Tại sao trong tên gọi các loài hươu, nai thường có từ "lộc"?

  1. Kiến thức chung

Ví dụ như "tuần lộc" của ông già Noel, hay giống hươu trắng còn có tên gọi khác là "bạch lộc". Thậm chí mình còn biết có một loài gọi là "mai hoa lộc".

Từ "lộc" trong các tên gọi này có nghĩa gì và có nguồn gốc từ đâu vậy ạ?

https://cdn.noron.vn/2020/01/10/4046721c0967ec7213b39f6580a8419d.png
Từ khóa: 

hươu

,

nai

,

tuần lộc

,

bạch lộc

,

động vật

,

kiến thức chung

Theo mình biết thì cái này xuất phát từ chữ Hán, tức là vì từ 祿 - Lộc (trong phúc lộc) đọc lên nghe đồng âm với từ 鹿 là con hươu, nên người ta thường dùng con hươu làm biểu tượng cho chữ Lộc. Chưa kể trong văn hóa Trung Quốc, hươu cũng có vị trí rất quan trọng (vì người ta cho rằng nó được sinh ra từ ánh hào quang của viên ngọc quý, có thể mang lại vạn điều tốt lành) nên hươu cũng được xem như là tượng trưng cho phúc lộc là vì vậy. Thay vì nói Hươu, người ta sẽ thay bằng từ Lộc. Ví dụ nhung hươu thì gọi là lộc hươu.

Theo đó, các từ như Bạch lộc thì gọi là hươu trắng - một loài thú tượng trưng cho sự cát tường, có thể sống tới 1000 năm. Thực tế thì loài hươu này ban đầu lông của nó không có màu trắng, chỉ là khi nó sống tới 500 tuổi thì màu lông của nó mới dần chuyển sang màu trắng để trở thành hươu trắng. :)

Hay như Thiên lộc là một loài hươu có tuổi thọ khá cao, trên thân có nhiều đốm hoa ngũ sắc.

Thậm chí, người Trung Quốc còn dùng cả từ Trục lộc, tức là đuổi hươu, khi có ý nói về sự tranh giành trong thiên hạ. :D Ngay cả truyện Lộc đỉnh ký của Kim Dung cũng là nói đến một cuộc săn hươu, trong đó Lộc chính là Hươu còn Đỉnh chính là chiếc đỉnh bằng đồng thời nhà Chu. Và Đuổi hươu (Trục lộc) hay Hỏi đỉnh (Vấn đỉnh) chính là phép ẩn dụ về việc người ta ai cũng muốn tranh đoạt thiên hạ và muốn trở thành hoàng đế.

Còn Tuần lộc thì chỉ là 1 loài hươu lớn sống ở Bắc Cực, Bắc Mỹ, một số khu vực ở phía bắc châu Âu và châu Á thôi.

Riêng Mai hoa lộc thì mình chưa được biết hay nghe nhắc tới. ^^

Trả lời

Theo mình biết thì cái này xuất phát từ chữ Hán, tức là vì từ 祿 - Lộc (trong phúc lộc) đọc lên nghe đồng âm với từ 鹿 là con hươu, nên người ta thường dùng con hươu làm biểu tượng cho chữ Lộc. Chưa kể trong văn hóa Trung Quốc, hươu cũng có vị trí rất quan trọng (vì người ta cho rằng nó được sinh ra từ ánh hào quang của viên ngọc quý, có thể mang lại vạn điều tốt lành) nên hươu cũng được xem như là tượng trưng cho phúc lộc là vì vậy. Thay vì nói Hươu, người ta sẽ thay bằng từ Lộc. Ví dụ nhung hươu thì gọi là lộc hươu.

Theo đó, các từ như Bạch lộc thì gọi là hươu trắng - một loài thú tượng trưng cho sự cát tường, có thể sống tới 1000 năm. Thực tế thì loài hươu này ban đầu lông của nó không có màu trắng, chỉ là khi nó sống tới 500 tuổi thì màu lông của nó mới dần chuyển sang màu trắng để trở thành hươu trắng. :)

Hay như Thiên lộc là một loài hươu có tuổi thọ khá cao, trên thân có nhiều đốm hoa ngũ sắc.

Thậm chí, người Trung Quốc còn dùng cả từ Trục lộc, tức là đuổi hươu, khi có ý nói về sự tranh giành trong thiên hạ. :D Ngay cả truyện Lộc đỉnh ký của Kim Dung cũng là nói đến một cuộc săn hươu, trong đó Lộc chính là Hươu còn Đỉnh chính là chiếc đỉnh bằng đồng thời nhà Chu. Và Đuổi hươu (Trục lộc) hay Hỏi đỉnh (Vấn đỉnh) chính là phép ẩn dụ về việc người ta ai cũng muốn tranh đoạt thiên hạ và muốn trở thành hoàng đế.

Còn Tuần lộc thì chỉ là 1 loài hươu lớn sống ở Bắc Cực, Bắc Mỹ, một số khu vực ở phía bắc châu Âu và châu Á thôi.

Riêng Mai hoa lộc thì mình chưa được biết hay nghe nhắc tới. ^^

 鹿 /lù/

Âm Hán Việt là lộc.

Nghĩa thông dụng là con hươu.