Trình bày quy luật và hình thức tổ chức xây dựng nhân vật lịch sử truyền thuyết có liên quan đến lễ hội

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Bất kỳ một quốc gia, một vùng đất, một lãnh thổ nào trên thế giới đều mang trong mình những giá trị văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc với những cột mốc vàng son được đánh dấu ngay từbuổi đầu sơ khai hình thành nên một đất nước. Trong đó văn học chính là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất sự trường tồn của nền văn hoá truyền thống. Những giá trị tinh hoa ấy đều được kết tụ trong những tác phẩm văn học ưu tú, xuất sắc để đời cho mọi thế hệ. Đại thi hào người Nga M.Gorki đã từng đưa ra lời nhân định “Những tác phẩm ưu tú của các đại thi hào trên thế giới đều bắt nguồn từ trong cái kho tàng sáng tác của nhân dân từ thượng cổ vốn đã có được tất cả những sự khái quát hoá thi ca, tất cả những hình tượng và điển hình kiệt suất”. Văn học dân gian chính là một phần không thể thiếu trong nền văn học dân tộc. Nó ra đời từ rất sớm và trở thành một bộ phận văn chương gắn với nghệ thuật ngôn từ truyền miệng phản ánh đời sống xã hội, tâm lý, tình cảm, thái độ, kinh nghiệm thậm chí là tiếng lòng muôn đời của nhân dân. Các thể loại văn học dân gian không những mang giá trị văn chương mà chúng đều có mối quan hệ mật thiết với đời sống tinh thần của nhân dân từ bao đời nay. Trong số đó thể loại truyền thuyết có mối quan hệ qua lại, bổ sung với những hình thức lễ hội trong dân gian. Việc xây dựng nên những nhân vật lịch sử đẹp mang tính biểu tượng, khuôn mẫu cho sự lý tưởng đã trở thành xương sống cho mối quan hệ giữa hai phạm trù này. Truyền thuyết là một bộ phận của kho tàng văn học dân gian được ra đời từ rất sớm. Truyền thuyết vừa mang giá trị văn chương vừa mang giá trị tinh thần trong đời sống của nhân dân. Trong một bài báo của ông Kiều Thu Hoạch, ông đã trình bày nhận định khái niệm thế nào là truyền thuyết. Theo ông “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian. Nội dung cốt truyện kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Biện pháp nghệ thuật phổ biến là khoa trương, phóng đại đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo thần kì như cổ tích và thần thoại…” Để nói về đặc trưng của truyền thuyết thì có lần Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu một ý kiến “Truyền thuyết dân gian thường có cái lõi là sự thật lịch sửmà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng…” bằng việc thêm thắt những yếu tố hoang đường, kỳ ảo để làm tăng tính chất thi vị của lịch sử, tôn vinh cái đẹp và cái hùng của thể tài này. Nhân vật trong truyền thuyết là nhân vật lịch sử được các tác giả dân gian tái tạo, hư cấu, sáng tạo trên nền lịch sử có sẵn thường là lý tưởng hoá, thần thánh hoá những con người mà nhân dân ca ngợi. Nhân vật lịch sử được đưa vào truyền thuyết rất đa dạng: nhân vật là người anh hùng chống ngoại xâm; nhân vật là người anh hùng nông dân; nhân vật là một danh nhân văn hoá,… Nhân vật lịch sử truyền thuyết không chỉ sống trong những câu truyện truyền miệng mà còn sống trong những nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán của dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá được tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ hội ở mỗi nơi thì khác nhau với những sắc thái riêng của mỗi vùng miền mà hình thành nên tính địa phương. Lễ hội được chia thành hai phần: phần lễ và phần hội. Phần “lễ” là hệ thống những hành vi nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với bậc thánh thần, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Nó thường được cử hành ở những nơi trang nghiêm như đình, chùa,… với mục đích có thể xin được sự che chở, bảo hộ của thần linh của cộng đồng người. Từ đó nó tạo nên tính thiêng liêng cho lễ hội. Còn phần “hội” là hệ thống những hành vi sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng bắt nguồn từ những nhu cầu vui chơi, giải trí thông qua những trò chơi dân gian của con người. Hội thường được diễn ra ở những bãi đất trống, rộng rãi Các lễ hội đều có nguồn gốc là các nghi lễ nông nghiệp từ đó phát triển thành hội làng. Sau đó dần dần mở rộng ra hình thành nên những nguồn gốc khác như ca ngợi, suy tôn những vị anh hùng, nhân vật lịch sử có công với đất nước ngày càng chiếm vị trí nổi bật. Mà hình tượng những nhân vật lịch sử được tôn kính mà thờ phụng, hương khói quanh năm chính là được xây dựng nên từ những chân dung con người có thật trong lịch sử kết hợp với yếu tố kỳ ảo, thần thánh hoá mà rất dễ để có thể bắt gặp trong những nhân vật lịch sử truyền thuyết. =>Truyền thuyết là một thể tài văn học dân gian. Ở đó, nhân dân ta bằng sự sáng tạo đã xây dựng nên những nhân vật lịch sử bằng các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của thể loại. Trong khi đó, lễ hội là một sinh hoạt văn hoá dân gian mang tính cộng đồng. Nó lấy truyền thuyết với những nhân vật lịch sử làm xương sống giải thích cho những nghi thức lễ nghĩa, kiêng kỵ,… Trong cuốn “Thi pháp văn học dân gian” của tác giả Lê Trường Phát thì theo ông “nhân vật và sự kiện của truyền thuyết lịch sử là những con người và sự kiện có thật ở ngoài đời…lựa chọn những nhân vật lịch sử xuất phát từ quyền lợi, nguyện vọng, tư tưởng tình cảm của mình. Truyền thuyết lịch sử là sự tái tạo lịch sử trên cơ sở cái cốt lõi lịch sử rồi tiến hành sắp xếp lại để dựng lên tầm vóc của sự kiện và nhân vật, đưa thêm vào đó những gì là tâm tình, thái độ nhân dân đối với hiện tượng phản ánh. Không những thế, truyền thuyết dân gian còn gắn vào nhân vật những yếu tố thần kỳ lấp lánh,…Những yếu tố ấy không có thực ngoài đời nhưng có thực trong tâm tình của dân gian đối với lịch sử”. Đối với những nhân vật lịch sử truyền thuyết có liên quan đến lễ hội thì không chỉ sống trong những câu truyện truyền miệng của dân gian mà còn sống trong những nghi lễ thờ cúng với những nghi thức, phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta. Chân dung những con người