Ý nghĩa của Hoa Anh Đào ở Nhật Bản.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Biểu tượng của sức sống mãnh liệt Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận. Trong thế chiến thứ 2, sau khi trải qua những tổn thất nặng nề của chiến tranh, hoa anh đào càng được coi là biểu tượng của một Nhật Bản đau thương nhưng vững vàng với tinh thần đoàn kết, phấn đấu, không ngại gian khổ. Kết quả là từ một nước thảm bại trong chiến tranh, nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc đứng hàng đầu trên thế giới. Nhiều người Nhật nói rằng, giữa cảnh hoang tàn, đói khát sau chiến tranh, họ tưởng chừng gục ngã. Nhưng vẻ đẹp rực rỡ của hoa anh đào lại tiếp cho họ thêm sức mạnh đồng lòng cùng nhau vực dậy một nước Nhật như ngày hôm nay. Biểu tượng của vẻ đẹp đặc trưng Nhật Bản Những ngày đầu tháng 4, nhiều thành phố lớn ở Nhật Bản lại hồng rực một màu hoa anh đào. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương nhưng Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến và cũng báo hiệu một mùa lễ hội lớn trong năm của Nhật Bản: Lễ hội hoa anh đào – một dịp để mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa. Biểu tượng của sự khiêm nhường, nhẫn nhịn Nước Nhật tặng hoa anh đào cho các nước khác trên thế giới như một cách để thể hiện mong muốn được chung sống hòa bình. Trong cuộc sống dân gian, người dân sử dụng hoa anh đào như một món ăn thường nhật. Hoa anh đào làm mứt, lá cây muối ăn kèm với cơm nắm, cuộc sống của người dân nơi đây luôn có sự hiện diện của hoa. Hoa anh đào cũng thể hiện tính khiêm nhường trong giao tiếp của người Nhật. Truyền thống nước Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp.
Trả lời
Biểu tượng của sức sống mãnh liệt Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận. Trong thế chiến thứ 2, sau khi trải qua những tổn thất nặng nề của chiến tranh, hoa anh đào càng được coi là biểu tượng của một Nhật Bản đau thương nhưng vững vàng với tinh thần đoàn kết, phấn đấu, không ngại gian khổ. Kết quả là từ một nước thảm bại trong chiến tranh, nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc đứng hàng đầu trên thế giới. Nhiều người Nhật nói rằng, giữa cảnh hoang tàn, đói khát sau chiến tranh, họ tưởng chừng gục ngã. Nhưng vẻ đẹp rực rỡ của hoa anh đào lại tiếp cho họ thêm sức mạnh đồng lòng cùng nhau vực dậy một nước Nhật như ngày hôm nay. Biểu tượng của vẻ đẹp đặc trưng Nhật Bản Những ngày đầu tháng 4, nhiều thành phố lớn ở Nhật Bản lại hồng rực một màu hoa anh đào. Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương nhưng Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến và cũng báo hiệu một mùa lễ hội lớn trong năm của Nhật Bản: Lễ hội hoa anh đào – một dịp để mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa. Biểu tượng của sự khiêm nhường, nhẫn nhịn Nước Nhật tặng hoa anh đào cho các nước khác trên thế giới như một cách để thể hiện mong muốn được chung sống hòa bình. Trong cuộc sống dân gian, người dân sử dụng hoa anh đào như một món ăn thường nhật. Hoa anh đào làm mứt, lá cây muối ăn kèm với cơm nắm, cuộc sống của người dân nơi đây luôn có sự hiện diện của hoa. Hoa anh đào cũng thể hiện tính khiêm nhường trong giao tiếp của người Nhật. Truyền thống nước Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp.