó là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế, để làm rạng rỡ cha mẹ, đó là kết cục của hiếu. Xét về hiếu, khởi đầu là lo việc song thân, kế đến là việc vua tôi, sau cùng mới đến việc lập thân.”. Bản kinh này cũng dẫn lời của đức Khổng Tử về đạo hiếu rằng: “Người con hiếu phụng dưỡng cha mẹ, ăn ở phải hết sức cung kính, cung dưỡng cha mẹ phải hết mực vui vẻ, khi cha mẹ đau ốm phải lo lắng hết lòng, khi lo việc tang lễ phải cực kỳ thương xót, khi cúng tế cha mẹ phải vô cùng trang nghiêm.” Hai đoạn này trong Hiếu kinh đã tóm thâu được ý nghĩa của chữ hiếu trong Nho giáo. Người con hiếu là người luôn giữ gìn và không làm tổn thương đến thân thể mà cha mẹ đã sanh ra, phải sống làm sao hầu để lại danh thơm tiếng tốt ở đời, làm cho cha mẹ, dòng tộc mình được rạng rỡ, lo cho chữ hiếu, chữ trung trước rồi sau mới lo cho mình. Đối với cha mẹ, lòng hiếu thảo của người con phải được thể hiện trên cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần. Về phương diện đầu, người con phải thực hiện ba điều căn bản: chăm sóc cha mẹ chu đáo, luôn ý thức rằng thân thể mình được tạo thành từ máu thịt cha mẹ nên phải biết quí trọng nó và phải lập gia đình, sanh con để nói dõi tông đường. Theo Mạnh Tử, xét về phương diện thế tục, có năm điều được xem là bất hiếu: thứ nhất cơ thể lười biếng, chẳng đoái hoài đến việc phụng dưỡng cha mẹ; thứ hai, đam mê cờ bạc rượu chè, chẳng nghĩ đến việc phụng dưỡng cha mẹ; thứ ba, chạy theo của cải, tiền tài, chỉ nghĩ đến vợ con mà chẳng lo báo ân cha mẹ; thứ tư, đắm vào dục lạc sắc thanh làm cho cha mẹ tủi nhục; thứ năm, ưa thích sự kiêu hùng, đấu tranh, tàn nhẫn làm nguy hại cho cha mẹ.
Trả lời
Hiếu thảo hay sự thương mến cha mẹ chính là cội nguồn của Nhân. Hữu Tử, một môn đồ của Khổng Tử cũng khẳng định rằng Hiếu là gốc của tất cả những điều Nhân. Vì Nhân là đức tính đứng đầu trong muôn đức, là tinh chất để tạo nên nhân cách của một bậc Quân tử, mà Hiếu là cội gốc của Nhân nên Hiếu được xem là nền tảng đạo đức của người Quân tử. Hiếu kinh, tác phẩm chính của Nho giáo nói về đạo hiếu được mở đầu như sau: “Hiếu là gốc của đức, là nguồn của giáo…thân thể tóc da, nhận từ cha mẹ, không dám tổn thương đó là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế, để làm rạng rỡ cha mẹ, đó là kết cục của hiếu. Xét về hiếu, khởi đầu là lo việc song thân, kế đến là việc vua tôi, sau cùng mới đến việc lập thân.”. Bản kinh này cũng dẫn lời của đức Khổng Tử về đạo hiếu rằng: “Người con hiếu phụng dưỡng cha mẹ, ăn ở phải hết sức cung kính, cung dưỡng cha mẹ phải hết mực vui vẻ, khi cha mẹ đau ốm phải lo lắng hết lòng, khi lo việc tang lễ phải cực kỳ thương xót, khi cúng tế cha mẹ phải vô cùng trang nghiêm.” Hai đoạn này trong Hiếu kinh đã tóm thâu được ý nghĩa của chữ hiếu trong Nho giáo. Người con hiếu là người luôn giữ gìn và không làm tổn thương đến thân thể mà cha mẹ đã sanh ra, phải sống làm sao hầu để lại danh thơm tiếng tốt ở đời, làm cho cha mẹ, dòng tộc mình được rạng rỡ, lo cho chữ hiếu, chữ trung trước rồi sau mới lo cho mình. Đối với cha mẹ, lòng hiếu thảo của người con phải được thể hiện trên cả hai phương diện vật chất lẫn tinh thần. Về phương diện đầu, người con phải thực hiện ba điều căn bản: chăm sóc cha mẹ chu đáo, luôn ý thức rằng thân thể mình được tạo thành từ máu thịt cha mẹ nên phải biết quí trọng nó và phải lập gia đình, sanh con để nói dõi tông đường. Theo Mạnh Tử, xét về phương diện thế tục, có năm điều được xem là bất hiếu: thứ nhất cơ thể lười biếng, chẳng đoái hoài đến việc phụng dưỡng cha mẹ; thứ hai, đam mê cờ bạc rượu chè, chẳng nghĩ đến việc phụng dưỡng cha mẹ; thứ ba, chạy theo của cải, tiền tài, chỉ nghĩ đến vợ con mà chẳng lo báo ân cha mẹ; thứ tư, đắm vào dục lạc sắc thanh làm cho cha mẹ tủi nhục; thứ năm, ưa thích sự kiêu hùng, đấu tranh, tàn nhẫn làm nguy hại cho cha mẹ.