Những bất cập của môn ngữ văn hiện nay là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành có điểm hạn chế là những tác phẩm văn học ra đời từ lâu có khoảng cách khá xa so với cuộc sống hiện tại. Đây là lý do khiến học sinh (HS) không thích học văn và khó tiếp nhận chúng. Bởi HS có cảm giác như học “truyện cổ tích” về một thế giới nào đó xa lạ chứ không phải thế giới thực đầy hơi thở mà các em đang sống. Ngoài ra, cũng như các môn học khác, thiết kế chương trình và sách giáo khoa ngữ văn THPT còn cứng và đóng, không tạo điều kiện cho việc cập nhật những thay đổi của đất nước và thời đại. Điều này làm hạn chế sức sáng tạo của giáo viên lẫn HS. Sự bất cập có thể thấy rõ như sau: Thứ nhất, việc tổ chức dạy học các nội dung này còn đơn điệu, ngày hôm nay cũng giống như hôm qua. Chủ yếu chỉ tiến hành bó hẹp trong phòng học với phương tiện chính chỉ là phấn trắng, bảng đen. Các hình thức tổ chức học tập ngoài phòng học ít xảy ra. Một số tiết dạy dự án ngoài 4 bức tường phòng học hoặc tham gia các chương trình ngoại khóa chỉ diễn ra ở một vài bài học chiếu lệ nên hiệu quả cũng chưa cao. Thứ hai, việc đổi mới phương pháp dạy học có quan tâm nhưng còn chậm, hiệu quả thấp. Giáo viên dạy thiếu cởi mở, HS ít có cơ hội bày tỏ suy nghĩ của mình. Việc trao đổi với HS, nêu vấn đề thay cho đọc chép vẫn chỉ là hình thức. Còn ít câu hỏi để các em tự trình bày chính kiến của mình trong một không gian mở. Và ngay cả khi HS trình bày chính kiến của mình thì các em cũng chưa nói thực suy nghĩ mà đôi khi chỉ là những cảm xúc vay mượn. Nếu có em nào nói những vấn đề thầy cô không hài lòng thì kết cục là có thể bị la mắng hoặc chế giễu. Lúc đó các em sẽ bị xúc phạm hay tức giận; nếu không các em e sợ và sẽ ngại nói sau. Nền giáo dục của Việt Nam hiện nay vẫn là nền giáo dục trọng thi cử. HS thường chú tâm học những gì thi đạt kết quả cao và giáo viên mong muốn các em có kết quả điểm số học tập tốt. Vì thế cách kiểm tra, đánh giá trong nhà trường có tác động khá lớn đến việc dạy học cái gì. Cách kiểm tra, đánh giá hiện nay chủ yếu qua bài viết và cách ra đề thi viết lại chú trọng đến trình bày nội dung chủ quan chứ chưa chú ý đến năng lực, đến khả năng vận dụng rèn luyện. Hiện nay cách ra đề thi, câu hỏi thi có vẻ đã có nhiều cải tiến so với trước. Có những câu hỏi tưởng như khuyến khích sự sáng tạo của học sinh kiểu như: Em hãy trình bày ý kiến của mình, cảm nhận riêng của em, em có suy nghĩ gì... Tuy nhiên những thay đổi trên mới chỉ dừng lại ở phần hình thức vì trên thực tế các em cũng chỉ nhớ lại và trình bày lại những gì thầy cô đã giảng. Chương trình hiện hành của chúng ta hiện nay nghiêng về định hướng nội dung chứ chưa phải định hướng về năng lực. Do vậy các đáp án chấm thi vẫn coi trọng chấm nội dung, ý tưởng. Do tâm lý sợ HS không đáp ứng được yêu cầu của đề thi nên hầu như mọi giáo viên đều cố gắng bằng mọi cách truyền đạt, giảng cho các em kỹ đến chân tơ kẽ tóc của từng vấn đề dự đoán có trong đề thi. Và như vậy, khi thi, HS chỉ còn một việc là ráng nhớ lại những gì thầy cô đã giảng để viết lại. Ai nhớ nhiều lại diễn đạt tốt thì điểm cao. Ai trí nhớ kém hoặc diễn đạt yếu thì chịu điểm thấp. Tình trạng giáo viên dạy văn mẫu, lập dàn ý mẫu các đề văn, đặc biệt là nghị luận văn học để các em làm theo, viết theo vẫn còn phổ biến. Đó là những bất cập trong việc giảng dạy môn ngữ văn hiện nay.
