Sự khác biệt trong quá trình du nhập Phật giáo vào Trung Quốc và Nhật Bản.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1.1 Trung Quốc Hiện nay có rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến niên đại du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc. Có thuyết đáng tin tưởng hơn cả là thuyết khẩu truyền Phật giáo của Y Tồn được chéo trong sách Ngụy thu Thích Lão Chí và thuyết Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 chép trong sách Hậu Hán Kỷ và sách Phật tổ Thống Kỷ. Theo thuyết thứ nhất thì Phật giáo được biết đến ở Trung Quốc sớm nhất cũng từ năm thứ 2 trước Tây lịch (niên hiệu Nguyên Thọ năm đầu – đời vua Ai Đế nhà Tiền Hán). Theo thuyết thứ 2v thì Phật giáo có mặt ở Trung Quốc từ năm 67 Tây lịch (niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 – đời vua Minh đế và Hậu Hán. Về mặt địa lý, Phật giáo đã theo chân các nhà sư truyền giáo Phạm Tăng được truyền đến Trung Quốc theo hai ngả đường là đường bộ và đường thủy. Về đường bộ, chủ yếu theo 2 con đường giao thông lớn : phía Bắc và phía Nam của các nước Tây vực. Về sau, giữa hai con đường trên, còn có con đường Nhập Trúc cầu pháp của ngài Pháp Hiển. Về đường thủy thì chủ yếu là từ các hải cảng ở tỉnh Quảng Đông (Theo ý kiến của các học giả nghiên cứu sử Phật giáo Việt Nam hiện nay, Phật giáo đã du nhập vào trung tâm Luy Lâu - Giao Chỉ (Việt Nam hiện nay) rất lâu trước khi truyền sang trung tâm Bành Thành và sau đó là trung tâm Lạc Dương của nhà Hán). Như vậy, có thể nói Phật giáo được truyền vào Trung Quốc rất sớm, chủ yếu là theo hai con đường thủy - bộ từ phía Bắc và phía Nam của các nước Tây vực vào thế kỷ đầu Tây lịch. Và có thể nói đây là con đường truyền bá đạo Phật trực tiếp từ Ấn Độ - quê hương của đạo Phật đến Trung Quốc – nơi đạo Phật có sự phát triển rực rỡ và ảnh hưởng rộng rãi đến các quốc gia phương Đông khác. 1.2 Nhật Bản Cho tới nay, việc xác định thời điểm Phật giáo vào Nhật Bản một cách chính xác vẫn còn chưa thống nhất, song phần lớn các ý kiến đều lấy sự kiện năm 538 vua Paikche (một vương quốc thuộc bán đảo Triều Tiên) cử đoàn sứ thần sang Nhật Bản, trong đó có cả các nhà sư cùng với tặng phẩm là bức tượng Phật bằng vàng và một bộ kinh Phật. Việc tiếp nhận đạo Phật đã dẫn đến những cuộc xung đột, tranh luận gay gắt trong triều đình Yamato và tập trung thành 2 phái : Phái do dòng họ Soga đứng đầu ủng hộ việc thờ Phật, trong khi đó phái đối lập gồm hai dòng họ Nakatomi và Mononobe lại phản đối kịch liệt. Lập trường mà phái này đưa ra là dựa vào Thần đạo – một tôn giáo bản địa đã có một quá trình tồn tại lâu dài và bám rễ trong cộng đồng dân cư. Họ cho rằng chỉ có Thần đạo mới là tôn giáo duy nhất được thờ cúng tại Nhật Bản, nếu tiếp nhận tôn giáo ngoại lai như Phật giáo sẽ khiến các vị thần bản địa nổi giận và đem tai họa cho đất nước. Cuộc chiến giữa 2 phái này kéo dài 50 năm và đến năm 587, với chiến thắng thuộc về phái Soga, đạo phật chính thức được công nhận ở Nhật Bản. Như vậy, theo thuyết trên Phật giáo được truyền bá đến Nhật Bản vào thời điểm muộn hơn so với Trung Quốc và thông qua con đường trung gian từ Phật giáo Trung Quốc và đôi chút biến đổi ở Triều Tiên đến. Vì vậy Phật giáo ở Nhật Bản có sự ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.
