Nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm " hạnh phúc một tang gia" Vũ Trọng Phụng ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Vũ Trọng Phụng được tôn vinh là “ ông vua phóng sự đất Bắc” và mỗi tác phẩm của ông được ví như một quả bom ném vào cái xã hội lố lăng, ô trọc của Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Tiêu biểu cho nghệ thuật trào lộng, châm biếm sâu cay của ông có thể kể đến tiểu thuyết “ Số đỏ” – cuốn tiểu thuyết mà mỗi chương truyện sinh động, sắc sảo, nhạy bén như một thiên phóng sự. Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” ( thuộc chương XV của tác phảm “Số đỏ”) là đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật trào phúng sắc sảo của Vũ Trọng Phụng trong tác phẩm này “ Nghệ thuật trào phúng” là nghệ thuật tạo tiếng cười mang ý nghĩa đả kích, lên án, vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng Tiếng cười chỉ xuất hiện khi phát hiện ra những mâu thuẫn trái với tự nhiên rồi phóng đại lên để gây cười. Trong đoạn trích, nghệ thuật trào phúng được thể hiện qua cách xây dựng mâu thuẫn trào phúng, tình huống trào phúng, mô tả chân dung trào phúng, cảnh trào phúng và giọng điệu, ngôn từ Mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trước hết ở nhan đề chứa đựng nghịch lí : “ Hạnh phúc của một tang gia”. “Hạnh phúc” là trạng thái thỏa mãn, thoải mái về tinh thần khi được đáp ứng một nhu cầu nào đó trong cuộc sống. “ Tang gia” là gia đình có tang, có người thân mất đi, nghĩa là có sự mất mát về người. Theo Vũ Trọng Phụng, tang gia tuy có mất mát về người ( cụ cố Tổ) song bù lại nó đem lại rất nhiều lợi lộc về tiền bạc và danh tiếng. Cách lí giải này sẽ là lời hé mở về mở bản chất của tầng lớp thượng lưu trong xã hội: chỉ quan tâm đến danh lợi mà bất chấp đạo lí tình nghĩa. Không dừng lại ở nhan đề, mâu thuẫn trào phúng sẽ được triển khai trong toàn bộ chương truyện và được tăng dần về mức độ, phóng đại niềm hạnh phúc. Ban đầu là niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình, sau đó là hạnh phúc được tràn ra cả ngoài xã hội. Cái chết cụ cố Tổ ban phát niềm hạnh phúc cho tất cả các thành viên trong và ngoài gia đình. Tình huống trào phúng được lựa chọn là một tình huống đạo đức: tác giả dùng cái chết của người thân làm phép thử độ sáng của đạo hiếu trong gia đình, dùng cái chết đồng loại làm phép thử độ sáng của tình người và tính người. Để triển khai tình huống, Vũ Trọng Phụng đã tập hợp và miêu tả những tâm trạng, hành vi, cách ứng xử, thái độ hoàn toàn trái với chuẩn mực đạo đứ thông thường. Đó là tang gia song không ai nghĩ đến người chết và việc báo hiếu. Mỗi người đều có mối quan tâm riêng nhưng đều hướng đến hai chữ danh lợi thu được từ cái chết ấy. Đó là tang gia song không ai đau buồn, thương tiếc. Nếu có đau buồn, thương tiếc cũng chỉ là cái mặt nạ, là màn kịch được dựng lên để che đậy những nhu cầu, mưu đồ, toan tính. Ẩn sau lớp mạt nạ là niềm vui thực sự của cả người thân trong gia đình và những người ngoài gia đình. Niềm vui ấy khiến đám tang có xu hướng trở thành đám hội tưng bừng, náo nhiệt. Trong nghệ thuật biếm họa, chỉ với đôi ba nét, người họa sĩ tóm được thần thái của đối tượng trào phúng, lột tả được mâu thuẫn, phơi bày được bản chất của con người xấu xa để tạo tiếng cười đấy chất trí tuệ, có sức công phá lớn. Lần lượt các chân dung biếm họa hiện lên dưới ngòi