Để làm được một bài văn theo một kiểu văn bản nào đó, người viết phải luyện tập bao nhiêu kỹ năng?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Có 4 nhóm kỹ năng tạo lập văn bản, chúng tạo thành một quy trình thống nhất theo thứ tự: Tìm hiểu – phân tích đề, Tìm ý và lập dàn ý, Diễn đạt, Trình bày. Mỗi nhóm kỹ năng hướng đến một nhiệm vụ cụ thể. * Nhóm kỹ năng tìm hiểu đề - phân tích đề - Nhiệm vụ: Xác định vấn đề trọng tâm mà bài viết cần làm sáng tỏ và hướng giải quyết. - Tác dụng: Tránh lỗi lạc đề. - Muốn nhận thức được đề cho đúng và trúng cần đọc kỹ và trả lời các câu hỏi sau: + Vấn đề trọng tâm của đề bài cần làm nổi bật ở đây là gì? + Đề văn này thuộc kiểu văn bản nào? + Phương thức biểu đạt chính và các phương thức có thể kết hợp? + Phạm vi kiến thức cần huy động và làm sáng tỏ ở đây là gì? * Nhóm kỹ năng tìm ý và lập dàn ý - Nhiệm vụ: Tìm ra được nhiều ý, ý mới, ý hay và tổ chức sắp xếp các ý một cách hợp lý làm nổi bật được vấn đề trọng tâm. - Tác dụng: Tránh được các ý như không có ý, thiếu ý, ý cũ mòn, ý trùng lặp, lộn xộn. - Để tìm được ý cho một đề văn, người viết đặt ra câu hỏi và tìm cách trả lời nhằm soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ kỹ hơn và thấu đáo hơn. Từ những câu hỏi lớn, người ta lại đặt những câu hỏi nhỏ hơn để triển khai các ý lớn. - Có ý rồi, người viết cần biết cách tổ chức, sắp xếp các ý thành một hệ thống để làm nổi bật đối tượng, vấn đề theo bố cục sau: + Mở bài: Giới thiệu đối tượng, vấn đề trọng tâm caafnlafm sáng tỏ. + Thân bài: Triển khai, cụ thể hóa đối tượng, vấn đề trọng tâm bằng hệ thống ý được sắp xếp một cách hợp lý. + Kết bài: Chốt lại vấn đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân. Người viết có thể sắp xếp các ý một cách linh hoạt tùy vào vấn đề, đối tượng cần thuyết phục. - Cần tránh các lỗi như: Lạc ý, thiếu ý, lặp ý, ý lộn xộn. * Nhóm kỹ năng diễn đạt - Nhiệm vụ: Bằng các phương tiện ngôn ngữ tạo ra được chất văn, cảm xúc và giọng điệu độc đáo, sắc sảo. - Tác dụng: Tránh được các lỗi viết khô khan, cứng nhắc, diễn đạt ngô nghê, thô vụng; giúp cho bài viết hay hơn. - Diễn đạt có hay hay không phụ thuộc vào một số yếu tố sau: + Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết. + Dùng từ độc đáo. + Viết câu linh hoạt. + Viết câu văn có hình ảnh. + So sánh văn học. + Lập luận chặt chẽ, sắc sảo. + Phân tích dẫn chứng. * Nhóm kỹ năng trình bày - Nhiệm vụ: Thể hiện nội dung bài viết trên trang giấy sao cho cân đối, sáng sủa, sạch sẽ, đẹp mắt. - Tác dụng: Tránh trình bày cẩu thả, tùy tiện, giúp cho bài viết đẹp hơn. - Muốn trình bày đúng và đẹp cần chú ý một số yếu tố sau: + Chữ viết sáng sủa, sách sẽ, không sai chính tả. + Lề và bố cục các phần rõ rệt. + Quy cách trích dẫn. + Trình bày dẫn chứng. Tham khảo: 1. Giáo trình Làm văn, PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống (CB), 2008, NXB Đại học Sư phạm
Trả lời
Có 4 nhóm kỹ năng tạo lập văn bản, chúng tạo thành một quy trình thống nhất theo thứ tự: Tìm hiểu – phân tích đề, Tìm ý và lập dàn ý, Diễn đạt, Trình bày. Mỗi nhóm kỹ năng hướng đến một nhiệm vụ cụ thể. * Nhóm kỹ năng tìm hiểu đề - phân tích đề - Nhiệm vụ: Xác định vấn đề trọng tâm mà bài viết cần làm sáng tỏ và hướng giải quyết. - Tác dụng: Tránh lỗi lạc đề. - Muốn nhận thức được đề cho đúng và trúng cần đọc kỹ và trả lời các câu hỏi sau: + Vấn đề trọng tâm của đề bài cần làm nổi bật ở đây là gì? + Đề văn này thuộc kiểu văn bản nào? + Phương thức biểu đạt chính và các phương thức có thể kết hợp? + Phạm vi kiến thức cần huy động và làm sáng tỏ ở đây là gì? * Nhóm kỹ năng tìm ý và lập dàn ý - Nhiệm vụ: Tìm ra được nhiều ý, ý mới, ý hay và tổ chức sắp xếp các ý một cách hợp lý làm nổi bật được vấn đề trọng tâm. - Tác dụng: Tránh được các ý như không có ý, thiếu ý, ý cũ mòn, ý trùng lặp, lộn xộn. - Để tìm được ý cho một đề văn, người viết đặt ra câu hỏi và tìm cách trả lời nhằm soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ kỹ hơn và thấu đáo hơn. Từ những câu hỏi lớn, người ta lại đặt những câu hỏi nhỏ hơn để triển khai các ý lớn. - Có ý rồi, người viết cần biết cách tổ chức, sắp xếp các ý thành một hệ thống để làm nổi bật đối tượng, vấn đề theo bố cục sau: + Mở bài: Giới thiệu đối tượng, vấn đề trọng tâm caafnlafm sáng tỏ. + Thân bài: Triển khai, cụ thể hóa đối tượng, vấn đề trọng tâm bằng hệ thống ý được sắp xếp một cách hợp lý. + Kết bài: Chốt lại vấn đề, nêu suy nghĩ, bài học cho bản thân. Người viết có thể sắp xếp các ý một cách linh hoạt tùy vào vấn đề, đối tượng cần thuyết phục. - Cần tránh các lỗi như: Lạc ý, thiếu ý, lặp ý, ý lộn xộn. * Nhóm kỹ năng diễn đạt - Nhiệm vụ: Bằng các phương tiện ngôn ngữ tạo ra được chất văn, cảm xúc và giọng điệu độc đáo, sắc sảo. - Tác dụng: Tránh được các lỗi viết khô khan, cứng nhắc, diễn đạt ngô nghê, thô vụng; giúp cho bài viết hay hơn. - Diễn đạt có hay hay không phụ thuộc vào một số yếu tố sau: + Giọng văn và sự thay đổi giọng văn trong bài viết. + Dùng từ độc đáo. + Viết câu linh hoạt. + Viết câu văn có hình ảnh. + So sánh văn học. + Lập luận chặt chẽ, sắc sảo. + Phân tích dẫn chứng. * Nhóm kỹ năng trình bày - Nhiệm vụ: Thể hiện nội dung bài viết trên trang giấy sao cho cân đối, sáng sủa, sạch sẽ, đẹp mắt. - Tác dụng: Tránh trình bày cẩu thả, tùy tiện, giúp cho bài viết đẹp hơn. - Muốn trình bày đúng và đẹp cần chú ý một số yếu tố sau: + Chữ viết sáng sủa, sách sẽ, không sai chính tả. + Lề và bố cục các phần rõ rệt. + Quy cách trích dẫn. + Trình bày dẫn chứng. Tham khảo: 1. Giáo trình Làm văn, PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống (CB), 2008, NXB Đại học Sư phạm