Những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời ngành xã hội học.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Những điều kiện để ra đời ngành xã hội

Kinh tế - xã hội: Ở Châu Âu cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển lớn mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra ở hầu khắp Châu Âu đã làm thay đổi cơ bản mọi hoạt động, thúc đẩy kinh tế phát triển nhảy vọt.

Từ chính sự biến đổi kinh tế dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của đời sống xã hội ở Châu Âu:

- Lối sống xã hội thay đổi, đô thị hóa phát triển nhanh chóng ở mọi ngõ ngách của xã hội Châu Âu. Đồng ruộng làng mạc bị thu hẹp, lối sống điền đã manh mún của nông nghiệp nông thôn dần dần bị đẩy lùi, thay vào đó là lối sống đô thị theo tác phong công nghiệp xã hội công nghiệp.

- Hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội cổ truyền coi trọng đạo đức, tình cảm dần dần cũng bị thay thế bởi hệ thống giá trị chuẩn mực mới theo xu hướng thực dụng và bạo lực.

- Thiết chế xã hội:Ngày càng quan tâm hơn đến việc điều chỉnh và kiểm soát cả hoạt động trong lĩnh vực kinh tế các quan hệ kinh tế.

- Quy mô và cơ cấu gia đình cũng thay đổi theo xu hướng quy mô gia đình nhỏ chỉ với 1, 2 thế hệ, gia đình hạt nhân.

- Cơ cấu xã hội cũng thay đổi mà điển hình nhất là cơ cấu xã hội giai cấp biến đổi, cơ cấu xã hội lao động ngành nghề biến đổi. Đời sống chính trị xã hội: Xuất hiện hàng loạt cuộc cách mạng tư sản. Điển hình là cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. - Quyền lực chính trị cũng có sự thay đổi từ tay giai cấp phong kiến quý tộc, tăng lữ chuyển sang giai cấp phong kiến tư sản và số ít những người nắm giữ tư liệu sản xuất của xã hội.

- Trật tự chính trị - xã hội chuyên chế độc đoán và nhà nước phong kiến bị thay thế bằng chế độ dân chủ, chuyên chế của nhà nước tư sản.

- Mâu thuẫn xã hội trong lòng xã hội cũng thay đổi. Mâu thuẫn giai cấp tư sản và vô sản thay thế cho giai cấp địa chủ và nông dân.

- Đặc biệt cách mạng tư sản Pháp với tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền lần đầu tiên đề cập đến tự do, bình đẳng, bác ái đã làm thay đổi tư duy chính trị của con người, làm dấy lên trong lòng xã hội rất nhiều phong trào đấu tranh đòi dân quyền bình đẳng bác ái trong xã hội. Biến động chính trị ở Châu Âu thời kỳ này làm cho trật tự chính trị xã hội ở Châu Âu mất ổn định. Trật tự kinh tế chính trị xã hội ở Châu Âu đầy biến động làm xuất hiện trong xã hội một nhu cầu phải nghiên cứu thực tại xã hội để tìm ra giải pháp cho việc lập lại trật tự xã hội ổn định, tạo điều kiện cho cả cá nhân và xã hội cùng phát triển. Tiền đề tư tưởng và lý luận khoa học. Tiền đề này làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại.

Trả lời

Những điều kiện để ra đời ngành xã hội

Kinh tế - xã hội: Ở Châu Âu cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19 phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển lớn mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra ở hầu khắp Châu Âu đã làm thay đổi cơ bản mọi hoạt động, thúc đẩy kinh tế phát triển nhảy vọt.

Từ chính sự biến đổi kinh tế dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của đời sống xã hội ở Châu Âu:

- Lối sống xã hội thay đổi, đô thị hóa phát triển nhanh chóng ở mọi ngõ ngách của xã hội Châu Âu. Đồng ruộng làng mạc bị thu hẹp, lối sống điền đã manh mún của nông nghiệp nông thôn dần dần bị đẩy lùi, thay vào đó là lối sống đô thị theo tác phong công nghiệp xã hội công nghiệp.

- Hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội cổ truyền coi trọng đạo đức, tình cảm dần dần cũng bị thay thế bởi hệ thống giá trị chuẩn mực mới theo xu hướng thực dụng và bạo lực.

- Thiết chế xã hội:Ngày càng quan tâm hơn đến việc điều chỉnh và kiểm soát cả hoạt động trong lĩnh vực kinh tế các quan hệ kinh tế.

- Quy mô và cơ cấu gia đình cũng thay đổi theo xu hướng quy mô gia đình nhỏ chỉ với 1, 2 thế hệ, gia đình hạt nhân.

- Cơ cấu xã hội cũng thay đổi mà điển hình nhất là cơ cấu xã hội giai cấp biến đổi, cơ cấu xã hội lao động ngành nghề biến đổi. Đời sống chính trị xã hội: Xuất hiện hàng loạt cuộc cách mạng tư sản. Điển hình là cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789. - Quyền lực chính trị cũng có sự thay đổi từ tay giai cấp phong kiến quý tộc, tăng lữ chuyển sang giai cấp phong kiến tư sản và số ít những người nắm giữ tư liệu sản xuất của xã hội.

- Trật tự chính trị - xã hội chuyên chế độc đoán và nhà nước phong kiến bị thay thế bằng chế độ dân chủ, chuyên chế của nhà nước tư sản.

- Mâu thuẫn xã hội trong lòng xã hội cũng thay đổi. Mâu thuẫn giai cấp tư sản và vô sản thay thế cho giai cấp địa chủ và nông dân.

- Đặc biệt cách mạng tư sản Pháp với tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền lần đầu tiên đề cập đến tự do, bình đẳng, bác ái đã làm thay đổi tư duy chính trị của con người, làm dấy lên trong lòng xã hội rất nhiều phong trào đấu tranh đòi dân quyền bình đẳng bác ái trong xã hội. Biến động chính trị ở Châu Âu thời kỳ này làm cho trật tự chính trị xã hội ở Châu Âu mất ổn định. Trật tự kinh tế chính trị xã hội ở Châu Âu đầy biến động làm xuất hiện trong xã hội một nhu cầu phải nghiên cứu thực tại xã hội để tìm ra giải pháp cho việc lập lại trật tự xã hội ổn định, tạo điều kiện cho cả cá nhân và xã hội cùng phát triển. Tiền đề tư tưởng và lý luận khoa học. Tiền đề này làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ những tư tưởng khoa học và văn hóa thời đại.