Thế hệ Z và thời đại kĩ thuật số: Những xu hướng nào sẽ lên ngôi trong nhu cầu việc làm năm 2019?

  1. Công nghệ thông tin

Trong khi Thế hệ Y được coi là Thế hệ Kỹ thuật số, thì Thế hệ Z giờ được gọi là những công dân đám mây. Thế hệ Z đã và đang gia nhập vào lực lượng lao động. Họ là những người trẻ được sinh từ năm 1995 trở đi, là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ từ nhỏ; và đây cũng chính là thế hệ hứa hẹn sẽ tạo nên sự chuyển dịch lớn trong môi trường việc làm bắt đầu từ năm 2019. Bạn biết gì về thế hệ iGen này với xu thế yêu cầu nhân sự- việc làm sắp tới? Nếu chưa, dưới đây là một vài điều cần lưu tâm.

helena-lopes-592971-unsplash-1024x683
Với thế hệ Z, Internet trở thành công cụ vạn vật kết nối. Ảnh: keka.com

Các công ty dự kiến sẽ chào đón thế hệ Z sớm hơn dự kiến bởi những quan điểm, cách nhìn độc đáo của họ về giáo dục đại học. 75% cá nhân thuộc thế hệ Z cho rằng có nhiều cách khác nhau để có được một nền tảng giáo dục tốt hơn là vào đại học. Họ mong muốn đi làm ở công ty từ sớm, nơi mở ra cho họ những cơ hội được đào tạo như cách mà môi trường cao đẳng, cử nhân dạy cho thế hệ này. Nhận thấy mình đã trải qua hàng tá "cuộc vật lộn" với món nợ tín chỉ, nợ học phần, nợ môn dai dẳng; nhiều thanh thiếu niên đã chọn cho mình hướng đi khác với số đông - bỏ qua hoàn toàn giáo dục sau trung học/ phổ thông.

Vì vậy, với việc thế hệ Z gia nhập thị trường lao động - việc làm với số lượng lớn như trên; bài chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ một vài nhu cầu nổi bật trong công việc của thế hệ iGen này từ 2019 trở về sau, đồng thời gợi ý cách thức làm thế nào để theo kịp họ - một xu hướng phát triển nhanh, năng động.

1.Công việc dựa trên mục đích

Thế hệ Z muốn cống hiến hết sức mình cho những công việc mà họ cảm thấy thực sự có mục đích, giá trị. Nói cách khác, khi nhận thấy được ý nghĩa và giá trị thực từ công việc mình làm đem lại, họ hoàn toàn sẵn lòng đầu tư thời gian, công sức, năng lượng cho mục tiêu phía trước. Họ tin vào việc tạo ra giá trị quan trọng ra sao. Những mầm cội thế hệ trẻ tiên phong trong lực lượng lao động nhận thức một cách rõ ràng về nhu cầu và nguyện vọng của chính mình. Ắt hẳn, họ không muốn một công việc chỉ vì tiền lương.

sv5

Ảnh: Zing.vn

Về vấn đề này, những nỗ lực tuyển dụng cần một cuộc cách mạng trong các công ty. "Phù hợp văn hóa" nên được ưu tiên cao nhất khi lựa chọn ứng viên. Nguyện vọng cá nhân cần được thảo luận cởi mở và thấu hiểu trước khi chính thức đề nghị một vị trí công việc. Điều này đều có lợi cho cả nhà tuyển dụng lẫn người ứng tuyển. Một chiến thắng đều có lợi cho đôi bên.

2. Đối thoại hiệu suất công việc thường xuyên


download

Ảnh: beyondhomecare.co.uk

Thách thức với cách quản lý hiệu suất làm việc truyền thống, đây là thử thách mà thế hệ Z đặt ra. Đợi chờ cả năm để nhận đánh giá hiệu quả công việc, một phương thức để nhìn lại quá trình dài bản thân mình đã làm những gì, hiệu quả ra sao. Đây ắt là một điều đáng sợ với họ, đặc biệt khi thất bại nhiều hơn thành tích.

Thế hệ Z cần những cuộc đối thoại định hướng hiệu suất thường xuyên, ngay tại chỗ hoặc ngay lập tức. Các cuộc đối thoại hiệu suất thường xuyên là vô cùng cần thiết, nó bao gồm phản hồi liên tục, quy trình minh bạch, các công cụ giao tiếp và công nghệ dễ thực hiện cho phép điều này diễn ra một cách suôn sẻ, tự do. Họ đánh giá cao các cuộc trò chuyện tức thời, đều đặn xung quanh việc cho nhận xét, góp ý và giám sát hiệu suất làm việc của bản thân. Đó là những gì các tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng.

3. Khai vấn thẳng thắn với sếp

Những người trẻ thuộc thế hệ Z mong muốn hợp tác chung với những người quản lý, lãnh đạo dẫn dắt đồng đội bằng việc tự mình làm gương. Những người quản lý hống hách xem ra thật khó hăm dọa họ. Hơn hết, họ muốn làm việc chung với những lãnh đạo khiêm tốn và trung thực - những đồng nghiệp mà họ cảm thấy thực sự thoải mái khi tương tác. Điều này làm cho các chương trình cố vấn doanh nghiệp trở thành một trong những nhu cầu khắt khe nhất của thế hệ iGen khi tham gia thị trường chọn lọc, ứng tuyển việc làm.

companies-mentor-programs
Chương trình Cố vấn Doanh Nghiệp (Business Mentorship Program) - Ảnh: Monster.com

Các tổ chức doanh nghiệp nên xây dựng các chương trình cố vấn hiệu quả cho lực lượng lao động trí thức này. Mục đích tập trung vào giải quyết các truy vấn, tháo gỡ những khó khăn mà các "newbees" gặp phải. Những nỗ lực ấy cùng với sự tham gia của các nhà lãnh đạo sẽ duy trì và làm tăng lòng trung thành, tin tưởng lâu dài cũng như hạn chế được cuộc khủng hoảng "giữ chân" người tài, nhân viên trung thành trong tương lai.

4. Công cụ và công nghệ

Đây là thế hệ được sinh ra và lớn lên trong sự chín muồi của công nghệ - môi trường đầy những thiết bị số, màn hình cảm ứng, kết nối không dây. Không chỉ là thế hệ thừa hưởng kỹ thuật mới nhất, họ phát triển những tính cách mới, ưa thích thông tin nhanh gọn, những thứ giật gân tràn ngập từ mỗi cú nhấn đầu ngón tay. Thông qua Youtube, phần lớn các thắc mắc, tò mò đều được giải đáp thỏa mãn.

4171756_orig

Ảnh: danielleturner3.weebly.com

Các doanh nghiệp cần phải đưa ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết sự ham muốn học hỏi của lực lượng lao động trẻ này. Sử dụng công nghệ để học hỏi và phát triển, đo lường hiệu suất hoặc đưa ra phản hồi. Các công cụ này cần phải được thiết kế để dễ áp dụng, thuận tiện, lôi cuốn và hấp dẫn để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Những cơ hội như vậy sẽ góp phần thỏa mãn khát vọng và sở thích của thế hệ Z.

5. Sự đa dạng và hòa nhập

77% thành viên (thế hệ Z) được khảo sát cho rằng mức độ đa dạng của công ty ảnh hưởng đến quyết định của họ nên hay không làm việc tại nơi đó. Một nền văn hóa doanh nghiêp, tổ chức hòa nhập và bình đẳng sẽ là nhân tố thu hút thế hệ Z nhiều nhất. Điều bắt buộc đối với các công ty là phải chú ý tới vấn đề bình đẳng và đa dạng hóa các nỗ lực trong thành tựu đạt được.

Một nghiên cứu của Deloitte cho thấy rõ ràng sự đa dạng và hòa nhập trong văn hóa công ty có tác động tích cực đến hiệu suất làm việc của nhân viên. Họ cần được tôn trọng cá nhân và tự do lên tiếng các vấn đề.

Lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển cấu trúc quản lý trong tổ chức. Chỉ khi những người nắm quyền hiểu được tầm quan trọng và cách giải quyết những thách thức này thì khi ấy mới thực sự cam kết làm việc tới cùng.

Với tất cả những thực tế này, có lẽ không còn quá khó hiểu khi cho rằng thế hệ Z sẽ dẫn đầu lực lượng lao động vào năm 2019. Theo bạn, chúng ta cần đầu tư, chuẩn bị những gì là xứng đáng để theo kịp xu hướng phát triển công việc trên? Đừng ngần ngại chia sẻ góc nhìn của mình dưới bài viết này nhé.

------------

Tham khảo:

Nguồn dịch

Từ khóa: 

quản lý nhân sự

,

thế hệ z

,

công nghệ

,

hr-technologist

,

công nghệ thông tin