lịch sử truyền thuyết như Thánh Gióng, An Dương Vương,…là những nhân vật như thế. Thánh Gióng với lễ hội Phù Đổng. An Dương Vương với lễ hội Cổ Loa được tổ chức từ ngày mồng 6 đến ngày 16 tháng giêng hàng năm. Cả hai đều là những nhân vật lịch sử truyền thuyết được tổ chức xây dựng mang đậm nét đặc trưng của thể loại này. Thánh Gióng được biết đến như một nhân vật đặc biệt mang sắc thái huyền thoại với sức mạnh phi thường được thần thánh hoá. Cả cuộc đời của Thánh Gióng từ khi sinh ra cho đến khi hoá thân thành bất tử được nhân dân suy tôn đã là cả một câu chuyện thần kỳ. Thánh Gióng được sinh ra sau mười hai tháng người mẹ thụ thai kể từ cái ngày “bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu”. Thử hỏi có đứa trẻ bình thường nào được sinh ra trong hoàn cảnh đấy. Hiển nhiên nó như một dấu hiệu cho biết thân thế của đứa trẻ này không hề tầm thường. Rồi “đứa trẻ cho đến khi lên 3 vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, chỉ biết đặt đâu nằm đấy” nhưng lạ thay chỉ đến khi nghe tin sứ giả vâng lệnh vua, lên ngựa đi khắp nơi, tìm người tài giỏi cứu nước thì đứa bé mới cất tiếng nói đầu tiên. Lời nói đầu tiên của một đứa trẻ khi lên ba không phải là gọi ba, gọi mẹ mà lại bày tỏ mong muốn đi đánh giặc, cứu nước. Chưa kể đến từ sau hôm gặp sứ giả, “đứa bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ” . Từ một đứa trẻ lên ba bỗng “vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt” với sức mạnh phi thường, thúc ngựa đến nơi có giặc “đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ”. Hình tượng Thánh Gióng với thân ảnh đầy khôi giáp sắt, tay cầm gậy sắt dũng mãnh trên con ngựa sắt hí vang, phun ra lửa, phi nước đại xông thẳng vào nơi có giặc hiện lên thật tráng lệ, tuyệt mỹ. Từ đó có thể thấy việc sinh nở, ăn uống, hoạt động cũng như một con người bình thường nhưng sự kiện Gióng lớn nhanh như thổi cùng với sức mạnh phi thường một mình một ngựa đánh tan quân xâm lược thì là một biểu hiện của những bậc thánh thần. Và chi tiết cuối cùng sau khi đánh tan lũ giặc Ân, Thánh Gióng “lên đỉnh núi” Sóc “cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” như một lần nữa khẳng định rằng Thánh Gióng không phải là một con người bình thường mà là một bậc tiên thánh được Ông Trời phái xuống để giúp nhân dân thoát khỏi ách xâm lăng. Vì lẽ đó mà nhân dân cứ tháng bốn hàng năm lại mở hội tưởng nhớ đến công lao to lớn của Thánh Gióng. Nếu Thánh Gióng được biết đến như một nhân vật lịch sử mang đậm dấu ấn huyền thoại để làm nên một thiên truyền thuyết thì An Dương Vương lại được xem xét dưới góc độ một nhân vật lịch sử bán thần tuy không mang sức mạnh thần linh nhưng lại được thần linh trợ giúp- thần Kim Quy. Vị thần này không những giúp An Dương Vương xây Loa Thành thành công sau nhiều lần bị “tinh con già trống” làm đổ mà còn cho nhà vua “một cái móng của mình để làm lẫy nỏ giữ thành”. Đó là “chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm và chỉ một phát có thể giết hàng nghìn quân giặc”. An Dương Vương có được nỏ thần đã đẩy lui được hết cuộc tấn công này tới tấn công khác của Triệu Đà khiến hắn ta mang lòng thù hận, nghĩ thêm nhiều kế độc quyết thôn tính bằng được Âu Lạc. Và bi kịch bắt đầu từ đây khi mà Triệu Đà phái con trai mình là Trọng Thuỷ sang Âu Lạc cầu hôn với công chúa Mị Châu nhưng thực chất là để thực hiện âm mưu đánh tráo nỏ thần. An Dương Vương lơ là cảnh giác. Công chúa Mị Châu nhẹ dạ cả tin đã tạo cơ hội choTrọng Thuỷ mang nỏ thần về dâng cha. Chớp lấy thời cơ Triệu Đà cho quân sang xâm lược Âu Lạc một lần nữa. An Dương Vương hết khả năng phòng thủ. Mỵ Châu phải trả giá cho sự khờ dại của mình bằng cách nhận nhát gươm trừng phạt từ cha.Và cuối cùng trước sự truy đuổi ráo riết của quân lính Triệu Đà, An Dương Vương đã theo thần Kim Quy rẽ nước đi xuống biển sâu. Nếu ở truyền thuyết “Thánh Gióng”, Thánh Gióng được suy tôn như một vị thần bất tử thì trong truyền thuyết “Thần Kim Quy”dưới sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương vô hình chung cũng được trở thành một biểu tượng bất tử trong lòng nhân dân chứ không phải gánh chịu cái chết cay đắng dưới lưỡi kiếm của quân lính Triệu Đà. Có lẽ trong câu truyện này, nhân dân vẫn biết ơn, kính trọng An Dương Vương- người đã có công xây dựng nên nhà nước đầu tiên của Việt Nam, người đã có công mấy lần ngăn chặn chống quân xâm lược Triệu Đà nên nhân dân không nỡ để ông chết mà đã sáng tạo ra chi tiết cuối cùng. Và cũng từ truyền thuyết này mà hàng năm ta vẫn thấy lễ hội Cổ Loa được tổ chức từ ngày mồng 6 đến ngày 16 tháng giêng. Trong mỗi một câu truyện truyền thuyết thì nhân vật lịch sử luôn được tổ chức, xây dựng theo những quy luật mà từ lâu đã sớm trở thành những công thức mang tính khuôn khổ. Nếu như để ý kỹ các nhân vật lịch sử trong truyền thuyết mà cụ thể có thể quan sát hai nhân vật đã phân tích ở trên là Thánh Gióng và An Dương Vương thì sẽ thấy quy luật tổ chức nhân vật lịch sử truyền thuyết có chung một mô típ. Trong câu truyện truyền thuyết thì các nhân vật lịch sử tiêu biểu luôn được nhân dân ưu ái chắp bút xây dựng thành những nhân vật chính có hoàn cảnh xuất thân và thân thế rõ ràng ngay từ phần mở đầu. Đối với nhân dân, họ đã coi những nhân vật đó chẳng khác nào bậc thánh thần nên cách họ tạo nên một nhân vật lịch sử truyền thuyết ngay từ lúc ban đầu đã phải mang những dấu hiệu kỳ lạ mà người thường hẳn không có. Họ đã làm nên tính đặc biệt cho những nhân vật ngày từ ban đầu. Chẳng hạn như trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân dân đã khắc hoạ nhân vật này được ra đời trong sự thụ thai kỳ lạ của người mẹ rồi đến tướng mạo, những điều kỳ lạ từ khi sinh ra cho đến khi sở hữu sức mạnh phi thường, tài năng khác người. Nhân dân đã thần thánh hoá nhân vật, cho nhân vật của mình mang những sắc thái thần kỳ để làm nổi bật lên được tính chất phi thường của họ.Cách tổ chức xây dựng nhân vật Thánh Gióng này cũng tương tự như cách mà nhân dân tạo nên những nhân vật điển hình