Review Phim Ad Astra - Chúng Ta Có Cô Đơn Trong Vũ Trụ Hay Không

  1. Phim ảnh

Hôm qua mình mới có dịp xem phim này, cũng tương tự như các bộ phim khác về chủ đề du hành vũ trụ , đây là một bộ phim khá kén người xem, ngoài những triết lý nhân sinh , phim còn mang đến nhiều kiến thức về vũ trụ mà nhiều người chưa biết.Vì vậy để giúp các bạn hiểu sâu hơn , mình quyết định viết một bài reivew, điều mà mình chưa từng làm trước đây.

Có lẽ Ad Astra cho mình một cảm giác khác biệt, một trải nghiệm thực sự để lại dấu ấn.Một bộ phim tuyệt vời !

Cảnh báo tiết lộ nội dung phim, các bạn nên xem trước khi đọc bài này !
1_gn1b_I6_-m5qnQyyWU1ALA

1.Hành trình đi tìm cha.

Ad Astra lấy bối cảnh thế giới trong tương lai gần , Thiếu tá Roy McBride (Brad Pitt thủ vai) được Bộ chỉ huy không gian Hoa Kỳ (SpaceCom) cử đi tới sao Hải Vương, để tìm kiếm người cha là phi hành gia huyền thoại đã mất tích 16 năm trước.


SolarPlanets-vi


Cha ông trong một dự án mang lên Lima, nghiên cứu về phản vật chất đã du hành đến ngôi sao nằm cách xa mặt trời nhất, SpaceCom nghi ngờ ông vẫn sống và là nguyên nhân gây ra những đợt sóng chấn động có khả năng tiêu diệt sự sống trên trái đất.Roy được cử đi để tìm hiểu về sự việc ,vì chỉ có ông mới có khả năng liên lạc với cha mình.

2.Loài người vẫn không thoát khỏi các cuộc chiến tranh vì tài nguyên.

Hành trình đầu tiên của Roy là lên mặt trăng, loài người đã xây dựng được căn cứ và bắt đầu khai thác tài nguyên trên hành tinh chết này.

image005_1


Ngỡ tưởng khoa học kỹ thuật tiến bộ thì chúng ta sẽ văn minh hơn, nhưng không, ngay trên mặt trăng, chiến tranh , cướp bóc vẫn diễn ra, chỉ vì lợi ích kinh tế và tranh giành lãnh thổ.

Bộ phim khắc họa trần trụi nhất bản chất của loài người, một giống loài có thể tiêu diệt lẫn nhau bất kể ở nơi nào trong vũ trụ.

adastra-bradpitt-spacestation-outside-700x303



3.Người cha và lý tưởng của cuộc đời



233227-1568976185


Cha của Roy là một huyền thoại của trái đất, ông mang trọng trách lớn lao đi tìm sự sống ngoài vũ trụ, để trả lời cho câu hỏi mà cả nhân loại mong chờ :

"CHÚNG TA CÓ CÔ ĐƠN TRONG VŨ TRỤ HAY KHÔNG ?"

Trong phim người cha có nhắc đến phương trình Drake , đó một công thức toán học giúp xác định xác suất tìm thấy sự sống hoặc nền văn minh ngoài Trái Đất trong vũ trụ.

1350_drank-equation1280
Theo Drake, thì Thiên Hà của chúng ta có khoảng 1.000 đến 1.000.000 hành tinh có thể tồn tại sự sống.


Nhưng cái giá phải trả khi ông theo đuổi lý tưởng của mình đó phải bỏ lại vợ và con, để du hành mất 16 năm đến ngôi sao xa nhất hệ mặt trời.Một chuyến du hành 1 chiều, ông không cho phép mình trở về, lý tưởng mà ông theo đuổi lớn đến nỗi , khiến ông đã giết tất cả phi hành đoàn, chỉ vì họ muốn quay lại, muốn bỏ cuộc.

Cha của Roy là mẫu người kiên định, và mù quáng, ông hy sinh tất cả để theo đuổi mục tiêu của cuộc đời.Với ông sự cô đơn 1 mình trên con tàu lênh đênh trong vũ trụ không đáng sợ bằng sự thật "chúng ta thực sự là sinh vật duy nhất - chúng ta sẽ diệt vong trong im lặng"

Vào khoảnh khắc cuối cùng khi ông nhận ra sự thất bại của mình, ông đã tự sát bằng cách đẩy mình vào khoảng không vô tận của vũ trụ, chọn cái chết cô đơn nhất, nhưng có lẽ, cái chết đó chính là sự giải thoát, giải thoát khỏi lý tưởng , sự dằn vặt về trách nhiệm gia đình.

Cả đời ông đã dành cho vũ trụ - và cũng chết trong vũ trụ - một mình !

Ad+Astra+Screenshot



4.Triết lý trong phim.

Bộ phim đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi : chúng ta có cô đơn trong vũ trụ này hay không?

cover-adastra

Tại sao chúng ta lại nghĩ mình cô đơn ? tôi có cô đơn không ? bạn có cô đơn không ?

Cha của Roy và chính anh dành cả đời cho công việc, nhưng họ đâu có cô đơn, ở ngôi nhà của mình, họ vẫn có người yêu thương họ, vẫn có người mong chờ họ trở về.

