Khái quát các thời kỳ phát triển Phật giáo ở Hàn Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Cũng như ở hầu hết các nước phương Đông, khi Phật giáo chưa du nhập vào Hàn Quốc thì Nho giáo đã có mặt và bám rễ sâu trong đời sống văn hóa xã hội đất nước này. Mặc dù vậy, Phật giáo cũng có mặt trên đất nước Hàn Quốc tương đối sớm và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội người dân xứ Hàn. Mặc dù các học giả vẫn tranh luận về khả năng đạo Phật có thể du nhập vào Hàn Quốc trực tiếp từ nước Ấn Độ nhưng nhìn chung những cứ liệu lịch sử không ủng hộ ý kiến này. Mà phần lớn các ý kiến đều cho rằng đạo Phật truyền từ Trung Quốc sang bán đảo Hàn Quốc, và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đạo Phật theo hệ phái Đại thừa Trung Quốc. Cho tới nay, đạo Phật đã tồn tại ở Hàn Quốc khoảng 1.600 năm và trong suốt giai đoạn lịch sử đó, đạo Phật đã hình thành truyền thống sâu sắc và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho đất nước này. 1. Thời kì ba Vương quốc (57 TCN – 668 CN). Năm 372, đạo Phật được truyền tới Vương triều Goguryeo (37 TCN – 668 CN); sau đó là tới Vương triều Baekje (18 TCN – 660 CN) vào năm 384 và cuối cùng đến Vương triều Silla (57 TCN – 935 CN) năm 527. Phật giáo hưng thịnh nhất ở Vương triều Silla, Phật giáo Silla được đại diện cho Phật giáo trong thời kì ba Vương quốc, đồng thời cũng tượng trưng cho giai đoạn mới trong sự truyền bá đạo Phật đến các nước phương Đông. Phật giáo phát triển mạnh ở cả ba Vương quốc với các đền, chùa được xây dựng ở khắp mọi nơi, những nghi lễ Phật giáo được tiến hành như những nghi thức quốc gia, đạo Phật được xem là một tôn giáo chính thống. Phật giáo Silla không chỉ đưa đến hệ tư tưởng chính trị xã hội thống nhất đất nước mà còn truyền nguồn cảm hứng vào cuộc sống tri thức, nghiên cứu học thuật và nghệ thuật sáng tạo của con người. Thời điểm này xuất hiện những nhà tư tưởng xuất chúng như Woncheuk, Wonhyo và Uisang.... Điều này cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật đối với hoạt động tri thức và phát triển văn hoá của người dân Hàn xưa. 2. Thời kì Vương triều Silla hợp nhất (668-935) Những năm đầu của Phật giáo Silla, sự ràng buộc tôn giáo giữa những người cầm quyền và những người bị cầm quyền phải chịu ơn rất nhiều đức tin vào Phật Di Lặc, Đức Phật của tương lai. Sự thâm nhập Phật học trong Phật giáo Vương triều Silla thể hiện ở việc đặc biệt coi trọng và nghiên cứu sâu những bộ kinh Phật Đại thừa, như: Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra), Kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika Sutra). Phật học viện ra đời có ảnh hưởng lớn trong Phật giáo Hàn Quốc giai đoạn này, với công lao của nhà tư tưởng Phật giáo bậc thầy Uisang (625-702). Cuối thời kì Silla hợp nhất, Phật giáo Seon (Thiền tông) du nhập vào Hàn Quốc. Đạo Phật Seon Hàn Quốc khởi đầu như một phong trào tôn giáo không chính thống bởi các nhà sư bị tước đoạt quyền lợi ở khu vực nông thôn. Từ thời kì Silla cuối cùng đến kỉ nguyên Goryeo đầu tiên (TK IX tới TK XI), trung tâm Thiền thành lập. Dần trở thành xu hướng chủ đạo của Phật giáo Hàn Quốc. 3. Thời kì Goryeo (918-1392) Phật giáo dưới triều đại Goryeo cũng giữ vai trò là nguồn cảm hứng cho sáng tác nghệ thuật và nghiên cứu chuyên môn học thuật sâu. Một trong những thành tựu to lớn nhất là nghệ thuật chạm khắc Tripitaka Koreana (Tam Tạng kinh Hàn bản). Đây là Bộ Kinh Phật được thực hiện vào đầu thế kỉ 13 trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh với người Mông Cổ. Bộ Kinh này bao gồm hơn 80.000 mộc bản. Tam Tạng kinh là một công trình quốc gia được tạo nên không chỉ bởi công sức của chính quyền mà còn toàn thể dân chúng, là sự kết tinh của một nền văn hóa dân tộc bắt nguồn từ đức tin Phật giáo. Tới cuối triều đại Goryeo, sự chiếm hữu đất xây dựng chùa thờ Phật gia tăng hàng năm, việc miễn thuế và các nghi lễ quốc gia được tổ chức trên diện rộng đã trở thành gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước. Hơn nữa, những vụ việc các nhà sư tham nhũng, cùng với sự dính líu của họ tới những cuộc tranh giành quyền lực chính trị, tiền tệ hay những vụ bê bối khác đã diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Do đó, trước sự biến đổi của triều đại, Phật giáo đã phải chịu đựng những tổn thất nặng nề. 4. Thời kì Joseon (1392-1910) Đây là kỉ nguyên tối tăm đối với Phật giáo. Tân Khổng giáo nổi bật lên như một thế lực mới, đàn áp Phật giáo một cách có hệ thống, sự quản lí nhà nước đối với Phật giáo ngày càng trở nên căng thẳng. Nhà nước đưa ra lệnh cấm xây dựng các đền thờ gần thị trấn, nhiều đền thờ đã bị phá hủy. Những tu viện phải ẩn sâu trong núi. Do đó, Phật giáo đã mất đi địa vị của mình trong nền văn hóa xã hội Hàn Quốc. Phật giáo chủ yếu được liên tưởng trong nhận thức của dân chúng đối với thực tế Saman giáo và tín ngưỡng dân gian. Dù vậy, Phật giáo vẫn tồn tại nhờ vào sự nỗ lực mang đến sự an ủi đối với sự đau khổ của toàn thể dân chúng trong xã hội Joseon. 5. Thời kỳ cận đại Đến cuối TK XIX, các cường quốc đế quốc trên thế giới tranh giành quyền thống trị Bán đảo Hàn Quốc. Năm 1910 Nhật thôn tính Hàn Quốc. Nhật Bản thực hiện chế độ thuộc địa với hệ thống chính sách Nhật hoá văn hóa. Trong đó, Phật giáo đã trở thành đối tượng chính. Các nhà sư Hàn Quốc được ủng hộ kết hôn, từ bỏ truyền thống sống độc thân, như các nhà sư Tân Tăng Nhật Bản đang làm. Nhiều tu sỹ Phật giáo Hàn Quốc đã làm như vậy gây ra cuộc xung đột nghiêm trọng trong cộng đồng Phật giáo diễn ra sau khi Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách thống trị Nhật Bản năm 1945. Những nhà tu hành còn độc thân muốn xua đuổi những nhà sư đã kết hôn ra khỏi cộng đồng Phật giáo. Sau vài thập kỉ đấu tranh gay gắt, hai phe phái Jogye và Taego, tiêu biểu cho hai chủ trương nhà tu hành phải sống độc thân hay được kết hôn, thỏa thuận cùng chung sống như hai dòng Phật giáo lớn nhất ở Hàn Quốc. Ngày nay, tại Hàn Quốc người ta ít phân biệt các tông phái đạo Phật và thực hành song song với nhau thiền quán, niệm Phật A-di-đà và tụng kinh. Phép niệm thần chú cũng được truyền bá rộng rãi.. Trong giới trí thức, Thiền tông được nhiều người theo trong lúc giới dân giã lấy niệm danh hiệu các đức Phật làm chủ yếu. Trộn lẫn với đạo Phật là hình thức thờ đa thần như thần núi, linh vật, thần tinh tú.