khác như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,… Nếu không giới thiệu nhân vật theo cách này thì nhân dân cũng sẽ chọn cho câu truyện truyền thuyết của dân tộc mình những nhân vật lịch sử có thật mang trong mình tài năng hơn người với dáng dấp của một minh quân hay một viên tướng tài giỏi nuôi trong mình nợ nước thù nhà, có lòng yêu nước nồng nàn với mối hận không đội trời chung với giặc ngoại xâm,… An Dương Vương là một nhân vật như thế. Nhân dân không thần thánh hoá bản thân nhân vật An Dương Vương như nhân vật Thánh Gióng ngay từ ban đầu. An Dương Vương chỉ là một con người bình thường, có trí tuệ, tài năng hơn người cùng lòng yêu nước, thương dân. Chính vì sở hữu những ưu điểm đó mà nhân dân đã thêm thắt để cho nhân vật này được sự trợ giúp đến từ phía thần linh mà cụ thể trong câu truyện là sự xuất hiện của thần Kim Quy. Từ đó mà ta thấy có hai phương thức cùng tồn tại trong việc xây dựng nhân vật lịch sử truyền thuyết là các tác giả dân gian đi thần thánh hoá các hiện tượng tự nhiên, hoạt động của con người. Thần thánh hoá các hiện tượng tự nhiên bằng việc xây dựng nên tuyến nhân vật phụ bên cạnh nhân vật chính như thần Kim Quy trong truyền thuyết về An Dương Vương, vật thần như con ngựa sắt biết phun ra lửa, phi những nước đại mà nhanh như bay trong truyền thuyết Thánh Gióng. Tuy nhiên chiếm đa số vẫn là việc các tác giả dân gian đi thần thánh hoá những hoạt động của con người ví dụ như trong truyền thuyết Thánh Gióng là chi tiết sự thụ thai kỳ lạ, việc Gióng lớn nhanh như thổi,… Còn đối với tuyến nhân vật chính thì phương hướng tổ chức, xây dựng chủ yếu theo hai cách. Một là thần thánh hoá bản thân nhân vật như kiểu Thánh Gióng mà nhân dân đã làm. Hai là thần thánh hoá nhân vật bằng cách xây dựng thêm những yếu tố thần thánh xung quanh cuộc đời của nhân vật chính như tình tiết thần Kim quy, nỏ thần, tinh con gà trống,…bao quanh nhân vật chính là An Dương Vương. Thể tài truyền thuyết là như thế. Chất liệu kỳ ảo, hoang đường trở thành một trong những nét cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại văn học này. Những yếu tố thần thánh hoá, không có thật vừa là phương pháp góp phần nên một cốt truyện hoàn chỉnh mà đây còn là yếu tố quan trọng xây dựng nên nhân vật truyền thuyết. Yếu tố thần thánh trong những nhân vật lịch sử truyền thuyết là cách mà nhân dân sử dụng để suy tôn những cá nhân có tài, có công với cộng đồng. Các nhân vật lịch sử như Thánh Gióng, An Dương Vương,...được xây dựng một phần là hiện thực nhưng cũng một phần là nhờ vào những yếu tố kỳ ảo nhằm thoả mãn ước muốn của nhân dân khi muốn trong cộng đồng mình có một người anh hùng mang trong mình sức mạnh phi thường, có đủ tài đủ đức sẵn sàng chống lại mọi thế lực thù địch, đem đến cho nhân dân một cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Bằng trí tưởng tượng, sáng tạo phong phú với những ước muốn bay bổng và sự tinh tế khi sử dụng những chi tiết đậm sắc thái huyền ảo, nhân dân đã tạo nên hình tượng những nhân vật lịch sử tryền thuyết hiện lên mang hình ảnh hào hùng, kỳ vĩ để tô điểm cho những trang sử vàng son, bất hủ của dân tộc. Hình tượng của các nhân vật lịch sử truyền thuyết tiếp tục được nhân dân khắc hoạ trong phần nội dung chính với những chiến công hiển hách trong cuộc đời của nhân vật, những công lao, đóng góp của những bậc anh hùng ấy đối với đất nước, quê hương. Thánh Gióng với hình ảnh một tráng sĩ thân áo giáp sắt oai phong với cây gậy sắt cầm trong tay, một mình một người dũng mạnh dẹp tan lũ giặc Ân góp phần trả lại cảnh thái bình cho nhân dân khắp cõi. An Dương Vương hiện lên với hình ảnh một bậc minh quân với công lao xây dựng nên Loa Thành, bao lần ngăn chặn, phá tan mọi âm mưu của quân lính Triệu Đà với dã tâm luôn muốn thôn tính Âu Lạc. Những công lao mà những nhân vật lịch sử truyền thuyết đóng góp là không thể nào phủ nhận. Bởi thế các nhân vật lịch sử truyền thuyết luôn như vậy, họ luôn được nhân dân xác định rõ thời gian được sinh ra và kết thúc với lý lịch xuất thân cụ thể, trải qua bước đường trong cuộc đời được đánh dấu bằng chiến công lẫy lừng mà họ đã tạo nên. Từ đó mà có thể thấy sự xuất hiện của những nhân vật lịch sử truyền thuyết kiệt xuất này cùng với việc làm, hành động của họ đã tác động lớn đến đời sống của cả một cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Để khắc hoạ cuộc đời của những nhân vật lịch sử truyền thuyết thì nhân dân đã không ngại khi tô vẽ thêm những chi tiết theo khuynh hướng lý tưởng hoá, thần thánh hoá. Ví dụ như trong truyền thuyết về “Thánh Gióng” có khi nhân vật chính của chúng ta chỉ là một viên tướng hay một người chiến binh mang trong mình lòng dũng cảm, tài trí của một con người bình thường đã lập được công lớn dẹp tan quân xâm lược nhưng khi bước vào trong những trang văn của thiên truyền thuyết thì lại trở thành người anh hùng mang sức mạnh phi thường của những bậc thánh thần. Hay trong truyền thuyết “Thần Kim Quy” việc mãi thành Cổ Loa xây mãi không thành có thể là do một nguyên nhân vật lý nào đó gây ra nhưng nhân dân lại không xây dựng câu truyện theo hướng đó mà cho thêm sự xuất hiện của những chi tiết phụ khác như “tinh con gà trống”, “móng rùa” của thần Kim Quy để làm nổi bật nên nhân vật chính hiện lên với tài năng và đức độ của mình đến nỗi được cả thần thánh ủng hộ. Hình thức tổ chức, xây dựng nhân vật lịch sử truyền thuyết dựa trên hình thức phản ánh của nhân dân theo suốt chiều dài lịch sử. Chẳng hạn hình thức xây dựng nên hình tượng những nhân vật lịch sử truyền thuyết như Thánh Gióng, An Dương Vương,…đều dựa trên hình thức phản ánh cả một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, giữa một bên là những vị thánh thần trong đời sống nhân dân với một bên là phe của những thế lực thù địch. Tất cả đều xuất phát từ tinh thần dân tộc, tấm lòng yêu nước sâu sắc cùng với lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử đã có công xây dựng đất nước, phát triển đời sống nhân dân theo những phương thức