EDSAqHuUcAE5CJY


Sự cô đơn trong vũ trụ mà Roy và cha anh phải trải qua cũng chẳng khó khăn hơn sự cô đơn mà người thân của họ phải chịu đựng !

Nhưng nếu không có cha anh ! liệu ai đủ can đảm để đi tìm câu trả lời cho loài người ?

Cái kết của bộ phim tưởng chừng như đã giải đáp được của bí ẩn về sự im lặng của vũ trụ, nhưng cũng nhắc lại câu hỏi bấy lâu của chúng ta.. liệu chúng ta được sinh ra từ tự nhiên hay do ai đó sắp đặt ? Tại sao chúng ta lại cô đơn ? Hay chúng ta vẫn chưa tìm kiếm đủ xa?

Có lẽ loài người sẽ cần nhiều thời gian hơn để trả lời !

a8a42a2fb3de56952fc658036af5a06d





Từ khóa: 

ad astra

,

brad pitt

,

vũ trụ

,

cô đơn

,

phim ảnh

Thực sự là khi thấy lời mời của Trường vào bài viết này, mình đã phải...nhanh chóng tìm xem phim, xem xong rồi mới có thể vào đây comment. :)))
Cũng giống bạn, trong bộ phim mình khá ấn tượng với chi tiết cướp bóc và tội ác vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng không chỉ trên bề mặt Trái Đất, mà xuyên suốt vũ trụ (như bọn cướp trên Mặt Trăng và cả bố Roy - ông cũng đã thực hiện tội ác giết người).
Có lẽ những gì thuộc về bản chất thì không thể xoá bỏ được, và xem tới đây tự dưng mình nảy lên một suy nghĩ khá tiêu cực: nếu con người vốn có bản chất xấu xí như vậy, thì liệu việc tiếp tục kéo dài sự tồn vong của nhân loại bên ngoài Trái Đất như trong phim (và cả ngoài đời nữa - đó là những dự án vũ trụ của Elon Musk hay Robert Bigelow) có thực sự cần thiết!?
Liệu chúng ta có nên tìm cách giải thoát nhân loại, giải thoát con người khỏi gọng kềm của sinh tồn, hơn là tiếp tục cố gắng kéo dài nó?
Liên quan đến phương trình Drake, hồi tuần trước mình cũng tình cờ xem được Ted Talk này của nhà vật lý lý thuyết Brian Greene, cũng về chủ đề sự sống trong vũ trụ mà cụ thể hơn là thuyết đa vũ trụ (Multiverse theory):
Trong clip, Brian có nói rằng các "hằng số vật lý" giữa các vũ trụ khác nhau cũng sẽ khác nhau. Tốc độ ánh sáng trong vũ trụ của chúng ta là 300,000 km/s, nhưng nó có thể là một con số khác trong một vũ trụ khác, v.v...Như vậy thì con người không nên áp đặt những tiêu chí sinh tồn của giống loài mình lên giống loài khác (biết đâu có những chủng loài hít thở bằng khí CO2, và thải ra khí O2, tương tự như cây cối!?).
Thân. :D
Trả lời
Thực sự là khi thấy lời mời của Trường vào bài viết này, mình đã phải...nhanh chóng tìm xem phim, xem xong rồi mới có thể vào đây comment. :)))
Cũng giống bạn, trong bộ phim mình khá ấn tượng với chi tiết cướp bóc và tội ác vẫn tiếp tục diễn ra, nhưng không chỉ trên bề mặt Trái Đất, mà xuyên suốt vũ trụ (như bọn cướp trên Mặt Trăng và cả bố Roy - ông cũng đã thực hiện tội ác giết người).
Có lẽ những gì thuộc về bản chất thì không thể xoá bỏ được, và xem tới đây tự dưng mình nảy lên một suy nghĩ khá tiêu cực: nếu con người vốn có bản chất xấu xí như vậy, thì liệu việc tiếp tục kéo dài sự tồn vong của nhân loại bên ngoài Trái Đất như trong phim (và cả ngoài đời nữa - đó là những dự án vũ trụ của Elon Musk hay Robert Bigelow) có thực sự cần thiết!?
Liệu chúng ta có nên tìm cách giải thoát nhân loại, giải thoát con người khỏi gọng kềm của sinh tồn, hơn là tiếp tục cố gắng kéo dài nó?
Liên quan đến phương trình Drake, hồi tuần trước mình cũng tình cờ xem được Ted Talk này của nhà vật lý lý thuyết Brian Greene, cũng về chủ đề sự sống trong vũ trụ mà cụ thể hơn là thuyết đa vũ trụ (Multiverse theory):
Trong clip, Brian có nói rằng các "hằng số vật lý" giữa các vũ trụ khác nhau cũng sẽ khác nhau. Tốc độ ánh sáng trong vũ trụ của chúng ta là 300,000 km/s, nhưng nó có thể là một con số khác trong một vũ trụ khác, v.v...Như vậy thì con người không nên áp đặt những tiêu chí sinh tồn của giống loài mình lên giống loài khác (biết đâu có những chủng loài hít thở bằng khí CO2, và thải ra khí O2, tương tự như cây cối!?).
Thân. :D