Khái quát quá trình biên tập sách Việt âm thi tập

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

越 音 詩 集 Việt âm thi tập là bộ thơ chữ hán sưu tập của nhiều thời đại, nhiều tác giả, được gọi là Việt âm thi tập vì được đọc theo cách phát âm của người Việt, ra đời trong bối cảnh quan trọng, khẳng định chữ Hán du nhập vào Việt Nam và được sử dụng trong văn bản hành chính được nhiều người Việt tiếp thu, áp dụng sử dụng linh hoạt. - Việt âm thi tập là bộ hợp tuyển thơ Việt Nam đầu tiên trong số ba bộ xuất hiện kế tiếp ở thế kỉ 15. Được triều đình “sắc tứ san hành” có nghĩa là cho phép được khắc in và ban hành, được coi như một bộ quốc thi. Sách do Phan Phu Tiên khởi biên và Chu Xa tục biên. Lý Tử Tấn phê điểm và lựa chọn thơ. - Mùa thu năm Quý Sửu, niên hiệu Thuận Thiên thứ 6 đời Lê Thái Tổ (1433), bộ hợp tuyển Việt âm thi tập về căn bản đã hoàn thành. Phan Phu Tiên viết lời tựa với những lời tâm huyết như sau: " Lòng hướng đến chỗ nào nhất định thể hiện ra ở lời. Cho nên thơ dùng để nói cái chí vậy (...) Các bậc đế vương cho đến quan, sĩ, đại phu các đời gần đây, không có ai là không lưu tâm đến học thuật. Sớm tối ngâm vịnh thơ ca miêu tả những nỗi u hoài chất chứa trong lòng, đều có thi tập lưu hành ở đời nạn binh lửa khiến cho bộ thi tập không còn nữa tiếc thay! (... ) Các quân tử đời sau có chí tìm rộng thì hãy biên tập thành quyển chỉnh chu hơn. Cơ hồ không than văn bỏ xót mất những hạt trai nơi biển cả". - Việt âm thi tập được biên soạn trong khoảng thời gian khá dài với công khởi soạn của Phan Phu Tiên giữ chức Đồng tu sử ở Viện Quốc sử. Đến năm 1433, Phan Phu Tiên hoàn thành biên soạn chuẩn bị mang đi khắc in, nhưng ông phải đi làm quan nơi khác nên công việc khắc in bị bỏ ngang. - Sau đó Chu Xa thấy bản thảo vẫn còn nhiều thiếu sót nên ông đã xin triều đình tiếp tục sưu tập hoàn thiện và khắc in (Chu Xa có vai trò là “tục thái”) . Sau đó Chu Xa còn mời Lý Tử Tấn (Nguyễn Tấn) - Hàn Lâm Viện Học Sĩ, là vị quan có tài văn chương phê diểm và lựa chọn thơ. Đến năm 1459, Việt âm thi tập đã khắc in bản đầu tiên. Trong toàn bộ cấu trúc tổ chức của thi tuyển đã thể hiện tính quốc gia, tính tập thể .
Trả lời
越 音 詩 集 Việt âm thi tập là bộ thơ chữ hán sưu tập của nhiều thời đại, nhiều tác giả, được gọi là Việt âm thi tập vì được đọc theo cách phát âm của người Việt, ra đời trong bối cảnh quan trọng, khẳng định chữ Hán du nhập vào Việt Nam và được sử dụng trong văn bản hành chính được nhiều người Việt tiếp thu, áp dụng sử dụng linh hoạt. - Việt âm thi tập là bộ hợp tuyển thơ Việt Nam đầu tiên trong số ba bộ xuất hiện kế tiếp ở thế kỉ 15. Được triều đình “sắc tứ san hành” có nghĩa là cho phép được khắc in và ban hành, được coi như một bộ quốc thi. Sách do Phan Phu Tiên khởi biên và Chu Xa tục biên. Lý Tử Tấn phê điểm và lựa chọn thơ. - Mùa thu năm Quý Sửu, niên hiệu Thuận Thiên thứ 6 đời Lê Thái Tổ (1433), bộ hợp tuyển Việt âm thi tập về căn bản đã hoàn thành. Phan Phu Tiên viết lời tựa với những lời tâm huyết như sau: " Lòng hướng đến chỗ nào nhất định thể hiện ra ở lời. Cho nên thơ dùng để nói cái chí vậy (...) Các bậc đế vương cho đến quan, sĩ, đại phu các đời gần đây, không có ai là không lưu tâm đến học thuật. Sớm tối ngâm vịnh thơ ca miêu tả những nỗi u hoài chất chứa trong lòng, đều có thi tập lưu hành ở đời nạn binh lửa khiến cho bộ thi tập không còn nữa tiếc thay! (... ) Các quân tử đời sau có chí tìm rộng thì hãy biên tập thành quyển chỉnh chu hơn. Cơ hồ không than văn bỏ xót mất những hạt trai nơi biển cả". - Việt âm thi tập được biên soạn trong khoảng thời gian khá dài với công khởi soạn của Phan Phu Tiên giữ chức Đồng tu sử ở Viện Quốc sử. Đến năm 1433, Phan Phu Tiên hoàn thành biên soạn chuẩn bị mang đi khắc in, nhưng ông phải đi làm quan nơi khác nên công việc khắc in bị bỏ ngang. - Sau đó Chu Xa thấy bản thảo vẫn còn nhiều thiếu sót nên ông đã xin triều đình tiếp tục sưu tập hoàn thiện và khắc in (Chu Xa có vai trò là “tục thái”) . Sau đó Chu Xa còn mời Lý Tử Tấn (Nguyễn Tấn) - Hàn Lâm Viện Học Sĩ, là vị quan có tài văn chương phê diểm và lựa chọn thơ. Đến năm 1459, Việt âm thi tập đã khắc in bản đầu tiên. Trong toàn bộ cấu trúc tổ chức của thi tuyển đã thể hiện tính quốc gia, tính tập thể .