Liệu sau khi tốt nghiệp, sinh viên khoa Văn học có làm đúng ngành nghề, chuyên môn mà mình đã được đào tạo hay không?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trên thực tế, phần lớn sinh viên nói chung sau khi ra trường thường làm trái ngành trái nghề mà họ được đào tạo, và sinh viên khoa Văn cũng không phải ngoại lệ. Có nhiều sinh viên chỉ cần học để lấy bằng đại học và sau khi tốt nghiệp, họ lựa chọn cho mình những con đường riêng, làm những công việc không hề liên quan đến văn chương hay viết lách, ví dụ như làm nhân viên văn phòng, làm việc trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán, thậm chí có trường hợp cá biệt là có sinh viên đi làm nữ tiếp viên hàng không. Cũng có nhiều cựu sinh viên khoa Văn rất thành công trong lĩnh vực chính trị, làm trong quốc hội… Nhiều sinh viên lại lựa chọn các công việc có thiên hướng mở, liên quan đến chuyên ngành của họ. Ví dụ: học thêm văn bằng 2 hoặc chứng chỉ sư phạm để làm giáo viên dạy Văn; làm phóng viên (báo giấy, báo điện tử, phát thanh, truyền hình); viết kịch bản phim; học thêm văn bằng 2 ngoại ngữ để làm trong lĩnh vực dịch thuật… Tất nhiên, cũng có nhiều sinh viên lựa chọn việc học lên cao học, tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu và sáng tác văn chương. Họ làm ở các viện nghiên cứu văn học, các nhà xuất bản hay các nhà sách. Nhiều sinh viên trở thành biên tập viên hoặc trở thành nhà văn, sáng tác văn chương, làm nghiên cứu, viết phê bình. Có sinh viên ở lại làm giảng viên tại trường… Nói tóm lại, ngành Văn học mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Và dù các sinh viên sau khi tốt nghiệp có làm đúng ngành nghề chuyên môn mà họ được đào tạo hay không thì những điều họ học được từ trường đại học nói chung và đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nói riêng đều là những điều bổ ích và vô cùng quan trọng cho hành trang tương lai của họ.
Trả lời
Trên thực tế, phần lớn sinh viên nói chung sau khi ra trường thường làm trái ngành trái nghề mà họ được đào tạo, và sinh viên khoa Văn cũng không phải ngoại lệ. Có nhiều sinh viên chỉ cần học để lấy bằng đại học và sau khi tốt nghiệp, họ lựa chọn cho mình những con đường riêng, làm những công việc không hề liên quan đến văn chương hay viết lách, ví dụ như làm nhân viên văn phòng, làm việc trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán, thậm chí có trường hợp cá biệt là có sinh viên đi làm nữ tiếp viên hàng không. Cũng có nhiều cựu sinh viên khoa Văn rất thành công trong lĩnh vực chính trị, làm trong quốc hội… Nhiều sinh viên lại lựa chọn các công việc có thiên hướng mở, liên quan đến chuyên ngành của họ. Ví dụ: học thêm văn bằng 2 hoặc chứng chỉ sư phạm để làm giáo viên dạy Văn; làm phóng viên (báo giấy, báo điện tử, phát thanh, truyền hình); viết kịch bản phim; học thêm văn bằng 2 ngoại ngữ để làm trong lĩnh vực dịch thuật… Tất nhiên, cũng có nhiều sinh viên lựa chọn việc học lên cao học, tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu và sáng tác văn chương. Họ làm ở các viện nghiên cứu văn học, các nhà xuất bản hay các nhà sách. Nhiều sinh viên trở thành biên tập viên hoặc trở thành nhà văn, sáng tác văn chương, làm nghiên cứu, viết phê bình. Có sinh viên ở lại làm giảng viên tại trường… Nói tóm lại, ngành Văn học mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên. Và dù các sinh viên sau khi tốt nghiệp có làm đúng ngành nghề chuyên môn mà họ được đào tạo hay không thì những điều họ học được từ trường đại học nói chung và đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nói riêng đều là những điều bổ ích và vô cùng quan trọng cho hành trang tương lai của họ.