khác nhau. Giống như M.Gorki đã từng nói “Văn học là nhân học. Văn học từ muôn đời xưa đến mãi về sau đều viết về con người”. Và mọi câu truyện truyền thuyết lúc về cuối luôn đi theo một mô típ thường gặp đó là nhân dân không bao giờ để cho nhân vật lịch sử truyền thuyết của mình chết đi cả. Nếu không phải là sự hoá thân như nhân vật Thánh Gióng thì cũng sẽ được quý nhân hiển linh giúp đỡ như nhân vật An Dương Vương và rồi được vinh phong thờ cúng, hương khói quanh năm để nhân dân tỏ lòng thành kính. Các nhân vật lịch sử truyền thuyết luôn được nhân dân tôn lên làm thần linh đã sống trong nhân dân. Đó là những vị thần mang trong mình sức mạnh đủ sức lấn át mọi thế lực, uy thế của những nhân tố có tiềm ẩn khả năng gây hại cho đời sống của nhân dân. Ở những con người ấy toả ra ánh hào quang rực rỡ không bao giờ mất đi trong tâm tưởng của nhân dân. Bởi thế mà nhân dân mới xây dựng, chắp thêm đôi cánh thơ và mộng để biến những nhân vật này trở nên bất tử. Hình ảnh Thánh Gióng bay về trời là một chi tiết tuyệt đẹp mà nhân dân đã sáng tạo nên, thần thánh hoá nhân vật để người anh hùng làng Phù Đổng toát lên khí khái của một vị thần kỳ vĩ, lớn lao mang sức mạnh trời đất luôn sẵn sàng bảo hộcho nhân dân. Tương tự như vậy, nhân dân tiếp tục thần thánh hoá nhân vật An Dương Vương. Nhân vật không nỡ để nhân vật của mình chết đi như thế nên mới có chi tiết An Dương Vương cầm “sừng tê bảy tấc” theo Rùa Vàng đi xuống biển sâu để hình bóng nhà vua còn mãi với biển trời. Chính vì những quy luật tổ chức xây dựng được định hướng như thế nên hình tượng những nhân vật lịch sử truyền thuyết trở thành một biểu tượng bất tử. M.Gorki đã từng nói “Văn học dân gian bám sát lịch sử một cách độc đáo”. Lời nhận định này hoàn toàn đúng với thể tài truyền thuyết từ cách xây dựng cốt truyện đến tổ chức hình thành nên những nhân vật lịch sử. Dựa trên cơ sở cái cốt lõi là sự thật lịch sử, các nhân vật lịch sử truyền thuyết luôn được nhân dân tổ chức xây dựng trên hình thức có khuynh hướng thần thánh hoá những con người mà các tác giả dân gian đó kính trọng. Từ đó mà nhân vật lịch sử trong truyền thuyết trở thành những tượng đài của cái đẹp, cái hùng, của cái gọi được gọi là bất tử, vĩnh hằng mang đậm dấu ấn của những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Vốn biết rằng con người được sinh ra trong vũ trụ phải tuân theo quy luật tự nhiên: có sinh thì phải có tử. Nhưng khi sáng tạo ra các nhân vật lịch sử truyền thuyết có liên quan đến lễ hội thường là những vị anh hùng thì do tấm lòng sùng kính mà nhân dân mong muốn người anh hùng đó sống mãi, tồn tại muôn đời, trường tồn, bất tử. Bởi thế mà mô típ hoá thân là một mô típ độc đáo, sáng tạo của nhân dân khi để cho những người anh hùng của không chết đi mà có thể họ về trời, họ được thần linh dẫn lối để được sống ở một thế giới khác. Sự hoá thân của họ mang đầy sắc thái thần kỳ, hư ảo. Qua đó mà ta thấy được lòng thành kính, sự ngưỡng vọng của nhân dân đối với những nhân vật lịch sử truyền thuyết. Nhưng bên cạnh những chi tiếp lý tưởng hoá nhân vật, các tác giả dân gian vẫn không làm cho những nhân vật lịch sử ấy mất đi cái nét đời thường, dân dã của một con người bình thường gắn liền với đời sống nhân dân. Đó là lý do tại sao mà nhân dân xây dựng nên những kiểu nhân vật lịch sử truyền thuyết như hình tượng Thánh Gióng một vị thánh thần sống trong đời sống nhân dân. Và người Việt Nam từ trước đến nay luôn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nên thường lập đền miếu để thờ phụng họ mà dần dần hình thành nên những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm. Nhân vật lịch sử truyền thuyết được nhân dân suy tôn thành thần thánh với đức độ, tài năng kiệt xuất để bốn mua hương khói. Nhân dân chưa bao giờ hết niềm tin với những bậc thánh thần đó cả nên từ đó mới hình thành nên tính thiêng liêng trong những nghi thức của các dịp lễ hội. Chính vì những đều trên mà hình tượng các nhân vật lịch sử truyền thuyết luôn có mối quan hệ mật thiết với phạm trù lễ hội. Lễ hội gắn với những nghi thức trang nghiêm, trang trọng nên càng thể hiện được rõ bản chất của truyền thuyết nhằm tôn vinh những nhân vật lịch sử. Mỗi một câu truyện truyền thuyết đều đề cập đến một nhân vật lịch sử. Chúng đều do sức sáng tạo của những tác giả dân gian mà hình thành nên. Chúng là sản phẩm tinh thần của nhân dân; là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố hiện thực và tưởng tượng. Các nhân vật lịch sử dù xuất hiện trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau nhưng đều được nhân dân xây dựng trên một mô típ quen thuộc. Họ đều có hoàn cảnh xuất thân rõ ràng ở phần mở đầu và được xây dựng dựa trên những công thức quen thuộc ; phần nội dung chính các tác giả dân gian kể lại những chiến công mà họ đã làm được đóng góp cho cộng đồng; kết thúc nhân dân biến những nhân vật lịch sử truyền thuyết thành những vị thần bất tử và từ đó là minh chứng để lý giải cho nguồn gốc của những lễ hội truyền thống. Và đương nhiên hình thức phản ánh, tổ chức, xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử truyền thuyết được nhân dân sử dụng những yếu tố thần thánh hoá, lý tưởng hoá để cho những nhân vật đó toát lên sự hào hùng, kỹ vĩ, linh thiêng mang dáng dấp của bậc thánh thần. Nhân dân khiến những nhân vật lịch sử truyền thuyết trở thành những biểu tượng đẹp đẽ cho sự bất tử, là nơi để họ gửi gắm niềm tin, niềm tín ngưỡng rồi từ đó tạo nên tính thiêng liêng trong những lễ hội. Đồng thời cái cách mà nhân dân xây dựng nên hình tượng nhân vật lịch sử truyền thuyết còn dựa trên hình thức muốn phản ánh cả một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và thể hiện cho ước mong trong cộng đồng mình có một người anh hùng mang trong mình sức mạnh phi thường, có đủ tài đủ đức sẵn sàng chống lại mọi thế lực thù địch của nhân dân ta. Bởi thế lịch sử dựng nước mà giữ nước càng dài thì những nhân vật lịch sử truyền thuyết có đóng góp to lớn cho cộng đồng càng đông và các vị phúc thần trong những lễ hội truyền thống của dân tộc càng nhiều.
Trả lời
Bất kỳ một quốc gia, một vùng đất, một lãnh thổ nào trên thế giới đều mang trong mình những giá trị văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc với những cột mốc vàng son được đánh dấu ngay từbuổi đầu sơ khai hình thành nên một đất nước. Trong đó văn học chính là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất sự trường tồn của nền văn hoá truyền thống. Những giá trị tinh hoa ấy đều được kết tụ trong những tác phẩm văn học ưu tú, xuất sắc để đời cho mọi thế hệ. Đại thi hào người Nga M.Gorki đã từng đưa ra lời nhân định “Những tác phẩm ưu tú của các đại thi hào trên thế giới đều bắt nguồn từ trong cái kho tàng sáng tác của nhân dân từ thượng cổ vốn đã có được tất cả những sự khái quát hoá thi ca, tất cả những hình tượng và điển hình kiệt suất”. Văn học dân gian chính là một phần không thể thiếu trong nền văn học dân tộc. Nó ra đời từ rất sớm và trở thành một bộ phận văn chương gắn với nghệ thuật ngôn từ truyền miệng phản ánh đời sống xã hội, tâm lý, tình cảm, thái độ, kinh nghiệm thậm chí là tiếng lòng muôn đời của nhân dân. Các thể loại văn học dân gian không những mang giá trị văn chương mà chúng đều có mối quan hệ mật thiết với đời sống tinh thần của nhân dân từ bao đời nay. Trong số đó thể loại truyền thuyết có mối quan hệ qua lại, bổ sung với những hình thức lễ hội trong dân gian. Việc xây dựng nên những nhân vật lịch sử đẹp mang tính biểu tượng, khuôn mẫu cho sự lý tưởng đã trở thành xương sống cho mối quan hệ giữa hai phạm trù này. Truyền thuyết là một bộ phận của kho tàng văn học dân gian được ra đời từ rất sớm. Truyền thuyết vừa mang giá trị văn chương vừa mang giá trị tinh thần trong đời sống của nhân dân. Trong một bài báo của ông Kiều Thu Hoạch, ông đã trình bày nhận định khái niệm thế nào là truyền thuyết. Theo ông “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian. Nội dung cốt truyện kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân. Biện pháp nghệ thuật phổ biến là khoa trương, phóng đại đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo thần kì như cổ tích và thần thoại…” Để nói về đặc trưng của truyền thuyết thì có lần Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu một ý kiến “Truyền thuyết dân gian thường có cái lõi là sự thật lịch sửmà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng…” bằng việc thêm thắt những yếu tố hoang đường, kỳ ảo để làm tăng tính chất thi vị của lịch sử, tôn vinh cái đẹp và cái hùng của thể tài này. Nhân vật trong truyền thuyết là nhân vật lịch sử được các tác giả dân gian tái tạo, hư cấu, sáng tạo trên nền lịch sử có sẵn thường là lý tưởng hoá, thần thánh hoá những con người mà nhân dân ca ngợi. Nhân vật lịch sử được đưa vào truyền thuyết rất đa dạng: nhân vật là người anh hùng chống ngoại xâm; nhân vật là người anh hùng nông dân; nhân vật là một danh nhân văn hoá,… Nhân vật lịch sử truyền thuyết không chỉ sống trong những câu truyện truyền miệng mà còn sống trong những nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán của dân tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá được tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ hội ở mỗi nơi thì khác nhau với những sắc thái riêng của mỗi vùng miền mà hình thành nên tính địa phương. Lễ hội được chia thành hai phần: phần lễ và phần hội. Phần “lễ” là hệ thống những hành vi nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với bậc thánh thần, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. Nó thường được cử hành ở những nơi trang nghiêm như đình, chùa,… với mục đích có thể xin được sự che chở, bảo hộ của thần linh của cộng đồng người. Từ đó nó tạo nên tính thiêng liêng cho lễ hội. Còn phần “hội” là hệ thống những hành vi sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng bắt nguồn từ những nhu cầu vui chơi, giải trí thông qua những trò chơi dân gian của con người. Hội thường được diễn ra ở những bãi đất trống, rộng rãi Các lễ hội đều có nguồn gốc là các nghi lễ nông nghiệp từ đó phát triển thành hội làng. Sau đó dần dần mở rộng ra hình thành nên những nguồn gốc khác như ca ngợi, suy tôn những vị anh hùng, nhân vật lịch sử có công với đất nước ngày càng chiếm vị trí nổi bật. Mà hình tượng những nhân vật lịch sử được tôn kính mà thờ phụng, hương khói quanh năm chính là được xây dựng nên từ những chân dung con người có thật trong lịch sử kết hợp với yếu tố kỳ ảo, thần thánh hoá mà rất dễ để có thể bắt gặp trong những nhân vật lịch sử truyền thuyết. =>Truyền thuyết là một thể tài văn học dân gian. Ở đó, nhân dân ta bằng sự sáng tạo đã xây dựng nên những nhân vật lịch sử bằng các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng của thể loại. Trong khi đó, lễ hội là một sinh hoạt văn hoá dân gian mang tính cộng đồng. Nó lấy truyền thuyết với những nhân vật lịch sử làm xương sống giải thích cho những nghi thức lễ nghĩa, kiêng kỵ,… Trong cuốn “Thi pháp văn học dân gian” của tác giả Lê Trường Phát thì theo ông “nhân vật và sự kiện của truyền thuyết lịch sử là những con người và sự kiện có thật ở ngoài đời…lựa chọn những nhân vật lịch sử xuất phát từ quyền lợi, nguyện vọng, tư tưởng tình cảm của mình. Truyền thuyết lịch sử là sự tái tạo lịch sử trên cơ sở cái cốt lõi lịch sử rồi tiến hành sắp xếp lại để dựng lên tầm vóc của sự kiện và nhân vật, đưa thêm vào đó những gì là tâm tình, thái độ nhân dân đối với hiện tượng phản ánh. Không những thế, truyền thuyết dân gian còn gắn vào nhân vật những yếu tố thần kỳ lấp lánh,…Những yếu tố ấy không có thực ngoài đời nhưng có thực trong tâm tình của dân gian đối với lịch sử”. Đối với những nhân vật lịch sử truyền thuyết có liên quan đến lễ hội thì không chỉ sống trong những câu truyện truyền miệng của dân gian mà còn sống trong những nghi lễ thờ cúng với những nghi thức, phong tục tập quán lâu đời của nhân dân ta. Chân dung những con người lịch sử truyền thuyết như Thánh Gióng, An Dương Vương,…là những nhân vật như thế. Thánh Gióng