Quan niệm văn học của Nguyễn Du?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nguyễn Du (1766 – 1820), sống vào những thế kỷ sau so với Nguyễn Trãi, song cũng sinh ra và lớn lên giữa một thời tao loạn, chứng kiến biết bao cuộc đổi thay, điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến sự nghiệp thi ca của ông. - Thơ Nguyễn Du là đỉnh cao của tiếng nói nhân văn, đồng hành với những thăng trầm lịch sử và đời sống tinh thần dân tộc. Sự nghiệp thi ca của Nguyễn Du trải dài suốt cuộc đời, có cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, có cả Ðường thi và lục bát dân tộc, cả thơ đoản thiên và trường thiên. - Nguyễn Du cho rằng, văn chương là để truyền tải nỗi buồn, sự phẫn oán, oán hận của con người, nhất là của những con người oan ức, đau khổ chứ không phải là thơ giáo huấn, dạy dỗ con người. Đọc thơ chữ Hán của ông, ấn tượng sâu sắc để lại trong người đọc đó chính là thơ của ông rất buồn, nỗi buồn thăm thẳm, réo rắt chỉ từ những điều nhỏ bé, nhiều khi là vô cớ. - Sau này, khi có dịp đi sứ ở Trung Quốc, ông còn viết nhiều điều về con người, về cảnh vật gặp gỡ trên đường đi, ghi lại nơi này một con sông, nơi kia một ngọn núi, đi qua di tích về Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lý Bạch.. Ông trân trọng và cảm thông với với họ, những vần thơ ra đời song tâm sự ấy của ông vẫn cứ buồn, cứ day dứt như thế. Nguyễn Du đã nói lên nỗi niềm riêng tư của mình, chia sẻ những cái vui buồn cùng người xưa, viết về họ, nói về họ như người đương thời cùng ông. Cái vui, cái sầu thảm, cái phẫn nộ của ông rất gần gũi, rất chân thành. Đặc biệt từ những sự đau khổ, những nỗi day dứt bất lực trước thời cuộc, những nỗi oan không được giải trở thành những oan ức cần bộc bạch, ông đã cho ra đời những bài thơ hay. - Khi làm quan dưới thời Nguyễn, có một số tác phẩm của ông còn thể hiện rõ sự chán ghét của ông đối với bọn quan lại, bày tỏ thái độ không muốn làm quan vì mất đi tự do (Tân thu ngẫu hứng). - Khi xã hội đảo lộn liên miên, dồn dập chiến tranh phong kiến, chiến tranh nông dân, chiến tranh dân tộc, chế độ phong kiến đi tới chỗ mục ruỗng, suy sụp, Nguyễn Du mới thật sự là người dùng văn thơ của mình vẽ lên được bức tranh khái quát xã hội phong kiến rộng lớn ấy, vạch trần một cách cụ thể bản chất của chế độ phong kiến với những tệ hại của nó. (Phản chiêu hồn) - Nguyễn Du dùng thơ văn để bộc bạch những ưu tư trăn trở, day dứt về cuộc đời, về thân phận con người trong xã hội phong kiến chuyên chế. (Sở kiến hành) + Cùng đó, trong xã hội xưa, phụ nữ có thể nói là hạng người xấu số nhất, bị vùi dập nhiều nhất. Cho nên Nguyễn Du thương xót trước hết là số phận người phụ nữ và đặc biệt với thân phận của những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn (Truyện Kiều) - Sự nghiệp của thi hào Nguyễn Du đã kết tinh được những giá trị nhân văn bằng những trang thơ giàu cảm thông. Qua di sản thi ca cả chữ Hán và chữ Nôm của mình, Nguyễn Du đã bày tỏ được quan niệm sáng tác cũng như khái quát được một phương diện quan trọng nhất trong nội dung trữ tình và cõi lòng thi nhân.
Trả lời
Nguyễn Du (1766 – 1820), sống vào những thế kỷ sau so với Nguyễn Trãi, song cũng sinh ra và lớn lên giữa một thời tao loạn, chứng kiến biết bao cuộc đổi thay, điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến sự nghiệp thi ca của ông. - Thơ Nguyễn Du là đỉnh cao của tiếng nói nhân văn, đồng hành với những thăng trầm lịch sử và đời sống tinh thần dân tộc. Sự nghiệp thi ca của Nguyễn Du trải dài suốt cuộc đời, có cả thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm, có cả Ðường thi và lục bát dân tộc, cả thơ đoản thiên và trường thiên. - Nguyễn Du cho rằng, văn chương là để truyền tải nỗi buồn, sự phẫn oán, oán hận của con người, nhất là của những con người oan ức, đau khổ chứ không phải là thơ giáo huấn, dạy dỗ con người. Đọc thơ chữ Hán của ông, ấn tượng sâu sắc để lại trong người đọc đó chính là thơ của ông rất buồn, nỗi buồn thăm thẳm, réo rắt chỉ từ những điều nhỏ bé, nhiều khi là vô cớ. - Sau này, khi có dịp đi sứ ở Trung Quốc, ông còn viết nhiều điều về con người, về cảnh vật gặp gỡ trên đường đi, ghi lại nơi này một con sông, nơi kia một ngọn núi, đi qua di tích về Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Lý Bạch.. Ông trân trọng và cảm thông với với họ, những vần thơ ra đời song tâm sự ấy của ông vẫn cứ buồn, cứ day dứt như thế. Nguyễn Du đã nói lên nỗi niềm riêng tư của mình, chia sẻ những cái vui buồn cùng người xưa, viết về họ, nói về họ như người đương thời cùng ông. Cái vui, cái sầu thảm, cái phẫn nộ của ông rất gần gũi, rất chân thành. Đặc biệt từ những sự đau khổ, những nỗi day dứt bất lực trước thời cuộc, những nỗi oan không được giải trở thành những oan ức cần bộc bạch, ông đã cho ra đời những bài thơ hay. - Khi làm quan dưới thời Nguyễn, có một số tác phẩm của ông còn thể hiện rõ sự chán ghét của ông đối với bọn quan lại, bày tỏ thái độ không muốn làm quan vì mất đi tự do (Tân thu ngẫu hứng). - Khi xã hội đảo lộn liên miên, dồn dập chiến tranh phong kiến, chiến tranh nông dân, chiến tranh dân tộc, chế độ phong kiến đi tới chỗ mục ruỗng, suy sụp, Nguyễn Du mới thật sự là người dùng văn thơ của mình vẽ lên được bức tranh khái quát xã hội phong kiến rộng lớn ấy, vạch trần một cách cụ thể bản chất của chế độ phong kiến với những tệ hại của nó. (Phản chiêu hồn) - Nguyễn Du dùng thơ văn để bộc bạch những ưu tư trăn trở, day dứt về cuộc đời, về thân phận con người trong xã hội phong kiến chuyên chế. (Sở kiến hành) + Cùng đó, trong xã hội xưa, phụ nữ có thể nói là hạng người xấu số nhất, bị vùi dập nhiều nhất. Cho nên Nguyễn Du thương xót trước hết là số phận người phụ nữ và đặc biệt với thân phận của những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn (Truyện Kiều) - Sự nghiệp của thi hào Nguyễn Du đã kết tinh được những giá trị nhân văn bằng những trang thơ giàu cảm thông. Qua di sản thi ca cả chữ Hán và chữ Nôm của mình, Nguyễn Du đã bày tỏ được quan niệm sáng tác cũng như khái quát được một phương diện quan trọng nhất trong nội dung trữ tình và cõi lòng thi nhân.