Tiền đi đâu mất?

  1. Phong cách sống

Bài mình viết sau khi học lớp Quản Lý Tài Chính Cá Nhân bởi chị Cookie. Thật sự cảm ơn chị đã cho em tham dự lớp học siêu hiệu quả này.


Mình nghĩ mọi người chắc đã nghe rất nhiều về quản lý tài chính cá nhân, hay lý thuyết 6 chiếc hũ rồi nhưng chúng ta vẫn không làm hoặc không chịu làm. Điều mình thấy Cookie thành công nhất là tạo được động lực cho mình phải bắt tay hành động để quản lý tài chính của bản thân vì sự quá cần thiết và quan trọng của việc này (sau khi tính toán chi phí cần thiết cho những giai đoạn của cuộc đời mình tá hỏa các bạn ạ, cần rất rất nhiều tiền đó) và hướng dẫn mình những bước nhỏ nhất từng bước một trong một hành trình quản lý tài chính cá nhân để hướng tới tự do tài chính.


Nếu được mọi người hãy đi học nhé, còn đây là một số takeaway của mình.


Ghi chép chi tiêu để biết được lối sống của bản thân

Ngay sau học về mình đã phải mở app Money Keeper để ghi chép lại chi tiêu trong tháng. Bởi vì dạo này mình không hiểu sao mình luôn thấy thiếu tiền. Mình mới chợt nhận ra tháng này mình chi hai khoản lớn cho việc học và du dịch, điều mà mình không có kế hoạch dự trù kinh phí trước. Mình cũng thấy là mình đang hơi chiều bản thân với lũ mèo một xíu bằng việc mua đồ ăn mèo quá nhiều và mình thì hay ăn ở ngoài. Bởi vì không set mức chi tiêu của bản thân nên có tiền trong ví là mình tiêu thôi. Bắt đầu từ bây giờ mình sẽ ghi chép lại chi tiêu và set budget cho tiêu dùng thiết yếu ở một con số cố định. Những khoản chi tiêu lớn không phát sinh hàng tháng mình sẽ phải có kế hoạch và được tiết kiệm trước.


Cần lắm một khoản tiền dành cho những trường hợp khẩn cấp


Nhiều người sẽ không nghĩ tới việc này và bản thân mình cũng vậy. Nhưng sau buổi học mình mới thấy nó sự thực cần thiết. Tưởng tượng nếu không may bản thân mình mất việc, hay người thân trong gia đinh bị tai nạn mà mình không có tiền ngay lập tức để xử lý thì sẽ ra sao. Như vừa rồi mình bị trộm mất xe máy và mình hoàn toàn bị động trong việc xử lý tình huống đó. Nếu bạn có sẵn một khoản tiền dự trữ mình gọi là TIỀN ĐỂ DÀNH thì khi gặp những rủi ro trong cuộc sống, bạn sẽ chủ động hơn và bình tĩnh xử lý hơn. Bạn sẽ coi đó như là một phần của cuộc sống và bạn đã có sự chuẩn bị từ trước. Từ tháng này mình đã bắt đầu trích 10% thu nhập của mình cho mục TIỀN ĐỂ DÀNH cho tới khi nó đạt mức có thể cover chi phí sinh hoạt của mình trong 3 tháng thì sẽ dừng lại.


Tiết kiệm là cần thiết và sức mạnh của lãi kép


Nếu ai chưa biết hãy Google sức mạnh của lãi kép nhé. Giả dụ bạn có 20 triệu và gửi tiết kiệm với lãi suất 8%/năm, sau 40 năm bạn sẽ có hơn 3 tỷ. Đó là mình chưa tính tới trượt giá và lạm phát. Nếu tính tới làm phát thì tình trạng còn tồi tệ hơn nữa. Nếu không tiết kiệm thì 20tr của bạn sau 40 năm có thể chỉ còn đủ mua gói snack mà thôi. Nên tiết kiệm là hình thức sinh lời đơn giản và an toàn nhất. Nếu bạn nào dùng Techcombank như mình thì có thể tạo tài khoản tiết kiệm đơn giản trong 5s chỉ cần qua app là được.


Đa dạng hóa nguồn thu nhập và tập trung tối đa hóa thu nhập hiện có


Hai điều này mình nghĩ nên làm song song. Mỗi người cần có một nguồn thu nhập chính và nên có những nguồn thu nhập bổ sung khác. Có rất nhiều cách kiểm tiền, càng có nhiều kỹ năng thì bạn càng dễ kiếm job phụ ngoài công việc chính. Nên việc cần làm trước khi nghĩ nên làm thêm job gì là hãy master những kỹ năng bạn có và phát triển học thêm nhiều kỹ năng mới. Bạn thích chụp ảnh, hãy chụp thật giỏi để có thể nhận những job chụp ảnh sản phẩm cho shop nhỏ hoặc chụp kỷ yếu.


Giảm chi tiêu không phải là hà khắc với bản thân


Giảm bớt chi tiêu không cần thiết có nhiều mặt lợi. Nó giúp bạn bớt phụ thuộc vào tiền bạc nhờ đó tâm trí cũng thoải mái hơn. Bạn sẽ không phiền muộn vì tháng này không đủ tiền để mua chiếc váy nọ hay bộ mỹ phẩm kia. Có nhiều trường hợp chúng ta có thể giảm chi tiêu nhưng vẫn có được thậm trí tối đa hóa trải nghiệm mang lại. Ví dụ như thay vì xem bóng đá tại các quán nhậu đắt đỏ thì mình có thể rủ bạn bè về nhà, tự làm hoặc mua đồ ăn và cùng cổ vũ bóng đá với nhau. Thay vì mua nhiều sách giấy chúng ta có thể đọc ebook trên Kindle. Giảm tiêu dùng cũng góp phần bảo vệ môi trường nữa đó.

Một điều mình ghi nhớ nhất là “Kiếm được nhiều tiền chưa chắc đã tự do về tài chính”. Mình cũng đã từng suy nghĩ sai lầm như vậy.

Tổng kết lại các bước bạn có thể bắt đầu làm từ bây giờ để quản lý tài chính tốt hơn nè


  1. Ghi chép và quản lý lại chi tiêu
  2. Bắt đầu có quỹ TIỀN ĐỂ DÀNH
  3. Tiết kiệm cho tương lai
  4. Đầu tư theo khả năng của bản thân
  5. Gia tăng thu nhập bằng tăng những kỹ năng mình có
  6. Giảm tiêu dùng


Mình không chắc bài này có thể giúp được nhiều cho các bạn nên khi nào Cookie mở lại lớp này mình sẽ gửi lại thông tin cho bạn nào quan tâm nhé.


Photo: Pinterest

Adele Doan

27/06/2019

water color money
Từ khóa: 

tài chính cá nhân

,

quản lý tài chính cá nhân

,

sống tối giản

,

lối sống tối giản

,

phong cách sống

Mình tính không ra được 3 tỉ cho cái phần 20tr gởi với lãi 8%/năm trong 40 năm

Trả lời

Mình tính không ra được 3 tỉ cho cái phần 20tr gởi với lãi 8%/năm trong 40 năm