Hãy nêu các bước thiết kế giáo án nhằm phát triển năng lực cho học sinh phù hợp với môn Ngữ văn?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Các bước thiết kế giáo án: 1) Xác định mục tiêu học tập - Mục tiêu học tập là những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học phải đạt được sau khi kết thúc bài dạy. - Nếu giáo án là kế hoạch giảng dạy cho một kỹ năng, mục tiêu hướng đến giải quyết trọn vẹn một kỹ năng thông qua một bài học, một tác phẩm. Nếu giáo án là kế hoạch giảng dạy cho một phần kỹ năng thì mục tiêu hướng đến giải quyết phần kỹ năng được xác định. 2) Thiết kế hình thức tổ chức DH: Hình thức tổ chức DH là toàn bộ những cách thức tổ chức - HĐ của GV và HS trong quá trình DH ở thời gian và địa điểm nhất định nhằm thực hiện những nhiệm vụ DH. - Trong thực tế, tùy thuộc vào số lượng học sinh, đặc điểm nội dung học tập, điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian và không gian DH, đặc điểm HĐ của thầy - trò và mục tiêu học tập cần đạt GV có thể thiết kế các hình thức tổ chức DH như: theo cá nhân, theo nhóm,… 3) Thiết kế nội dung học tập - Căn cứ vào mục tiêu học tập đã xác định cho bài dạy để xác định các nội dung học tập. Các nội dung học tập cần được xây dựng tích hợp theo trình tự lôgíc, phù hợp với tiến trình thực hiện bài dạy được quy định trong mẫu giáo án. - Việc xác định nội dung học tập phải tiến hành những công việc sau đây: + Xác định các bước thực hiện công việc/ các kỹ năng; + Xác định những kiến thức liên quan đến việc hình thành từng kỹ năng; + Cấu trúc các nội dung học theo logic nhất định, phù hợp tiến trình dạy học. 4) Thiết kế các hoạt động dạy - học và phương tiện - Căn cứ đặc điểm của từng nội dung học tập để thiết kế các hoạt động của GV và HS theo định hướng phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình học tập. - Mỗi hoạt động của HS cần có ít nhất một hoạt động tương ứng của GV để hướng dẫn, tổ chức. - Thiết kế HĐ dạy - học không phải là nêu tên các HĐ hay tên của phương pháp DH mà cần mô tả rõ cách thức triển khai HĐ của GV và HS. - Với mỗi HĐ cần chỉ rõ tên HĐ; mục tiêu của HĐ; cách tiến hành HĐ. - Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học, giáo viên lựa chọn các phương tiện phù hợp nhằm tổ chức tốt nhất hoạt động dạy – học. Việc sử dụng các phương tiện phải được mô tả trong các hoạt động dạy – học. 5) Thiết kế tổng kết và hướng dẫn học tập - Thiết kế tổng kết: Những nội dung cốt lõi về kiến thức, kỹ năng cần được củng cố, hệ thống lại nhằm làm cho HS hiểu được bài học một cách sâu sắc. Giáo viên nên sử dụng các phương tiện trực quan như bản vẽ, sơ đồ, mô hình, sản phẩm,...để tổ chức các hoạt động củng cố. - Thiết kế hướng dẫn học tập: Không đơn giản là giao bài tập hoặc nhiệm vụ về nhà. Điều chủ yếu nhất của khâu này là GV hướng dẫn cách học, khuyến khích tìm kiếm tư liệu, chuẩn bị các điều kiện phục vụ học tập bài tiếp theo. 6) Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án. Khi xác định thời gian thực hiện các nội dung của giáo án cần chú trọng thời gian thực hiện dạy – học từng kĩ năng.
Trả lời
Các bước thiết kế giáo án: 1) Xác định mục tiêu học tập - Mục tiêu học tập là những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học phải đạt được sau khi kết thúc bài dạy. - Nếu giáo án là kế hoạch giảng dạy cho một kỹ năng, mục tiêu hướng đến giải quyết trọn vẹn một kỹ năng thông qua một bài học, một tác phẩm. Nếu giáo án là kế hoạch giảng dạy cho một phần kỹ năng thì mục tiêu hướng đến giải quyết phần kỹ năng được xác định. 2) Thiết kế hình thức tổ chức DH: Hình thức tổ chức DH là toàn bộ những cách thức tổ chức - HĐ của GV và HS trong quá trình DH ở thời gian và địa điểm nhất định nhằm thực hiện những nhiệm vụ DH. - Trong thực tế, tùy thuộc vào số lượng học sinh, đặc điểm nội dung học tập, điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian và không gian DH, đặc điểm HĐ của thầy - trò và mục tiêu học tập cần đạt GV có thể thiết kế các hình thức tổ chức DH như: theo cá nhân, theo nhóm,… 3) Thiết kế nội dung học tập - Căn cứ vào mục tiêu học tập đã xác định cho bài dạy để xác định các nội dung học tập. Các nội dung học tập cần được xây dựng tích hợp theo trình tự lôgíc, phù hợp với tiến trình thực hiện bài dạy được quy định trong mẫu giáo án. - Việc xác định nội dung học tập phải tiến hành những công việc sau đây: + Xác định các bước thực hiện công việc/ các kỹ năng; + Xác định những kiến thức liên quan đến việc hình thành từng kỹ năng; + Cấu trúc các nội dung học theo logic nhất định, phù hợp tiến trình dạy học. 4) Thiết kế các hoạt động dạy - học và phương tiện - Căn cứ đặc điểm của từng nội dung học tập để thiết kế các hoạt động của GV và HS theo định hướng phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình học tập. - Mỗi hoạt động của HS cần có ít nhất một hoạt động tương ứng của GV để hướng dẫn, tổ chức. - Thiết kế HĐ dạy - học không phải là nêu tên các HĐ hay tên của phương pháp DH mà cần mô tả rõ cách thức triển khai HĐ của GV và HS. - Với mỗi HĐ cần chỉ rõ tên HĐ; mục tiêu của HĐ; cách tiến hành HĐ. - Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học, giáo viên lựa chọn các phương tiện phù hợp nhằm tổ chức tốt nhất hoạt động dạy – học. Việc sử dụng các phương tiện phải được mô tả trong các hoạt động dạy – học. 5) Thiết kế tổng kết và hướng dẫn học tập - Thiết kế tổng kết: Những nội dung cốt lõi về kiến thức, kỹ năng cần được củng cố, hệ thống lại nhằm làm cho HS hiểu được bài học một cách sâu sắc. Giáo viên nên sử dụng các phương tiện trực quan như bản vẽ, sơ đồ, mô hình, sản phẩm,...để tổ chức các hoạt động củng cố. - Thiết kế hướng dẫn học tập: Không đơn giản là giao bài tập hoặc nhiệm vụ về nhà. Điều chủ yếu nhất của khâu này là GV hướng dẫn cách học, khuyến khích tìm kiếm tư liệu, chuẩn bị các điều kiện phục vụ học tập bài tiếp theo. 6) Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án. Khi xác định thời gian thực hiện các nội dung của giáo án cần chú trọng thời gian thực hiện dạy – học từng kĩ năng.