Nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Các nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long - Các khu vực ở thượng nguồn sông Cửu Long chịu tác động mạnh của dòng chảy của lũ có vận tốc khá lớn. Đặc biệt tại các khu vực bờ lõm của khúc sông cong, hoặc các khu vực ngã ba sông là những nơi có vận tốc dòng chảy mạnh, chế độ dòng chảy rất phức tạp, hình thành nên các dòng xoáy, dòng chảy vòng, tạo nên các hố xói sâu, khi các hố xói sâu phát triển mở rộng, tiến dần đến gần bờ, mái bờ trở nên dốc đứng, kết quả là lực chống trượt cho khối đất mái bờ giảm đi, khối đất mái bờ bị mất cân bằng và xảy ra hiện tượng trượt theo cung tròn hoặc sụt lở theo từng mảng. - Do mép bờ sông bị gia tải xảy ra bởi các họat động của con người như: Xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng, chất xếp hàng hóa, neo đậu tàu thuyền v.v…; điều này làm cho tải trọng tác dụng lên mép bờ tăng. Đặc biệt nguy hiểm khi kết hợp với sự xuất hiện của các yếu tố khách quan khác trong tự nhiên như: Lũ xuống triều rút làm tăng trọng lượng khối đất bờ hay giảm áp lực đẩy nổi; Mưa làm bão hòa khối đất bờ và phát sinh áp lực thấm... khiến cho bờ sông bị gia tải quá mức. Điều này l‎ý giải cho việc dọc bờ tả sông Vàm Nao hiện tượng sạt lở xảy ra rất mạnh tại các khu vực có nhiều nhà cửa, cơ sở hạ tầng được xây cất ven sông hoặc những nơi chất các nguyên vật liệu sản xuất của các lò gạch đang họat động ở dọc bờ sông. - Do công tác bảo vệ lòng, bờ, bãi sông chưa được chú ý đúng mức; việc xây dựng tại các khu vực trọng yếu chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Trả lời
Các nguyên nhân chính gây sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long - Các khu vực ở thượng nguồn sông Cửu Long chịu tác động mạnh của dòng chảy của lũ có vận tốc khá lớn. Đặc biệt tại các khu vực bờ lõm của khúc sông cong, hoặc các khu vực ngã ba sông là những nơi có vận tốc dòng chảy mạnh, chế độ dòng chảy rất phức tạp, hình thành nên các dòng xoáy, dòng chảy vòng, tạo nên các hố xói sâu, khi các hố xói sâu phát triển mở rộng, tiến dần đến gần bờ, mái bờ trở nên dốc đứng, kết quả là lực chống trượt cho khối đất mái bờ giảm đi, khối đất mái bờ bị mất cân bằng và xảy ra hiện tượng trượt theo cung tròn hoặc sụt lở theo từng mảng. - Do mép bờ sông bị gia tải xảy ra bởi các họat động của con người như: Xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng, chất xếp hàng hóa, neo đậu tàu thuyền v.v…; điều này làm cho tải trọng tác dụng lên mép bờ tăng. Đặc biệt nguy hiểm khi kết hợp với sự xuất hiện của các yếu tố khách quan khác trong tự nhiên như: Lũ xuống triều rút làm tăng trọng lượng khối đất bờ hay giảm áp lực đẩy nổi; Mưa làm bão hòa khối đất bờ và phát sinh áp lực thấm... khiến cho bờ sông bị gia tải quá mức. Điều này l‎ý giải cho việc dọc bờ tả sông Vàm Nao hiện tượng sạt lở xảy ra rất mạnh tại các khu vực có nhiều nhà cửa, cơ sở hạ tầng được xây cất ven sông hoặc những nơi chất các nguyên vật liệu sản xuất của các lò gạch đang họat động ở dọc bờ sông. - Do công tác bảo vệ lòng, bờ, bãi sông chưa được chú ý đúng mức; việc xây dựng tại các khu vực trọng yếu chưa được kiểm soát chặt chẽ.