Thế nào là giai cấp XH? Nêu các quan niệm khác nhau về GCXH?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Là khái niệm để chỉ một nhóm xã hội mà các thành viên có vị trí tương đương nhau trong một cơ cấu bất bình đẳng khách quan về vật chất do một hệ thống những quan hệ kinh tế đặc trưng cho một phương thức sản xuất cụ thể tạo ra. Stark định nghĩa: Giai cấp là nhóm người chi sẻ một vị trí giống nhau trong hệ thống phân tầng xã hội. Các quan niệm về giai cấp xã hội: K.Marx đã chỉ ra các đặc trưng cơ bản của g/c gắn liền với sự khác nhau giữa các tập đoàn người về địa vị trong một phương thức sản xuất. Sự khác nhau đó là: Khác nhau về quan hệ sở hữu, ai nắm tư liệu sản xuất được thì có quyền điều hành, chi phối giai cấp khác. Khác nhau về vai trò trong tổ chức quản lý lao động xã hội. Khác nhau về phương thức thu nhập của cải làm ra. M.Weber thì thừa nhận yếu tố kinh tế là cơ sở để phân chia xã hội thành giai cấp nhưng ông cho rằng bên cạnh đó còn có yếu tố phi kinh tế, yếu tố này có vai trò rất quan trọng, tạo nên cơ sở để phân chia xã hội thành g/c đó là: uy tín, địa vị và của cải.
Trả lời
Là khái niệm để chỉ một nhóm xã hội mà các thành viên có vị trí tương đương nhau trong một cơ cấu bất bình đẳng khách quan về vật chất do một hệ thống những quan hệ kinh tế đặc trưng cho một phương thức sản xuất cụ thể tạo ra. Stark định nghĩa: Giai cấp là nhóm người chi sẻ một vị trí giống nhau trong hệ thống phân tầng xã hội. Các quan niệm về giai cấp xã hội: K.Marx đã chỉ ra các đặc trưng cơ bản của g/c gắn liền với sự khác nhau giữa các tập đoàn người về địa vị trong một phương thức sản xuất. Sự khác nhau đó là: Khác nhau về quan hệ sở hữu, ai nắm tư liệu sản xuất được thì có quyền điều hành, chi phối giai cấp khác. Khác nhau về vai trò trong tổ chức quản lý lao động xã hội. Khác nhau về phương thức thu nhập của cải làm ra. M.Weber thì thừa nhận yếu tố kinh tế là cơ sở để phân chia xã hội thành giai cấp nhưng ông cho rằng bên cạnh đó còn có yếu tố phi kinh tế, yếu tố này có vai trò rất quan trọng, tạo nên cơ sở để phân chia xã hội thành g/c đó là: uy tín, địa vị và của cải.