với lễ hội Phù Đổng. An Dương Vương với lễ hội Cổ Loa được tổ chức từ ngày mồng 6 đến ngày 16 tháng giêng hàng năm. Cả hai đều là những nhân vật lịch sử truyền thuyết được tổ chức xây dựng mang đậm nét đặc trưng của thể loại này. Thánh Gióng được biết đến như một nhân vật đặc biệt mang sắc thái huyền thoại với sức mạnh phi thường được thần thánh hoá. Cả cuộc đời của Thánh Gióng từ khi sinh ra cho đến khi hoá thân thành bất tử được nhân dân suy tôn đã là cả một câu chuyện thần kỳ. Thánh Gióng được sinh ra sau mười hai tháng người mẹ thụ thai kể từ cái ngày “bà ra đồng trông thấy một vết chân to quá, liền đặt chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu”. Thử hỏi có đứa trẻ bình thường nào được sinh ra trong hoàn cảnh đấy. Hiển nhiên nó như một dấu hiệu cho biết thân thế của đứa trẻ này không hề tầm thường. Rồi “đứa trẻ cho đến khi lên 3 vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, chỉ biết đặt đâu nằm đấy” nhưng lạ thay chỉ đến khi nghe tin sứ giả vâng lệnh vua, lên ngựa đi khắp nơi, tìm người tài giỏi cứu nước thì đứa bé mới cất tiếng nói đầu tiên. Lời nói đầu tiên của một đứa trẻ khi lên ba không phải là gọi ba, gọi mẹ mà lại bày tỏ mong muốn đi đánh giặc, cứu nước. Chưa kể đến từ sau hôm gặp sứ giả, “đứa bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ” . Từ một đứa trẻ lên ba bỗng “vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt” với sức mạnh phi thường, thúc ngựa đến nơi có giặc “đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như ngả rạ”. Hình tượng Thánh Gióng với thân ảnh đầy khôi giáp sắt, tay cầm gậy sắt dũng mãnh trên con ngựa sắt hí vang, phun ra lửa, phi nước đại xông thẳng vào nơi có giặc hiện lên thật tráng lệ, tuyệt mỹ. Từ đó có thể thấy việc sinh nở, ăn uống, hoạt động cũng như một con người bình thường nhưng sự kiện Gióng lớn nhanh như thổi cùng với sức mạnh phi thường một mình một ngựa đánh tan quân xâm lược thì là một biểu hiện của những bậc thánh thần. Và chi tiết cuối cùng sau khi đánh tan lũ giặc Ân, Thánh Gióng “lên đỉnh núi” Sóc “cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời” như một lần nữa khẳng định rằng Thánh Gióng không phải là một con người bình thường mà là một bậc tiên thánh được Ông Trời phái xuống để giúp nhân dân thoát khỏi ách xâm lăng. Vì lẽ đó mà nhân dân cứ tháng bốn hàng năm lại mở hội tưởng nhớ đến công lao to lớn của Thánh Gióng. Nếu Thánh Gióng được biết đến như một nhân vật lịch sử mang đậm dấu ấn huyền thoại để làm nên một thiên truyền thuyết thì An Dương Vương lại được xem xét dưới góc độ một nhân vật lịch sử bán thần tuy không mang sức mạnh thần linh nhưng lại được thần linh trợ giúp- thần Kim Quy. Vị thần này không những giúp An Dương Vương xây Loa Thành thành công sau nhiều lần bị “tinh con già trống” làm đổ mà còn cho nhà vua “một cái móng của mình để làm lẫy nỏ giữ thành”. Đó là “chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm và chỉ một phát có thể giết hàng nghìn quân giặc”. An Dương Vương có được nỏ thần đã đẩy lui được hết cuộc tấn công này tới tấn công khác của Triệu Đà khiến hắn ta mang lòng thù hận, nghĩ thêm nhiều kế độc quyết thôn tính bằng được Âu Lạc. Và bi kịch bắt đầu từ đây khi mà Triệu Đà phái con trai mình là Trọng Thuỷ sang Âu Lạc cầu hôn với công chúa Mị Châu nhưng thực chất là để thực hiện âm mưu đánh tráo nỏ thần. An Dương Vương lơ là cảnh giác. Công chúa Mị Châu nhẹ dạ cả tin đã tạo cơ hội choTrọng Thuỷ mang nỏ thần về dâng cha. Chớp lấy thời cơ Triệu Đà cho quân sang xâm lược Âu Lạc một lần nữa. An Dương Vương hết khả năng phòng thủ. Mỵ Châu phải trả giá cho sự khờ dại của mình bằng cách nhận nhát gươm trừng phạt từ cha.Và cuối cùng trước sự truy đuổi ráo riết của quân lính Triệu Đà, An Dương Vương đã theo thần Kim Quy rẽ nước đi xuống biển sâu. Nếu ở truyền thuyết “Thánh Gióng”, Thánh Gióng được suy tôn như một vị thần bất tử thì trong truyền thuyết “Thần Kim Quy”dưới sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương vô hình chung cũng được trở thành một biểu tượng bất tử trong lòng nhân dân chứ không phải gánh chịu cái chết cay đắng dưới lưỡi kiếm của quân lính Triệu Đà. Có lẽ trong câu truyện này, nhân dân vẫn biết ơn, kính trọng An Dương Vương- người đã có công xây dựng nên nhà nước đầu tiên của Việt Nam, người đã có công mấy lần ngăn chặn chống quân xâm lược Triệu Đà nên nhân dân không nỡ để ông chết mà đã sáng tạo ra chi tiết cuối cùng. Và cũng từ truyền thuyết này mà hàng năm ta vẫn thấy lễ hội Cổ Loa được tổ chức từ ngày mồng 6 đến ngày 16 tháng giêng. Trong mỗi một câu truyện truyền thuyết thì nhân vật lịch sử luôn được tổ chức, xây dựng theo những quy luật mà từ lâu đã sớm trở thành những công thức mang tính khuôn khổ. Nếu như để ý kỹ các nhân vật lịch sử trong truyền thuyết mà cụ thể có thể quan sát hai nhân vật đã phân tích ở trên là Thánh Gióng và An Dương Vương thì sẽ thấy quy luật tổ chức nhân vật lịch sử truyền thuyết có chung một mô típ. Trong câu truyện truyền thuyết thì các nhân vật lịch sử tiêu biểu luôn được nhân dân ưu ái chắp bút xây dựng thành những nhân vật chính có hoàn cảnh xuất thân và thân thế rõ ràng ngay từ phần mở đầu. Đối với nhân dân, họ đã coi những nhân vật đó chẳng khác nào bậc thánh thần nên cách họ tạo nên một nhân vật lịch sử truyền thuyết ngay từ lúc ban đầu đã phải mang những dấu hiệu kỳ lạ mà người thường hẳn không có. Họ đã làm nên tính đặc biệt cho những nhân vật ngày từ ban đầu. Chẳng hạn như trong truyền thuyết Thánh Gióng, nhân dân đã khắc hoạ nhân vật này được ra đời trong sự thụ thai kỳ lạ của người mẹ rồi đến tướng mạo, những điều kỳ lạ từ khi sinh ra cho đến khi sở hữu sức mạnh phi thường, tài năng khác người. Nhân dân đã thần thánh hoá nhân vật, cho nhân vật của mình mang những sắc thái thần kỳ để làm nổi bật lên được tính chất phi thường của họ.Cách tổ chức xây dựng nhân vật Thánh Gióng này cũng tương tự như cách mà nhân dân tạo nên những nhân vật điển hình khác như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,… Nếu không giới thiệu nhân vật theo cách này thì nhân dân cũng sẽ chọn cho câu truyện truyền thuyết của dân tộc mình những nhân vật lịch sử có thật mang trong mình tài năng hơn người với dáng dấp của một minh quân hay một viên tướng tài giỏi nuôi trong mình nợ nước thù nhà, có lòng yêu nước nồng nàn với mối hận không đội trời chung với giặc ngoại xâm,… An Dương Vương là một nhân vật như thế. Nhân dân không thần thánh hoá bản thân nhân vật An Dương Vương như nhân vật Thánh Gióng ngay từ ban đầu. An Dương Vương chỉ là một con người bình thường, có trí tuệ, tài năng hơn người cùng lòng yêu nước, thương dân. Chính vì sở hữu những ưu điểm đó mà nhân dân đã thêm thắt để cho nhân vật này được sự trợ giúp đến từ phía thần linh mà cụ thể trong câu truyện là sự xuất hiện của thần Kim Quy. Từ đó mà ta thấy có hai phương thức cùng tồn tại trong việc xây dựng nhân vật lịch sử truyền thuyết là các tác giả dân gian đi thần thánh hoá các hiện tượng tự nhiên, hoạt động của con người. Thần thánh hoá các hiện tượng tự nhiên bằng việc xây dựng nên tuyến nhân vật phụ bên cạnh nhân vật chính như thần Kim Quy trong truyền thuyết về An Dương Vương, vật thần như con ngựa sắt biết phun ra lửa, phi những nước đại mà nhanh như bay trong truyền thuyết Thánh Gióng. Tuy nhiên chiếm đa số vẫn là việc các tác giả dân gian đi thần thánh hoá những hoạt động của con người ví dụ như trong truyền thuyết Thánh Gióng là chi tiết sự thụ thai kỳ lạ, việc Gióng lớn nhanh như thổi,… Còn đối với tuyến nhân vật chính thì phương hướng tổ chức, xây dựng chủ yếu theo hai cách. Một là thần thánh hoá bản thân nhân vật như kiểu Thánh Gióng mà nhân dân đã làm. Hai là thần thánh hoá nhân vật bằng cách xây dựng thêm những yếu tố thần thánh xung quanh cuộc đời của nhân vật chính như tình tiết thần Kim quy, nỏ thần, tinh con gà trống,…bao quanh nhân vật chính là An Dương Vương. Thể tài truyền thuyết là như thế. Chất liệu kỳ ảo, hoang đường trở thành một trong những nét cơ bản làm nên đặc trưng của thể loại văn học này. Những yếu tố thần thánh hoá, không có thật vừa là phương pháp góp phần nên một cốt truyện hoàn chỉnh mà đây còn là yếu tố quan trọng xây dựng nên nhân vật truyền thuyết. Yếu tố thần thánh trong những nhân vật lịch sử truyền thuyết là cách mà nhân dân sử dụng để suy tôn những cá nhân có tài, có công với cộng đồng. Các nhân vật lịch sử như Thánh Gióng, An Dương Vương,...được xây dựng một phần là hiện thực nhưng cũng một phần là nhờ vào những yếu tố kỳ ảo nhằm thoả mãn ước muốn của nhân dân khi muốn trong cộng đồng mình có một người anh hùng mang trong mình sức mạnh phi thường, có đủ tài đủ đức sẵn sàng chống lại mọi thế lực thù địch, đem đến cho nhân dân một cuộc sống thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Bằng trí tưởng tượng, sáng tạo phong phú với những ước muốn bay bổng và sự tinh tế khi sử dụng những chi tiết đậm sắc thái huyền ảo, nhân dân đã tạo nên hình tượng những nhân vật lịch sử tryền thuyết hiện lên mang hình ảnh hào hùng, kỳ vĩ để tô điểm cho những trang sử vàng son, bất hủ của dân tộc. Hình tượng của các nhân vật lịch sử truyền thuyết tiếp tục được nhân dân khắc hoạ trong phần nội dung chính với những chiến công hiển hách trong cuộc đời của nhân vật, những công lao, đóng góp của những bậc anh hùng ấy đối với đất nước, quê hương. Thánh Gióng với hình ảnh một tráng sĩ thân áo giáp sắt oai phong với cây gậy sắt cầm trong tay, một mình một người dũng mạnh dẹp tan lũ giặc Ân góp phần trả lại cảnh thái bình cho nhân dân khắp cõi. An Dương Vương hiện lên với hình ảnh một bậc minh quân với công lao xây dựng nên Loa Thành, bao lần ngăn chặn, phá tan mọi âm mưu của quân lính Triệu Đà với dã tâm luôn muốn thôn tính Âu Lạc. Những công lao mà những nhân vật lịch sử truyền thuyết đóng góp là không thể nào phủ nhận. Bởi thế các nhân vật lịch sử truyền thuyết luôn như vậy, họ luôn được nhân dân xác định rõ thời gian được sinh ra và kết thúc với lý lịch xuất thân cụ thể, trải qua bước đường trong cuộc đời được đánh dấu bằng chiến công lẫy lừng mà họ đã tạo nên. Từ đó mà có thể thấy sự xuất hiện của những nhân vật lịch sử truyền thuyết kiệt xuất này cùng với việc làm, hành động của họ đã tác động lớn đến đời sống của cả một cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Để khắc hoạ cuộc đời của những nhân vật lịch sử truyền thuyết thì nhân dân đã không ngại khi tô vẽ thêm những chi tiết theo khuynh hướng lý tưởng hoá, thần thánh hoá. Ví dụ như trong truyền thuyết về “Thánh Gióng” có khi nhân vật chính của chúng ta chỉ là một viên tướng hay một người chiến binh mang trong mình lòng dũng cảm, tài trí của một con người bình thường đã lập được công lớn dẹp tan quân xâm lược nhưng khi bước vào trong những trang văn của thiên truyền thuyết thì lại trở thành người anh hùng mang sức mạnh phi thường của những bậc thánh thần. Hay trong truyền thuyết “Thần Kim Quy” việc mãi thành Cổ Loa xây mãi không thành có thể là do một nguyên nhân vật lý nào đó gây ra nhưng nhân dân lại không xây dựng câu truyện theo hướng đó mà cho thêm sự xuất hiện của những chi tiết phụ khác như “tinh con gà trống”, “móng rùa” của thần Kim Quy để làm nổi bật nên nhân vật chính hiện lên với tài năng và đức độ của mình đến nỗi được cả thần thánh ủng hộ. Hình thức tổ chức, xây dựng nhân vật lịch sử truyền thuyết dựa trên hình thức phản ánh của nhân dân theo suốt chiều dài lịch sử. Chẳng hạn hình thức xây dựng nên hình tượng những nhân vật lịch sử truyền thuyết như Thánh Gióng, An Dương Vương,…đều dựa trên hình thức phản ánh cả một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, giữa một bên là những vị thánh thần trong đời sống nhân dân với một bên là phe của những thế lực thù địch. Tất cả đều xuất phát từ tinh thần dân tộc, tấm lòng yêu nước sâu sắc cùng với lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử đã có công xây dựng đất nước, phát triển đời sống nhân dân theo những phương thức khác nhau. Giống như M.Gorki đã từng nói “Văn học là nhân