Nêu đóng góp của A. Comte cho Xã hội học?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đóng góp về lý thuyết: Hệ thống thực chứng luận; Giáo trình triết học thực chứng (6 tập); Chính trị thực chứng. Theo ông, Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quy luật của tổ chức xã hội và có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải thích sự biến đổi xã hội góp phần thiết lập lại trật tự xã hội. Ông là người đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ “xã hội học” và là người đầu tiên cho rằng trong nghiên cứu các vấn đề xã hội cần phải dung các phương pháp của khoa học tự nhiên, đặc biệt là của vật lý. Vì vậy lúc đầu ông gọi ngành khoa học này là vật lý học xã hội. Đóng góp về phương pháp luận và phương pháp: Comte cho rằng xã hội học có thể phát hiện, chứng minh và làm sáng tỏ các quy luật tổ chức và biến đổi xã hội bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng. Ông đã sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học. Theo ông quan sát phải gắn với lý thuyết, phải có mục đích và tuân theo quy luật của hiện tượng. Ông cũng đã sử dụng phương pháp thực nghiệm, ông cho rằng thực nghiệm là một phương pháp khó tiến hành nhất là đối với cả hệ thống xã hội, nhưng trong từng hiện tượng cụ thể nhà xã hội học có thể can thiệp, tác động vào hiện tượng nghiên cứu tạo ra các điều kiện nhân tạo để xem xét tình huống của chúng. Ngoài ra ông còn sử dụng các phương pháp như so sánh, phân tích lịch sử. So sánh được ông coi là quan trọng, vì khi so sánh với xã hội hiện tại và xã hội quá khứ cũng như các loại xã hội khác nhau người ta có thể nhìn thấy sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.
Trả lời
Đóng góp về lý thuyết: Hệ thống thực chứng luận; Giáo trình triết học thực chứng (6 tập); Chính trị thực chứng. Theo ông, Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quy luật của tổ chức xã hội và có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải thích sự biến đổi xã hội góp phần thiết lập lại trật tự xã hội. Ông là người đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ “xã hội học” và là người đầu tiên cho rằng trong nghiên cứu các vấn đề xã hội cần phải dung các phương pháp của khoa học tự nhiên, đặc biệt là của vật lý. Vì vậy lúc đầu ông gọi ngành khoa học này là vật lý học xã hội. Đóng góp về phương pháp luận và phương pháp: Comte cho rằng xã hội học có thể phát hiện, chứng minh và làm sáng tỏ các quy luật tổ chức và biến đổi xã hội bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng. Ông đã sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học. Theo ông quan sát phải gắn với lý thuyết, phải có mục đích và tuân theo quy luật của hiện tượng. Ông cũng đã sử dụng phương pháp thực nghiệm, ông cho rằng thực nghiệm là một phương pháp khó tiến hành nhất là đối với cả hệ thống xã hội, nhưng trong từng hiện tượng cụ thể nhà xã hội học có thể can thiệp, tác động vào hiện tượng nghiên cứu tạo ra các điều kiện nhân tạo để xem xét tình huống của chúng. Ngoài ra ông còn sử dụng các phương pháp như so sánh, phân tích lịch sử. So sánh được ông coi là quan trọng, vì khi so sánh với xã hội hiện tại và xã hội quá khứ cũng như các loại xã hội khác nhau người ta có thể nhìn thấy sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.