bút như có thần của Vũ Trọng Phụng. Đó là cụ cố Hồng – con trai cả của người chết.Với vị trí này, trách nhiệm của ông là lo ma chay của cha mình cho chu tất nhưng những hành động cụ thể của ông lại hoàn toàn trái ngược. Ông nằm dài, hút thuốc phiện và mơ màng theo khói thuốc. Ông nghĩ đến việc cưới chạy cho cô con gái Tuyết nhưng lại đùn đẩy việc cưới xin cho vợ. Cái danh mà ông mơ ước và tô vẽ là gia thế của một gia đình nề nếp, gia phong, danh gia vọng tộc. Vì thế ông đã tỏ ra già cả dù chưa đến 60 để được gọi là “ cụ Cố”. Ông sẵn sàng mùa hè mặc áo bông, trả nhầm tiền xe để chứng minh mình lẩm cẩm; luôn gắt gỏng để chứng tỏ mình già cả, ốm yếu. Nghĩ đến cái chết của bố mình, ông sung sướng đến độ đê mê nên “ đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!” và khen “ một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế”… Tấm lòng của người con trơ như khúc gỗ, vô cảm trước cái chết của người cha. Vai trò và tình cảm của một đứa con trong ông đã chết bởi ông chỉ nghĩ đến cái gậy mà thôi! Ông Văn Minh là đứa cháu đích tôn, là “ nhà cải cách xã hội” danh giá thì sung sướng tột đỉnh vì “ Thế là từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Mọi hành động của ông đều đối lập với trách nhiệm và tình cảm của một người cháu. Ông mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội để đảm bảo tính pháp lí của chúc thư. Ông còn nghĩ đến cách đối xử với Xuân Tóc Đỏ mà thực chất là tìm cách bịt miệng vì Xuân Tóc Đỏ biết những bí mật tày đình của ông. Ông quan niệm tội bôi nhọ danh dự của người thân trong gia đình là tội nhỏ và tội làm chết người thân trong gia đình mới là cái ơn lớn. Để trả cái ơn to lớn ấy, ông đã dùng hạnh phúc trăm năm của cô em gái lá ngọc cành vàng để trả ơn cho một kẻ vô học.
Trả lời
Vũ Trọng Phụng được tôn vinh là “ ông vua phóng sự đất Bắc” và mỗi tác phẩm của ông được ví như một quả bom ném vào cái xã hội lố lăng, ô trọc của Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Tiêu biểu cho nghệ thuật trào lộng, châm biếm sâu cay của ông có thể kể đến tiểu thuyết “ Số đỏ” – cuốn tiểu thuyết mà mỗi chương truyện sinh động, sắc sảo, nhạy bén như một thiên phóng sự. Đoạn trích “ Hạnh phúc của một tang gia” ( thuộc chương XV của tác phảm “Số đỏ”) là đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật trào phúng sắc sảo của Vũ Trọng Phụng trong tác phẩm này “ Nghệ thuật trào phúng” là nghệ thuật tạo tiếng cười mang ý nghĩa đả kích, lên án, vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng Tiếng cười chỉ xuất hiện khi phát hiện ra những mâu thuẫn trái với tự nhiên rồi phóng đại lên để gây cười. Trong đoạn trích, nghệ thuật trào phúng được thể hiện qua cách xây dựng mâu thuẫn trào phúng, tình huống trào phúng, mô tả chân dung trào phúng, cảnh trào phúng và giọng điệu, ngôn từ Mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trước hết ở nhan đề chứa đựng nghịch lí : “ Hạnh phúc của một tang gia”. “Hạnh phúc” là trạng thái thỏa mãn, thoải mái về tinh thần khi được đáp ứng một nhu cầu nào đó trong cuộc sống. “ Tang gia” là gia đình có tang, có người thân mất đi, nghĩa là có sự mất mát về người. Theo Vũ Trọng Phụng, tang gia tuy có mất mát về người ( cụ cố Tổ) song bù lại nó đem lại rất nhiều lợi lộc về tiền bạc và danh tiếng. Cách lí giải này sẽ là lời hé mở về mở bản chất của tầng lớp thượng lưu trong xã hội: chỉ quan tâm