Trả lời
Cũng như ở hầu hết các nước phương Đông, khi Phật giáo chưa du nhập vào Hàn Quốc thì Nho giáo đã có mặt và bám rễ sâu trong đời sống văn hóa xã hội đất nước này. Mặc dù vậy, Phật giáo cũng có mặt trên đất nước Hàn Quốc tương đối sớm và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội người dân xứ Hàn. Mặc dù các học giả vẫn tranh luận về khả năng đạo Phật có thể du nhập vào Hàn Quốc trực tiếp từ nước Ấn Độ nhưng nhìn chung những cứ liệu lịch sử không ủng hộ ý kiến này. Mà phần lớn các ý kiến đều cho rằng đạo Phật truyền từ Trung Quốc sang bán đảo Hàn Quốc, và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đạo Phật theo hệ phái Đại thừa Trung Quốc. Cho tới nay, đạo Phật đã tồn tại ở Hàn Quốc khoảng 1.600 năm và trong suốt giai đoạn lịch sử đó, đạo Phật đã hình thành truyền thống sâu sắc và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho đất nước này. 1. Thời kì ba Vương quốc (57 TCN – 668 CN). Năm 372, đạo Phật được truyền tới Vương triều Goguryeo (37 TCN – 668 CN); sau đó là tới Vương triều Baekje (18 TCN – 660 CN) vào năm 384 và cuối cùng đến Vương triều Silla (57 TCN – 935 CN) năm 527. Phật giáo hưng thịnh nhất ở Vương triều Silla, Phật giáo Silla được đại diện cho Phật giáo trong thời kì ba Vương quốc, đồng thời cũng tượng trưng cho giai đoạn mới trong sự truyền bá đạo Phật đến các nước phương Đông. Phật giáo phát triển mạnh ở cả ba Vương quốc với các đền, chùa được xây dựng ở khắp mọi nơi, những nghi lễ Phật giáo được tiến hành như những nghi thức quốc gia, đạo Phật được xem là một tôn giáo chính thống. Phật giáo Silla không chỉ đưa đến hệ tư tưởng chính trị xã hội thống nhất đất nước mà còn truyền nguồn cảm hứng vào cuộc sống tri thức, nghiên cứu học thuật và nghệ thuật sáng tạo của con người. Thời điểm này xuất hiện những nhà tư tưởng xuất chúng như Woncheuk, Wonhyo và Uisang.... Điều này cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật đối với hoạt động tri thức và phát triển văn hoá của người dân Hàn xưa. 2. Thời kì Vương triều Silla hợp nhất (668-935) Những năm đầu của Phật giáo Silla, sự ràng buộc tôn giáo giữa những người cầm quyền và những người bị cầm quyền phải chịu ơn rất nhiều đức tin vào Phật Di Lặc, Đức Phật của tương lai. Sự thâm nhập Phật học trong Phật giáo Vương triều Silla thể hiện ở việc đặc biệt coi trọng và nghiên cứu sâu những bộ kinh Phật Đại thừa, như: Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka Sutra), Kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika Sutra). Phật học viện ra đời có ảnh hưởng lớn trong Phật giáo Hàn Quốc giai đoạn này, với công lao của nhà tư tưởng Phật giáo bậc thầy Uisang (625-702). Cuối thời kì Silla hợp nhất, Phật giáo Seon (Thiền tông) du nhập vào Hàn Quốc. Đạo Phật Seon Hàn Quốc khởi đầu như một phong trào tôn giáo không chính thống bởi các nhà sư bị tước đoạt quyền lợi ở khu vực nông thôn. Từ thời kì Silla cuối cùng đến kỉ nguyên Goryeo đầu tiên (TK IX tới TK XI), trung tâm Thiền thành lập. Dần trở thành xu hướng chủ đạo của Phật giáo Hàn Quốc. 3. Thời kì Goryeo (918-1392) Phật giáo dưới triều đại Goryeo cũng giữ vai trò là nguồn cảm hứng cho sáng tác nghệ thuật và nghiên cứu chuyên môn học thuật sâu. Một trong những thành tựu to lớn nhất là nghệ thuật chạm khắc Tripitaka Koreana (Tam Tạng kinh Hàn bản). Đây là Bộ Kinh Phật được thực hiện vào đầu thế kỉ 13 trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh với người Mông Cổ. Bộ Kinh này bao gồm hơn 80.000 mộc bản. Tam Tạng kinh là một công trình quốc gia được tạo nên không chỉ bởi công sức của chính quyền mà còn toàn thể dân chúng, là sự kết tinh của một nền văn hóa dân tộc bắt nguồn từ đức tin Phật giáo. Tới cuối triều đại Goryeo, sự chiếm hữu đất xây dựng chùa thờ Phật gia tăng hàng năm, việc miễn thuế và các nghi lễ quốc gia được tổ chức trên diện rộng đã trở thành gánh nặng lớn đối với ngân sách nhà nước. Hơn nữa, những vụ việc các nhà sư tham nhũng, cùng với sự dính líu của họ tới những cuộc tranh giành quyền lực chính trị, tiền tệ hay những vụ bê bối khác đã diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Do đó, trước sự biến đổi của triều đại, Phật giáo đã phải chịu đựng những tổn thất nặng nề. 4. Thời kì Joseon (1392-1910) Đây là kỉ nguyên tối tăm đối với Phật giáo. Tân Khổng giáo nổi bật lên như một thế lực mới, đàn áp Phật giáo một cách có hệ thống, sự quản lí nhà nước đối với Phật giáo ngày càng trở nên căng thẳng. Nhà nước đưa ra lệnh cấm xây dựng các đền thờ gần thị trấn, nhiều đền thờ đã bị phá hủy. Những tu viện phải ẩn sâu trong núi. Do đó, Phật giáo đã mất đi địa vị của mình trong nền văn hóa xã hội Hàn Quốc. Phật giáo chủ yếu được liên tưởng trong nhận thức của dân chúng đối với thực tế Saman giáo và tín ngưỡng dân gian. Dù vậy, Phật giáo vẫn tồn tại nhờ vào sự nỗ lực mang đến sự an ủi đối với sự đau khổ của toàn thể dân chúng trong xã hội Joseon. 5. Thời kỳ cận đại Đến cuối TK XIX, các cường quốc đế quốc trên thế giới tranh giành quyền thống trị Bán đảo Hàn Quốc. Năm 1910 Nhật thôn tính Hàn Quốc. Nhật Bản thực hiện chế độ thuộc địa với hệ thống chính sách Nhật hoá văn hóa. Trong đó, Phật giáo đã trở thành đối tượng chính. Các nhà sư Hàn Quốc được ủng hộ kết hôn, từ bỏ truyền thống sống độc thân, như các nhà sư Tân Tăng Nhật Bản đang làm. Nhiều tu sỹ Phật giáo Hàn Quốc đã làm như vậy gây ra cuộc xung đột nghiêm trọng trong cộng đồng Phật giáo diễn ra sau khi Hàn Quốc được giải phóng khỏi ách thống trị Nhật Bản năm 1945. Những nhà tu hành còn độc thân muốn xua đuổi những nhà sư đã kết hôn ra khỏi cộng đồng Phật giáo. Sau vài thập kỉ đấu tranh gay gắt, hai phe phái Jogye và Taego, tiêu biểu cho hai chủ trương nhà tu hành phải sống độc thân hay được kết hôn, thỏa thuận cùng chung sống như hai dòng Phật giáo lớn nhất ở Hàn Quốc. Ngày nay, tại Hàn Quốc người ta ít phân biệt các tông phái đạo Phật và thực hành song song với nhau thiền quán, niệm Phật A-di-đà và tụng kinh. Phép niệm thần chú cũng được truyền bá rộng rãi.. Trong giới trí thức, Thiền tông được nhiều người theo trong lúc giới dân giã lấy niệm danh hiệu các đức Phật làm chủ yếu. Trộn lẫn với đạo Phật là hình thức thờ đa thần như thần núi, linh vật, thần tinh tú.