TIỀN NÀO CỦA NẤY - QUAN ĐIỂM SAI LẦM TRONG THẾ GIỚI SMARTPHONE?

  1. Công nghệ thông tin

Đây là một câu nói mà ông cha ta ngày xưa, ý là giá càng cao thì hàng càng xịn. Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không đúng với mặt hàng là smartphone.

Điều đầu tiên các bạn cần hiểu, đó là nhà sản xuất đặt ra mức giá cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác.

Nếu nhà sản xuất muốn tối đa hóa lợi nhuận biên, họ sẽ đẩy mức giá lên rất cao, cao đến mức vô lý. Tiêu biểu chính là Oppo. Khi Sơn Tùng M-TP đang rất hot, họ tung ra con máy Oppo F1s 2017 với giá 7 triệu cùng với con chip cùi ghẻ MT6750 vào ngày 13/2, thời điểm Sơn Tùng đang bùng nổ với 2 bài Lạc Trôi và Nơi Này Có Anh.

Đấy, không hẳn là giá càng cao thì máy càng xịn, vậy thì điều ngược lại cũng đúng, không hẳn máy rẻ tiền là có chất lượng thấp. Đó chính là trường hợp của Xiaomi, nhà sản xuất thống trị trong phân khúc giá rẻ. Những chiếc máy có chất lượng rất tốt, cấu hình cao mà giá lại thơm của Xiaomi là lựa chọn hàng đầu cho học sinh, sinh viên không chỉ ở Trung Quốc, mà còn ở rất nhiều nước Châu Á.

Một trường hợp giá cao nữa đó chính là Samsung. Những chiếc máy cao cấp đắt tiền của họ thực sự rất đang mua, thể hiện giá tiền đi đôi với chất lượng. Nhưng các chiếc máy ở phân khúc thấp hơn có chất lượng khá kém so với những sản phẩm của hãng khác có cùng mức giá tiền. Câu trả lời là thương hiệu và sự trung thành của người dùng. Samfan quá đông trên khắp thế giới, điều đó giúp Samsung đạt doanh số vẫn lớn đều đều mặc dù giá không hề thơm chút nào.

Ý kiến của bạn thì sao? Hãy để lại comment ở dưới nhé.

Từ khóa: 

công nghệ thông tin

Tiền nào của đấy thì thằng giàu mãi giàu vì nó luôn mua được cái tốt, thằng nghèo mãi nghèo vì nó tiền đâu mua cái tốt?
Sự thật là gì, tiền nào chưa bao giờ của đấy đâu bạn nhé...

Trả lời

Tiền nào của đấy thì thằng giàu mãi giàu vì nó luôn mua được cái tốt, thằng nghèo mãi nghèo vì nó tiền đâu mua cái tốt?
Sự thật là gì, tiền nào chưa bao giờ của đấy đâu bạn nhé...

Tiền có thể được trả cho giá trị của món đồ
Tiền cũng có thể trả cho công sức của ai đó mang món đồ đó đến cho bạn
Tiền cũng có thể trả cho sự đảm bảo đây là đồ tốt

Nói cách khác, thay vì bạn mua một món đồ với chi phí như sau:
(tiền trả cho giá trị sản phẩm + chi phí vận chuyển + chi phí sửa chữa+ Chi phí để được thoải mái, giảm ức chế khi đồ bị hỏng, mọi phiền toái khi bị hỏng giữa chừng)*số lần thay thế sản phẩm trong 1 khoảng thời gian + TIỀN NGU*số lần ngu = Tiền trả cho 1 món đồ đắt tiền

Nói thẳng ra, nếu bạn mua đồ cùi, đôi khi bạn phải thay nhiều lần (nhiều khi tổng số tiền bỏ ra còn nhiều hơn). Đôi khi, việc sử dụng một món đồ thường xuyên gặp trục trặc làm cho hiệu suất công việc bị giảm.

Đó là lý do người ta muốn bỏ tiền để mua đồ xịn. Lúc tôi học đại học, cần mua một bộ dụng cụ vẽ, lúc đó thầy tôi có nói rằng: "Chúng ta không đủ giàu để xài đồ dổm". Và khuyên nên mua bộ dụng cụ xịn.

TIỀN NÀO CỦA NẤY = Tiền như thế nào thì giá trị món đồ như vậy là SAI

Nhưng tiền nào của nấy theo nghĩa rộng hơn, tức CỦA ở đây là mọi thứ (kiến thức, hiệu suất,...) đều quy ra được bằng tiền thì nó lại CÓ THỂ ĐÚNG. Vì sao có thể đúng, vì nó không chắc chắn 100% đúng. Ví dụ: gần đây trên mạng lan truyền 1 video về bà cụ bán mật ong giả với câu nói "bán đắt người ta mới tin là thật".

Tất nhiên, nếu bạn là người đủ kiến thức thì rất nhiều chi phí được loại bỏ, điển hình là TIỀN NGU. Khi đó, bạn hoàn toàn có thể chọn được sản phẩm tốt mà chỉ cần trả tiền cho GIÁ TRỊ SẢN PHẨM.

Thực tế đó là câu xưa rồi mà nhiều người vẫn tin. Việc tiền mua được thứ giá trị cao hơn giá trị thực của nó là điều diễn ra hàng ngày hàng giờ ở mọi mặt hàng, nhưng họ cứ nghĩ tiền nào của đó. Có nhiều người cố chấp tin vào câu nói này, điều này khiến họ cố gắng kiếm nhiều tiền hơn để mua đồ họ cho là "tốt". Trong thực tế đa số nhưng đồ họ mua thường được gắn theo cái tên "thuế trí thông minh" ý chỉ bạn mua một món đồ chỉ vì nó đắt. Cũng có nhiều cửa hàng đưa ra phương châm kinh doanh là không bán đồ tốt nhất nhưng bán đồ mắc nhất để nhằm vào đối tượng khách hàng cố chấp tin vào câu nói này.