Trả lời
Chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành có điểm hạn chế là những tác phẩm văn học ra đời từ lâu có khoảng cách khá xa so với cuộc sống hiện tại. Đây là lý do khiến học sinh (HS) không thích học văn và khó tiếp nhận chúng. Bởi HS có cảm giác như học “truyện cổ tích” về một thế giới nào đó xa lạ chứ không phải thế giới thực đầy hơi thở mà các em đang sống. Ngoài ra, cũng như các môn học khác, thiết kế chương trình và sách giáo khoa ngữ văn THPT còn cứng và đóng, không tạo điều kiện cho việc cập nhật những thay đổi của đất nước và thời đại. Điều này làm hạn chế sức sáng tạo của giáo viên lẫn HS. Sự bất cập có thể thấy rõ như sau: Thứ nhất, việc tổ chức dạy học các nội dung này còn đơn điệu, ngày hôm nay cũng giống như hôm qua. Chủ yếu chỉ tiến hành bó hẹp trong phòng học với phương tiện chính chỉ là phấn trắng, bảng đen. Các hình thức tổ chức học tập ngoài phòng học ít xảy ra. Một số tiết dạy dự án ngoài 4 bức tường phòng học hoặc tham gia các chương trình ngoại khóa chỉ diễn ra ở một vài bài học chiếu lệ nên hiệu quả cũng chưa cao. Thứ hai, việc đổi mới phương pháp dạy học có quan tâm nhưng còn chậm, hiệu quả thấp. Giáo viên dạy thiếu cởi mở, HS ít có cơ hội bày tỏ suy nghĩ của mình. Việc trao đổi với HS, nêu vấn đề thay cho đọc chép vẫn chỉ là hình thức. Còn ít câu hỏi để các em tự trình bày chính kiến của mình trong một không gian mở. Và ngay cả khi HS trình bày chính kiến của mình thì các em cũng chưa nói thực suy nghĩ mà đôi khi chỉ là những cảm xúc vay mượn. Nếu có em nào nói những vấn đề thầy cô không hài lòng thì kết cục là có thể bị la mắng hoặc chế giễu. Lúc đó các em sẽ bị xúc phạm hay tức giận; nếu không các em e sợ và sẽ ngại nói sau. Nền giáo dục của Việt Nam hiện nay vẫn là nền giáo dục trọng thi cử. HS thường chú tâm học những gì thi đạt kết quả cao và giáo viên mong muốn các em có kết quả điểm số học tập tốt. Vì thế cách kiểm tra, đánh giá trong nhà trường có tác động khá lớn đến việc dạy học cái gì. Cách kiểm tra, đánh giá hiện nay chủ yếu qua bài viết và cách ra đề thi viết lại chú trọng đến trình bày nội dung chủ quan chứ chưa chú ý đến năng lực, đến khả năng vận dụng rèn luyện. Hiện nay cách ra đề thi, câu hỏi thi có vẻ đã có nhiều cải tiến so với trước. Có những câu hỏi tưởng như khuyến khích sự sáng tạo của học sinh kiểu như: Em hãy trình bày ý kiến của mình, cảm nhận riêng của em, em có suy nghĩ gì... Tuy nhiên những thay đổi trên mới chỉ dừng lại ở phần hình thức vì trên thực tế các em cũng chỉ nhớ lại và trình bày lại những gì thầy cô đã giảng. Chương trình hiện hành của chúng ta hiện nay nghiêng về định hướng nội dung chứ chưa phải định hướng về năng lực. Do vậy các đáp án chấm thi vẫn coi trọng chấm nội dung, ý tưởng. Do tâm lý sợ HS không đáp ứng được yêu cầu của đề thi nên hầu như mọi giáo viên đều cố gắng bằng mọi cách truyền đạt, giảng cho các em kỹ đến chân tơ kẽ tóc của từng vấn đề dự đoán có trong đề thi. Và như vậy, khi thi, HS chỉ còn một việc là ráng nhớ lại những gì thầy cô đã giảng để viết lại. Ai nhớ nhiều lại diễn đạt tốt thì điểm cao. Ai trí nhớ kém hoặc diễn đạt yếu thì chịu điểm thấp. Tình trạng giáo viên dạy văn mẫu, lập dàn ý mẫu các đề văn, đặc biệt là nghị luận văn học để các em làm theo, viết theo vẫn còn phổ biến. Đó là những bất cập trong việc giảng dạy môn ngữ văn hiện nay.