học. Văn học từ muôn đời xưa đến mãi về sau đều viết về con người”. Và mọi câu truyện truyền thuyết lúc về cuối luôn đi theo một mô típ thường gặp đó là nhân dân không bao giờ để cho nhân vật lịch sử truyền thuyết của mình chết đi cả. Nếu không phải là sự hoá thân như nhân vật Thánh Gióng thì cũng sẽ được quý nhân hiển linh giúp đỡ như nhân vật An Dương Vương và rồi được vinh phong thờ cúng, hương khói quanh năm để nhân dân tỏ lòng thành kính. Các nhân vật lịch sử truyền thuyết luôn được nhân dân tôn lên làm thần linh đã sống trong nhân dân. Đó là những vị thần mang trong mình sức mạnh đủ sức lấn át mọi thế lực, uy thế của những nhân tố có tiềm ẩn khả năng gây hại cho đời sống của nhân dân. Ở những con người ấy toả ra ánh hào quang rực rỡ không bao giờ mất đi trong tâm tưởng của nhân dân. Bởi thế mà nhân dân mới xây dựng, chắp thêm đôi cánh thơ và mộng để biến những nhân vật này trở nên bất tử. Hình ảnh Thánh Gióng bay về trời là một chi tiết tuyệt đẹp mà nhân dân đã sáng tạo nên, thần thánh hoá nhân vật để người anh hùng làng Phù Đổng toát lên khí khái của một vị thần kỳ vĩ, lớn lao mang sức mạnh trời đất luôn sẵn sàng bảo hộcho nhân dân. Tương tự như vậy, nhân dân tiếp tục thần thánh hoá nhân vật An Dương Vương. Nhân vật không nỡ để nhân vật của mình chết đi như thế nên mới có chi tiết An Dương Vương cầm “sừng tê bảy tấc” theo Rùa Vàng đi xuống biển sâu để hình bóng nhà vua còn mãi với biển trời. Chính vì những quy luật tổ chức xây dựng được định hướng như thế nên hình tượng những nhân vật lịch sử truyền thuyết trở thành một biểu tượng bất tử. M.Gorki đã từng nói “Văn học dân gian bám sát lịch sử một cách độc đáo”. Lời nhận định này hoàn toàn đúng với thể tài truyền thuyết từ cách xây dựng cốt truyện đến tổ chức hình thành nên những nhân vật lịch sử. Dựa trên cơ sở cái cốt lõi là sự thật lịch sử, các nhân vật lịch sử truyền thuyết luôn được nhân dân tổ chức xây dựng trên hình thức có khuynh hướng thần thánh hoá những con người mà các tác giả dân gian đó kính trọng. Từ đó mà nhân vật lịch sử trong truyền thuyết trở thành những tượng đài của cái đẹp, cái hùng, của cái gọi được gọi là bất tử, vĩnh hằng mang đậm dấu ấn của những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Vốn biết rằng con người được sinh ra trong vũ trụ phải tuân theo quy luật tự nhiên: có sinh thì phải có tử. Nhưng khi sáng tạo ra các nhân vật lịch sử truyền thuyết có liên quan đến lễ hội thường là những vị anh hùng thì do tấm lòng sùng kính mà nhân dân mong muốn người anh hùng đó sống mãi, tồn tại muôn đời, trường tồn, bất tử. Bởi thế mà mô típ hoá thân là một mô típ độc đáo, sáng tạo của nhân dân khi để cho những người anh hùng của không chết đi mà có thể họ về trời, họ được thần linh dẫn lối để được sống ở một thế giới khác. Sự hoá thân của họ mang đầy sắc thái thần kỳ, hư ảo. Qua đó mà ta thấy được lòng thành kính, sự ngưỡng vọng của nhân dân đối với những nhân vật lịch sử truyền thuyết. Nhưng bên cạnh những chi tiếp lý tưởng hoá nhân vật, các tác giả dân gian vẫn không làm cho những nhân vật lịch sử ấy mất đi cái nét đời thường, dân dã của một con người bình thường gắn liền với đời sống nhân dân. Đó là lý do tại sao mà nhân dân xây dựng nên những kiểu nhân vật lịch sử truyền thuyết như hình tượng Thánh Gióng một vị thánh thần sống trong đời sống nhân dân. Và người Việt Nam từ trước đến nay luôn có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nên thường lập đền miếu để thờ phụng họ mà dần dần hình thành nên những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm. Nhân vật lịch sử truyền thuyết được nhân dân suy tôn thành thần thánh với đức độ, tài năng kiệt xuất để bốn mua hương khói. Nhân dân chưa bao giờ hết niềm tin với những bậc thánh thần đó cả nên từ đó mới hình thành nên tính thiêng liêng trong những nghi thức của các dịp lễ hội. Chính vì những đều trên mà hình tượng các nhân vật lịch sử truyền thuyết luôn có mối quan hệ mật thiết với phạm trù lễ hội. Lễ hội gắn với những nghi thức trang nghiêm, trang trọng nên càng thể hiện được rõ bản chất của truyền thuyết nhằm tôn vinh những nhân vật lịch sử. Mỗi một câu truyện truyền thuyết đều đề cập đến một nhân vật lịch sử. Chúng đều do sức sáng tạo của những tác giả dân gian mà hình thành nên. Chúng là sản phẩm tinh thần của nhân dân; là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố hiện thực và tưởng tượng. Các nhân vật lịch sử dù xuất hiện trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau nhưng đều được nhân dân xây dựng trên một mô típ quen thuộc. Họ đều có hoàn cảnh xuất thân rõ ràng ở phần mở đầu và được xây dựng dựa trên những công thức quen thuộc ; phần nội dung chính các tác giả dân gian kể lại những chiến công mà họ đã làm được đóng góp cho cộng đồng; kết thúc nhân dân biến những nhân vật lịch sử truyền thuyết thành những vị thần bất tử và từ đó là minh chứng để lý giải cho nguồn gốc của những lễ hội truyền thống. Và đương nhiên hình thức phản ánh, tổ chức, xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử truyền thuyết được nhân dân sử dụng những yếu tố thần thánh hoá, lý tưởng hoá để cho những nhân vật đó toát lên sự hào hùng, kỹ vĩ, linh thiêng mang dáng dấp của bậc thánh thần. Nhân dân khiến những nhân vật lịch sử truyền thuyết trở thành những biểu tượng đẹp đẽ cho sự bất tử, là nơi để họ gửi gắm niềm tin, niềm tín ngưỡng rồi từ đó tạo nên tính thiêng liêng trong những lễ hội. Đồng thời cái cách mà nhân dân xây dựng nên hình tượng nhân vật lịch sử truyền thuyết còn dựa trên hình thức muốn phản ánh cả một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và thể hiện cho ước mong trong cộng đồng mình có một người anh hùng mang trong mình sức mạnh phi thường, có đủ tài đủ đức sẵn sàng chống lại mọi thế lực thù địch của nhân dân ta. Bởi thế lịch sử dựng nước mà giữ nước càng dài thì những nhân vật lịch sử truyền thuyết có đóng góp to lớn cho cộng đồng càng đông và các vị phúc thần trong những lễ hội truyền thống của dân tộc càng nhiều.