Tại sao Park Ji Sung được coi là tượng đài và niềm tự hào của bóng đá Châu Á?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Không giống như các đồng nghiệp tới từ châu Phi hay Nam Mỹ, các cầu thủ châu Á thường không được đánh giá cao khi tới châu Âu lập nghiệp. Những trường hợp như Park Ji Sung thực tế chỉ là ngoại lệ và chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay. Thật ra, trước khi Park Ji Sung gây dựng được sự nghiệp lẫy lừng, châu Á cũng xuất khẩu được một số mặt hàng chất lượng như Kazu Miura hay Cha Bum-Kun. Tuy nhiên, phải đến khi cầu thủ người Hàn Quốc này chuyển tới PSV Eindhoven và tỏa sáng, trào lưu các CLB châu Âu sử dụng nhiều hơn những “lính lê dương” tới từ phương Đông mới bắt đầu nở rộ. Để gặt hái được thành công ở trời Âu, chắc chắn Park Ji Sung đã phải cố gắng rất nhiều. Bất chấp việc đã gây được ấn tương tốt với HLV Guus Hiddink trong thời gian cả hai cùng làm việc cho ĐT Hàn Quốc, Park Ji Sung chỉ được ra sân có vỏn vẹn 8 lần trong mùa giải đầu tiên khoác áo PSV (2002/03). Trong 2 mùa giải tiếp theo, những nỗ lực không biết mệt mỏi của Park Ji Sung đã được đền đáp, cầu thủ sở hữu chiều cao 1m75 này được thi đấu thường xuyên hơn đã đã để lại dấu ấn rõ rệt ở Champions League. Chính nhờ những bước chạy không biết mệt mỏi, lối chơi lăn xả, không ngại va chạm, Park Ji Sung đã có được 2 chức vô địch Hà Lan và gây được ấn tượng mạnh ở bán kết Champions League 2004/05. Quan trọng hơn, màn trình diễn chói sáng của tiền vệ trưởng thành từ CLB Myongji University đã giúp anh kiếm được tấm vé thông hành sang M.U. Vào thời điểm BLĐ Quỷ đỏ bỏ ra 4 triệu bảng để đưa Park Ji Sung về Old Trafford hồi mùa Hè năm 2005, đã có không ít ý kiến cho rằng họ làm vậy chủ yếu là để phục vụ cho mục đích thương mại. Tuy nhiên, Park Ji Sung đã chứng minh cho tất cả thấy, anh được đứng trong hàng ngũ M.U không phải là do đội bóng áo đỏ muốn có thêm thật nhiều fan ở Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung.
Trả lời
Không giống như các đồng nghiệp tới từ châu Phi hay Nam Mỹ, các cầu thủ châu Á thường không được đánh giá cao khi tới châu Âu lập nghiệp. Những trường hợp như Park Ji Sung thực tế chỉ là ngoại lệ và chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay. Thật ra, trước khi Park Ji Sung gây dựng được sự nghiệp lẫy lừng, châu Á cũng xuất khẩu được một số mặt hàng chất lượng như Kazu Miura hay Cha Bum-Kun. Tuy nhiên, phải đến khi cầu thủ người Hàn Quốc này chuyển tới PSV Eindhoven và tỏa sáng, trào lưu các CLB châu Âu sử dụng nhiều hơn những “lính lê dương” tới từ phương Đông mới bắt đầu nở rộ. Để gặt hái được thành công ở trời Âu, chắc chắn Park Ji Sung đã phải cố gắng rất nhiều. Bất chấp việc đã gây được ấn tương tốt với HLV Guus Hiddink trong thời gian cả hai cùng làm việc cho ĐT Hàn Quốc, Park Ji Sung chỉ được ra sân có vỏn vẹn 8 lần trong mùa giải đầu tiên khoác áo PSV (2002/03). Trong 2 mùa giải tiếp theo, những nỗ lực không biết mệt mỏi của Park Ji Sung đã được đền đáp, cầu thủ sở hữu chiều cao 1m75 này được thi đấu thường xuyên hơn đã đã để lại dấu ấn rõ rệt ở Champions League. Chính nhờ những bước chạy không biết mệt mỏi, lối chơi lăn xả, không ngại va chạm, Park Ji Sung đã có được 2 chức vô địch Hà Lan và gây được ấn tượng mạnh ở bán kết Champions League 2004/05. Quan trọng hơn, màn trình diễn chói sáng của tiền vệ trưởng thành từ CLB Myongji University đã giúp anh kiếm được tấm vé thông hành sang M.U. Vào thời điểm BLĐ Quỷ đỏ bỏ ra 4 triệu bảng để đưa Park Ji Sung về Old Trafford hồi mùa Hè năm 2005, đã có không ít ý kiến cho rằng họ làm vậy chủ yếu là để phục vụ cho mục đích thương mại. Tuy nhiên, Park Ji Sung đã chứng minh cho tất cả thấy, anh được đứng trong hàng ngũ M.U không phải là do đội bóng áo đỏ muốn có thêm thật nhiều fan ở Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung.