Vai trò của PR trong hoạt động của chính phủ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

PR là một phần không thể thiếu trong quản trị chiến lược của chính phủ nhằm thiết lập và củng cố mối quan hệ lâu dài giữa chính phủ và công chúng nhằm tăng cường hiểu biết, hỗ trợ và đồng thuận đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách công của chính phủ để đạt đến sự hài lòng của công dân. PR trong chính phủ gắn với quản lý hình ảnh của chính phủ với tư cách là một hệ thống và từng tổ chức thành viên của nó. Một là, nội bộ chính phủ, có thể có sự xung đột về mục tiêu cũng như cách thức thực hiện mục tiêu trong hệ thống hành pháp. PR là hình thức công khai các tiến trình, các ý tưởng và sáng kiến, giúp giảm thiểu sự phản đối, tăng cường phản biện và sự ủng hộ khi chương trình, chính sách... được đưa vào thực tế và do vậy, hạn chế được các nguy cơ về các “vấn đề”, thậm chí khủng hoảng. Nói cách khác, PR là một cách để nhận diện sự khác biệt, ghi nhận các quan điểm và định hướng mục tiêu và các giá trị hợp lý nhất trong khuôn khổ luật pháp. Hai là, không ít các chính phủ và các tình huống cụ thể, chính phủ có thể nhầm tưởng rằng đang hành động một cách hợp lý nhất để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu công dân. Tuy nhiên, điều đó có thể chỉ là ý chí chủ quan, thậm chí chính phủ đang chỉ phục vụ tốt nhất nhu cầu của bản thân bộ máy quan liêu của mình. Do vậy, tương tác có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chính phủ vì công chúng của chính phủ là toàn xã hội, nếu hoạt động chính phủ không hiệu quả có thể tạo nên khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng niềm tin trong công chúng. Do vậy, pR với tư cách là công cụ nhằm tăng cường “đối thoại cộng đồng”, hạn chế nguy cơ chủ quan trong quản lý hành chính nhà nước được coi là một công cụ mang tính chiến lược. Việc Chính phủ ta vừa tổ chức họp báo công bố về việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường là một ví dụ về nỗ lực này. Ba là, quan niệm cho rằng chính phủ là duy nhất, đương nhiên, đang có thể dần trở thành ngộ nhận. Công cuộc cải cách, đổi mới chính phủ trên thế giới đang chỉ ra một thực tế quan trọng là vai trò của chính phủ không thay đổi, tuy nhiên cách thức thực hiện vai trò đó đang phải thay đổi theo cách thích ứng với xu thế phát triển. Theo đó, khu vực tư (như ở một số quốc gia phát triển Anh, Mỹ) có thể tham gia chia sẻ đảm nhiệm vai trò của chính phủ với tư cách là đối thủ cạnh tranh, là đối tác và thậm chí là hình mẫu ở một số khía cạnh hoặc kĩ thuật quản lý. Chính sự hiện diện và năng lực của khu vực tư này đã tác động và góp phần làm thay đổi cách thức thực hiện vai trò của chính phủ, buộc nó phải thừa nhận và tính đến khu vực tư trong cuộc chơi. Do vậy, để tăng cường năng lực cạnh tranh cho chính phủ thì chính nội bộ chính phủ cũng cần có tinh thần “cạnh tranh”. Nói cách khác, PR đang dần trở thành một lẽ tự nhiên khi các đơn vị nội bộ chính phủ và chính phủ, với tư cách tổng thể, đều cần PR để khẳng định thế và ưu thế của mình. Có thể nói, tuy không chính thức sử dụng phổ biến thuật ngữ PR nhưng bản chất của PR đã và đang được tiếp cận và thể hiện khá đầy đủ trong chính phủ, mặc dù tính hệ thống, chiến lược và chuyên nghiệp của hoạt động này cũng cần được bàn luận thêm.
Trả lời
PR là một phần không thể thiếu trong quản trị chiến lược của chính phủ nhằm thiết lập và củng cố mối quan hệ lâu dài giữa chính phủ và công chúng nhằm tăng cường hiểu biết, hỗ trợ và đồng thuận đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách công của chính phủ để đạt đến sự hài lòng của công dân. PR trong chính phủ gắn với quản lý hình ảnh của chính phủ với tư cách là một hệ thống và từng tổ chức thành viên của nó. Một là, nội bộ chính phủ, có thể có sự xung đột về mục tiêu cũng như cách thức thực hiện mục tiêu trong hệ thống hành pháp. PR là hình thức công khai các tiến trình, các ý tưởng và sáng kiến, giúp giảm thiểu sự phản đối, tăng cường phản biện và sự ủng hộ khi chương trình, chính sách... được đưa vào thực tế và do vậy, hạn chế được các nguy cơ về các “vấn đề”, thậm chí khủng hoảng. Nói cách khác, PR là một cách để nhận diện sự khác biệt, ghi nhận các quan điểm và định hướng mục tiêu và các giá trị hợp lý nhất trong khuôn khổ luật pháp. Hai là, không ít các chính phủ và các tình huống cụ thể, chính phủ có thể nhầm tưởng rằng đang hành động một cách hợp lý nhất để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu công dân. Tuy nhiên, điều đó có thể chỉ là ý chí chủ quan, thậm chí chính phủ đang chỉ phục vụ tốt nhất nhu cầu của bản thân bộ máy quan liêu của mình. Do vậy, tương tác có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chính phủ vì công chúng của chính phủ là toàn xã hội, nếu hoạt động chính phủ không hiệu quả có thể tạo nên khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng niềm tin trong công chúng. Do vậy, pR với tư cách là công cụ nhằm tăng cường “đối thoại cộng đồng”, hạn chế nguy cơ chủ quan trong quản lý hành chính nhà nước được coi là một công cụ mang tính chiến lược. Việc Chính phủ ta vừa tổ chức họp báo công bố về việc thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường là một ví dụ về nỗ lực này. Ba là, quan niệm cho rằng chính phủ là duy nhất, đương nhiên, đang có thể dần trở thành ngộ nhận. Công cuộc cải cách, đổi mới chính phủ trên thế giới đang chỉ ra một thực tế quan trọng là vai trò của chính phủ không thay đổi, tuy nhiên cách thức thực hiện vai trò đó đang phải thay đổi theo cách thích ứng với xu thế phát triển. Theo đó, khu vực tư (như ở một số quốc gia phát triển Anh, Mỹ) có thể tham gia chia sẻ đảm nhiệm vai trò của chính phủ với tư cách là đối thủ cạnh tranh, là đối tác và thậm chí là hình mẫu ở một số khía cạnh hoặc kĩ thuật quản lý. Chính sự hiện diện và năng lực của khu vực tư này đã tác động và góp phần làm thay đổi cách thức thực hiện vai trò của chính phủ, buộc nó phải thừa nhận và tính đến khu vực tư trong cuộc chơi. Do vậy, để tăng cường năng lực cạnh tranh cho chính phủ thì chính nội bộ chính phủ cũng cần có tinh thần “cạnh tranh”. Nói cách khác, PR đang dần trở thành một lẽ tự nhiên khi các đơn vị nội bộ chính phủ và chính phủ, với tư cách tổng thể, đều cần PR để khẳng định thế và ưu thế của mình. Có thể nói, tuy không chính thức sử dụng phổ biến thuật ngữ PR nhưng bản chất của PR đã và đang được tiếp cận và thể hiện khá đầy đủ trong chính phủ, mặc dù tính hệ thống, chiến lược và chuyên nghiệp của hoạt động này cũng cần được bàn luận thêm.