Sự kiện văn hóa – du lịch là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mối quan hệ giữa sự kiện và du lịch là mối quan hệ hữu cơ: sự kiện góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đem lại cơ hội kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, giúp tăng thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh điểm đến và phần nào khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Ngược lại nhờ có du lịch mà nhiều sự kiện được khôi phục và phát triển trong đó chủ yếu là các lễ hội truyền thống của dân tộc. Lễ hội truyền thống là nơi lưu giữ những nét văn hóa lâu đời của dân tộc mà “Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.” Vì vậy văn hóa đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động, nhất là hoạt động làm sự kiện, hoạt động quảng bá du lịch. Từ những vấn đề trên, sự kiện văn hóa du lịch là một loại sự kiện đặc biệt, nó có hệ thống, kế hoạch cụ thể, được tổ chức để tiếp thị cho một số lễ hội hay những hoạt động văn hóa khác, nhằm mục đích gìn giữ những văn hóa truyền thống, phát triển, nâng cao hình ảnh của điểm đến du lịch, thu hút sự quan tâm từ phía nhà đầu tư và du khách. Theo Th.s Trịnh Lê Anh, Tổ chức lễ hội và sự kiện du lịch ở vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh dưới góc nhìn Văn hóa – Sự kiện – Du lịch. Đề xuất cho Nghệ An.
Trả lời
Mối quan hệ giữa sự kiện và du lịch là mối quan hệ hữu cơ: sự kiện góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đem lại cơ hội kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, giúp tăng thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh điểm đến và phần nào khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Ngược lại nhờ có du lịch mà nhiều sự kiện được khôi phục và phát triển trong đó chủ yếu là các lễ hội truyền thống của dân tộc. Lễ hội truyền thống là nơi lưu giữ những nét văn hóa lâu đời của dân tộc mà “Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.” Vì vậy văn hóa đã trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động, nhất là hoạt động làm sự kiện, hoạt động quảng bá du lịch. Từ những vấn đề trên, sự kiện văn hóa du lịch là một loại sự kiện đặc biệt, nó có hệ thống, kế hoạch cụ thể, được tổ chức để tiếp thị cho một số lễ hội hay những hoạt động văn hóa khác, nhằm mục đích gìn giữ những văn hóa truyền thống, phát triển, nâng cao hình ảnh của điểm đến du lịch, thu hút sự quan tâm từ phía nhà đầu tư và du khách. Theo Th.s Trịnh Lê Anh, Tổ chức lễ hội và sự kiện du lịch ở vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh dưới góc nhìn Văn hóa – Sự kiện – Du lịch. Đề xuất cho Nghệ An.