đến danh lợi mà bất chấp đạo lí tình nghĩa. Không dừng lại ở nhan đề, mâu thuẫn trào phúng sẽ được triển khai trong toàn bộ chương truyện và được tăng dần về mức độ, phóng đại niềm hạnh phúc. Ban đầu là niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình, sau đó là hạnh phúc được tràn ra cả ngoài xã hội. Cái chết cụ cố Tổ ban phát niềm hạnh phúc cho tất cả các thành viên trong và ngoài gia đình. Tình huống trào phúng được lựa chọn là một tình huống đạo đức: tác giả dùng cái chết của người thân làm phép thử độ sáng của đạo hiếu trong gia đình, dùng cái chết đồng loại làm phép thử độ sáng của tình người và tính người. Để triển khai tình huống, Vũ Trọng Phụng đã tập hợp và miêu tả những tâm trạng, hành vi, cách ứng xử, thái độ hoàn toàn trái với chuẩn mực đạo đứ thông thường. Đó là tang gia song không ai nghĩ đến người chết và việc báo hiếu. Mỗi người đều có mối quan tâm riêng nhưng đều hướng đến hai chữ danh lợi thu được từ cái chết ấy. Đó là tang gia song không ai đau buồn, thương tiếc. Nếu có đau buồn, thương tiếc cũng chỉ là cái mặt nạ, là màn kịch được dựng lên để che đậy những nhu cầu, mưu đồ, toan tính. Ẩn sau lớp mạt nạ là niềm vui thực sự của cả người thân trong gia đình và những người ngoài gia đình. Niềm vui ấy khiến đám tang có xu hướng trở thành đám hội tưng bừng, náo nhiệt. Trong nghệ thuật biếm họa, chỉ với đôi ba nét, người họa sĩ tóm được thần thái của đối tượng trào phúng, lột tả được mâu thuẫn, phơi bày được bản chất của con người xấu xa để tạo tiếng cười đấy chất trí tuệ, có sức công phá lớn. Lần lượt các chân dung biếm họa hiện lên dưới ngòi bút như có thần của Vũ Trọng Phụng. Đó là cụ cố Hồng – con trai cả của người chết.Với vị trí này, trách nhiệm của ông là lo ma chay của cha mình cho chu tất nhưng những hành động cụ thể của ông lại hoàn toàn trái ngược. Ông nằm dài, hút thuốc phiện và mơ màng theo khói thuốc. Ông nghĩ đến việc cưới chạy cho cô con gái Tuyết nhưng lại đùn đẩy việc cưới xin cho vợ. Cái danh mà ông mơ ước và tô vẽ là gia thế của một gia đình nề nếp, gia phong, danh gia vọng tộc. Vì thế ông đã tỏ ra già cả dù chưa đến 60 để được gọi là “ cụ Cố”. Ông sẵn sàng mùa hè mặc áo bông, trả nhầm tiền xe để chứng minh mình lẩm cẩm; luôn gắt gỏng để chứng tỏ mình già cả, ốm yếu. Nghĩ đến cái chết của bố mình, ông sung sướng đến độ đê mê nên “ đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!” và khen “ một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế”… Tấm lòng của người con trơ như khúc gỗ, vô cảm trước cái chết của người cha. Vai trò và tình cảm của một đứa con trong ông đã chết bởi ông chỉ nghĩ đến cái gậy mà thôi! Ông Văn Minh là đứa cháu đích tôn, là “ nhà cải cách xã hội” danh giá thì sung sướng tột đỉnh vì “ Thế là từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Mọi hành động của ông đều đối lập với trách nhiệm và tình cảm của một người cháu. Ông mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội để đảm bảo tính pháp lí của chúc thư. Ông còn nghĩ đến cách đối xử với Xuân Tóc Đỏ mà thực chất là tìm cách bịt miệng vì Xuân Tóc Đỏ biết những bí mật tày đình của ông. Ông quan niệm tội bôi nhọ danh dự của người thân trong gia đình là tội nhỏ và tội làm chết người thân trong gia đình mới là cái ơn lớn. Để trả cái ơn to lớn ấy, ông đã dùng hạnh phúc trăm năm của cô em gái lá ngọc cành vàng để trả ơn cho một kẻ vô học.