Tại sao vẫn còn sự tồn tại của các Vua Chúa trong thế kỷ 21?

  1. Kiến thức chung

Đến nay một số quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Hà Lan, Bỉ, Jordan, Đan Mạch, Thụy Điển hay Nauy vẫn giữ truyền thống hoàng tộc như một biểu tượng từ thời phong kiến. Tuy nhiên trên thực tế thì họ không có quyền lực chính trị và không được phép cai quản đất nước. Thế theo các bạn thì tại sao Vua chúa vẫn được tôn sùng đến tận hôm nay?
Từ khóa: 

vua chúa

,

phong kiến

,

thế kỷ 21

,

kiến thức chung

Rất nhiều nước vẫn còn chế độ Quân chủ chuyên chế, vua kiểu của ngày xưa, quyền lực tuyệt đối, như Ả-rập, Oman, Brunei,... Nhưng 1 số quốc gia như Anh, Bỉ, Nhật,... vẫn còn vua, tuy ko có quyền lực là do khi thành lập chính quyền, quốc gia đã chọn theo thể chế Quân chủ lập hiến. Và các quốc gia đó chọn con đường đó do nhiều nguyên nhân lịch sử. Những nguyên nhân có thể là việc Vua tự rời bỏ quyền lực, đổi lại có thể giữ lại vị trí hoặc 1 số đặc quyền. Hoặc cũng có thể do việc ng dân vẫn còn tôn sùng vua của họ, như Nhật chẳng hạn. Vả lại, ở các nước đó Vua trở thành một kiểu lãnh đạo tinh thần. Việc đó cũng có những lợi ích nhất định đối với chính trị quốc gia, như kiểu Đức Vua Thái Lan đứng ra giảng hòa giữa các phe phái khi tình hình chính trị Thái Lan hỗn loạn vậy.

Vua hay chế độ phong kiến nói chung đã có lịch sử cả 1-2 ngàn năm. Chế độ mới, tư bản, cộng sản chỉ mới vài trăm năm, việc tôn sùng Vua chúa vẫn còn trong tâm tưởng người dân. Vua lại vẫn còn hiện diện trong cuộc sống nên khó có thể mất ngay được. Nên ngày nay ng ta vẫn tôn sùng, như Nữ Hoàng Elizabeth II, ko chỉ ở Anh mà còn cả 15 quốc gia độc lập khác vẫn tôn sùng bà vậy.

Trả lời

Rất nhiều nước vẫn còn chế độ Quân chủ chuyên chế, vua kiểu của ngày xưa, quyền lực tuyệt đối, như Ả-rập, Oman, Brunei,... Nhưng 1 số quốc gia như Anh, Bỉ, Nhật,... vẫn còn vua, tuy ko có quyền lực là do khi thành lập chính quyền, quốc gia đã chọn theo thể chế Quân chủ lập hiến. Và các quốc gia đó chọn con đường đó do nhiều nguyên nhân lịch sử. Những nguyên nhân có thể là việc Vua tự rời bỏ quyền lực, đổi lại có thể giữ lại vị trí hoặc 1 số đặc quyền. Hoặc cũng có thể do việc ng dân vẫn còn tôn sùng vua của họ, như Nhật chẳng hạn. Vả lại, ở các nước đó Vua trở thành một kiểu lãnh đạo tinh thần. Việc đó cũng có những lợi ích nhất định đối với chính trị quốc gia, như kiểu Đức Vua Thái Lan đứng ra giảng hòa giữa các phe phái khi tình hình chính trị Thái Lan hỗn loạn vậy.

Vua hay chế độ phong kiến nói chung đã có lịch sử cả 1-2 ngàn năm. Chế độ mới, tư bản, cộng sản chỉ mới vài trăm năm, việc tôn sùng Vua chúa vẫn còn trong tâm tưởng người dân. Vua lại vẫn còn hiện diện trong cuộc sống nên khó có thể mất ngay được. Nên ngày nay ng ta vẫn tôn sùng, như Nữ Hoàng Elizabeth II, ko chỉ ở Anh mà còn cả 15 quốc gia độc lập khác vẫn tôn sùng bà vậy.