Trả lời
1.1 Trung Quốc Hiện nay có rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến niên đại du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc. Có thuyết đáng tin tưởng hơn cả là thuyết khẩu truyền Phật giáo của Y Tồn được chéo trong sách Ngụy thu Thích Lão Chí và thuyết Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 chép trong sách Hậu Hán Kỷ và sách Phật tổ Thống Kỷ. Theo thuyết thứ nhất thì Phật giáo được biết đến ở Trung Quốc sớm nhất cũng từ năm thứ 2 trước Tây lịch (niên hiệu Nguyên Thọ năm đầu – đời vua Ai Đế nhà Tiền Hán). Theo thuyết thứ 2v thì Phật giáo có mặt ở Trung Quốc từ năm 67 Tây lịch (niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 – đời vua Minh đế và Hậu Hán. Về mặt địa lý, Phật giáo đã theo chân các nhà sư truyền giáo Phạm Tăng được truyền đến Trung Quốc theo hai ngả đường là đường bộ và đường thủy. Về đường bộ, chủ yếu theo 2 con đường giao thông lớn : phía Bắc và phía Nam của các nước Tây vực. Về sau, giữa hai con đường trên, còn có con đường Nhập Trúc cầu pháp của ngài Pháp Hiển. Về đường thủy thì chủ yếu là từ các hải cảng ở tỉnh Quảng Đông (Theo ý kiến của các học giả nghiên cứu sử Phật giáo Việt Nam hiện nay, Phật giáo đã du nhập vào trung tâm Luy Lâu - Giao Chỉ (Việt Nam hiện nay) rất lâu trước khi truyền sang trung tâm Bành Thành và sau đó là trung tâm Lạc Dương của nhà Hán). Như vậy, có thể nói Phật giáo được truyền vào Trung Quốc rất sớm, chủ yếu là theo hai con đường thủy - bộ từ phía Bắc và phía Nam của các nước Tây vực vào thế kỷ đầu Tây lịch. Và có thể nói đây là con đường truyền bá đạo Phật trực tiếp từ Ấn Độ - quê hương của đạo Phật đến Trung Quốc – nơi đạo Phật có sự phát triển rực rỡ và ảnh hưởng rộng rãi đến các quốc gia phương Đông khác. 1.2 Nhật Bản Cho tới nay, việc xác định thời điểm Phật giáo vào Nhật Bản một cách chính xác vẫn còn chưa thống nhất, song phần lớn các ý kiến đều lấy sự kiện năm 538 vua Paikche (một vương quốc thuộc bán đảo Triều Tiên) cử đoàn sứ thần sang Nhật Bản, trong đó có cả các nhà sư cùng với tặng phẩm là bức tượng Phật bằng vàng và một bộ kinh Phật. Việc tiếp nhận đạo Phật đã dẫn đến những cuộc xung đột, tranh luận gay gắt trong triều đình Yamato và tập trung thành 2 phái : Phái do dòng họ Soga đứng đầu ủng hộ việc thờ Phật, trong khi đó phái đối lập gồm hai dòng họ Nakatomi và Mononobe lại phản đối kịch liệt. Lập trường mà phái này đưa ra là dựa vào Thần đạo – một tôn giáo bản địa đã có một quá trình tồn tại lâu dài và bám rễ trong cộng đồng dân cư. Họ cho rằng chỉ có Thần đạo mới là tôn giáo duy nhất được thờ cúng tại Nhật Bản, nếu tiếp nhận tôn giáo ngoại lai như Phật giáo sẽ khiến các vị thần bản địa nổi giận và đem tai họa cho đất nước. Cuộc chiến giữa 2 phái này kéo dài 50 năm và đến năm 587, với chiến thắng thuộc về phái Soga, đạo phật chính thức được công nhận ở Nhật Bản. Như vậy, theo thuyết trên Phật giáo được truyền bá đến Nhật Bản vào thời điểm muộn hơn so với Trung Quốc và thông qua con đường trung gian từ Phật giáo Trung Quốc và đôi chút biến đổi ở Triều Tiên đến. Vì vậy Phật giáo ở Nhật Bản có sự ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc.