Tại sao rằm là ngày 15 âm lịch hằng tháng, nhưng người ta cúng rằm lại cúng vào 14?

  1. Văn hóa

Ngay cả Tết Trung Thu là trăng rằm 15 nhiều người cũng phá cỗ vào ngày 14. Trong khi trăng rằm thì phải là trăng ngày 15 tháng 8 âm, chứ trăng đêm 14 đâu phải trăng rằm nhỉ? :D

Từ khóa: 

trung thu

,

rằm

,

văn hóa

Ông bà ta từ xưa có câu "giỗ Tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng", nhiều người coi ngày Rằm tháng Giêng như dịp Tết thứ 2. Bởi vậy, vào ngày này các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để cúng gia tiên. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện hoàn cảnh, nhiều gia đình tiến hành cúng vào ngày 14 âm lịch. 
Theo quan niệm dân gian, cúng Rằm tháng Giêng là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Ngày nay, nhiều người cúng lễ Rằm tháng Giêng có món bánh trôi nước với mong muốn mọi việc quanh năm được trôi chảy, tràn đầy hạnh phúc. 
https://cdn.noron.vn/2022/08/28/25088114422131-1661704880.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, chuyên gia nghiên cứu văn hoá cho biết cúng Rằm tháng Giêng là thói quen từ xưa đến nay của người Việt. Đó là tín ngưỡng cần giữ gìn, vì có những niềm tin khó giải thích miễn là từ niềm tin đó, con người làm những điều trong sáng, tốt đẹp hơn. "Quanh năm lễ lạt không bằng cúng Rằm tháng Giêng nhưng không nhất thiết phải lễ lớn, lễ to", TS Nguyễn Viết Chức nói.
Theo TS Nguyễn Viết Chức, không nhất thiết phải cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 15 âm lịch mà có thể cúng trước. "Có rất nhiều quan niệm, có thể cúng vào buổi trưa ngày rằm hay từ ngày 14. Nhưng đừng quan niệm theo lối suy nghĩ cúng trước thì được hưởng may trước. Tất nhiên, cúng sau thì không được nhưng 14 cúng cũng được, 15 cúng cũng được. Khổng tử từ thời phong kiến cũng đã nói "Không có gì nhất thiết phải thế". Nếu có điều nhất thiết có lẽ là tâm phải thành, đã là tín ngưỡng, bao giờ thành tâm cũng là điều quan trọng nhất". 
Trả lời
Ông bà ta từ xưa có câu "giỗ Tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng", nhiều người coi ngày Rằm tháng Giêng như dịp Tết thứ 2. Bởi vậy, vào ngày này các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để cúng gia tiên. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện hoàn cảnh, nhiều gia đình tiến hành cúng vào ngày 14 âm lịch. 
Theo quan niệm dân gian, cúng Rằm tháng Giêng là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Ngày nay, nhiều người cúng lễ Rằm tháng Giêng có món bánh trôi nước với mong muốn mọi việc quanh năm được trôi chảy, tràn đầy hạnh phúc. 
https://cdn.noron.vn/2022/08/28/25088114422131-1661704880.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, chuyên gia nghiên cứu văn hoá cho biết cúng Rằm tháng Giêng là thói quen từ xưa đến nay của người Việt. Đó là tín ngưỡng cần giữ gìn, vì có những niềm tin khó giải thích miễn là từ niềm tin đó, con người làm những điều trong sáng, tốt đẹp hơn. "Quanh năm lễ lạt không bằng cúng Rằm tháng Giêng nhưng không nhất thiết phải lễ lớn, lễ to", TS Nguyễn Viết Chức nói.
Theo TS Nguyễn Viết Chức, không nhất thiết phải cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 15 âm lịch mà có thể cúng trước. "Có rất nhiều quan niệm, có thể cúng vào buổi trưa ngày rằm hay từ ngày 14. Nhưng đừng quan niệm theo lối suy nghĩ cúng trước thì được hưởng may trước. Tất nhiên, cúng sau thì không được nhưng 14 cúng cũng được, 15 cúng cũng được. Khổng tử từ thời phong kiến cũng đã nói "Không có gì nhất thiết phải thế". Nếu có điều nhất thiết có lẽ là tâm phải thành, đã là tín ngưỡng, bao giờ thành tâm cũng là điều quan trọng nhất".