Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Với những lợi thế lớn về danh lam thắng cảnh, nền văn hóa lâu đời và độc đáo với nhiều di tích có giá trị, nhiều tín ngưỡng bản địa đặc trưng… Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành điểm du lịch lý tưởng của du lịch tâm linh. Trong xu hướng phát triển của du lịch thế giới, du lịch tâm linh tiếp tục được nhấn mạnh. Những năm qua, lượng khách đi du lịch tâm linh không ngừng tăng cao, trong đó Việt Nam nổi lên là một đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch tâm linh. Tại Việt Nam, khách du lịch tâm linh chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 40% tổng số lượng khách du lịch. Những hoạt động tâm linh chủ yếu là: Hành hương đến những điểm tâm linh; tham quan vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến trúc điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tham gia lễ hội tín ngưỡng dân gian…Có được những con số ấn tượng này là bởi, Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng; sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước. Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận nhân dân; hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch tâm linh ngày càng đẩy mạnh thể hiện ở quy mô, tính chất các hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Việt Nam đang chứng kiến sự ra đời và phát triển ngày càng nhiều điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phương, vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh), Chùa Hương (Hà Nội)… Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với sự phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả.
Trả lời
Với những lợi thế lớn về danh lam thắng cảnh, nền văn hóa lâu đời và độc đáo với nhiều di tích có giá trị, nhiều tín ngưỡng bản địa đặc trưng… Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành điểm du lịch lý tưởng của du lịch tâm linh. Trong xu hướng phát triển của du lịch thế giới, du lịch tâm linh tiếp tục được nhấn mạnh. Những năm qua, lượng khách đi du lịch tâm linh không ngừng tăng cao, trong đó Việt Nam nổi lên là một đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch tâm linh. Tại Việt Nam, khách du lịch tâm linh chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 40% tổng số lượng khách du lịch. Những hoạt động tâm linh chủ yếu là: Hành hương đến những điểm tâm linh; tham quan vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiến trúc điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tham gia lễ hội tín ngưỡng dân gian…Có được những con số ấn tượng này là bởi, Việt Nam có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng; sự đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước. Hoạt động du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận nhân dân; hoạt động kinh doanh, đầu tư vào du lịch tâm linh ngày càng đẩy mạnh thể hiện ở quy mô, tính chất các hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh. Việt Nam đang chứng kiến sự ra đời và phát triển ngày càng nhiều điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phương, vùng, miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ); Yên Tử (Quảng Ninh), Chùa Hương (Hà Nội)… Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với sự phát triển du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả.