Hãy nêu những đặc điểm chính của phương pháp “Nghe nói”.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Khái niệm: Nổi lên từ những năm 40, 50 và 60 của thểkỷ XX; Thịnh hành ở Mỹ và cũng được dùng rộng rãi trên thế giới. Một cuộc cách mạng trong việc dạy tiếng. Chịu ảnh hưởng của cấu trúc luận trong ngôn ngữ học và hành vi luận trong tâm lý học. Những đặc điểm chính: - Giờ học bắt đầu bằng các bài hội thoại. Nhấn mạnh kỹ năng nghe nói. - Phát âm được chú ý. - Từ vựng được học trong ngữ cảnh, qua các mẫu câu được lặp lại nhiều lần. - Ngữ pháp chủ yếu được dạy qua con đường quy nạp. - Các loại luyện tập phần lớn là các luyện tập máy móc:Luyện nghe,bắt chước, học thuộc,thay thế,biến đổi,trả lời câu hỏi, điền chỗ trống,mở rộng câu,hợp nhất các câu, nói tự do, tập làm văn. - Tiếng mẹ đẻ không được khuyến khích nhưng có được sử dụng để đối chiếu 2 ngôn ngữ nhằm khắc phục giao thoa hoặc dịch để kiểm tra. - Lỗi bị loại trừ một cách nghiêm ngặt. - Phòng máy và các công cụ nghe nhìn được sử dụng thường xuyên. - Từ phương pháp này đã xuất hiện khái niệm 3 P (PPP) Presentation, Practice, Production: - Giờ học bắt đầu bằng việc giáo viên giới thiệu (Present) nội dung ngữ liệu. - Sinh viên luyện tập (Practice) bằng cách đồng thanh lặp lại theo giáo viên. - Cuối cùng, sinh viên tạo (Produce) ngôn ngữ bằng cách trả lời miệng và làm các bài tập viết. Kết quả: Đã tạo được một phong trào rộng lớn và có ảnh hưởng mạnh trong hàng chục năm nhưng cơ sở lý luận của chủ nghĩa hành vi đã thiếu tính thuyết phục khi cho rằng việc học là việc hình thành thói quen. Khả năng nghe nói có được cải thiện, tuy nhiên, việc bắt chước một cách máy móc, việc học thuộc không giúp người học hình thành được khả năng giao tiếp hiệu quả. Thực tế thì lỗi không thể tránh được và không cần thiết tránh bằng mọi giá.
Trả lời
Khái niệm: Nổi lên từ những năm 40, 50 và 60 của thểkỷ XX; Thịnh hành ở Mỹ và cũng được dùng rộng rãi trên thế giới. Một cuộc cách mạng trong việc dạy tiếng. Chịu ảnh hưởng của cấu trúc luận trong ngôn ngữ học và hành vi luận trong tâm lý học. Những đặc điểm chính: - Giờ học bắt đầu bằng các bài hội thoại. Nhấn mạnh kỹ năng nghe nói. - Phát âm được chú ý. - Từ vựng được học trong ngữ cảnh, qua các mẫu câu được lặp lại nhiều lần. - Ngữ pháp chủ yếu được dạy qua con đường quy nạp. - Các loại luyện tập phần lớn là các luyện tập máy móc:Luyện nghe,bắt chước, học thuộc,thay thế,biến đổi,trả lời câu hỏi, điền chỗ trống,mở rộng câu,hợp nhất các câu, nói tự do, tập làm văn. - Tiếng mẹ đẻ không được khuyến khích nhưng có được sử dụng để đối chiếu 2 ngôn ngữ nhằm khắc phục giao thoa hoặc dịch để kiểm tra. - Lỗi bị loại trừ một cách nghiêm ngặt. - Phòng máy và các công cụ nghe nhìn được sử dụng thường xuyên. - Từ phương pháp này đã xuất hiện khái niệm 3 P (PPP) Presentation, Practice, Production: - Giờ học bắt đầu bằng việc giáo viên giới thiệu (Present) nội dung ngữ liệu. - Sinh viên luyện tập (Practice) bằng cách đồng thanh lặp lại theo giáo viên. - Cuối cùng, sinh viên tạo (Produce) ngôn ngữ bằng cách trả lời miệng và làm các bài tập viết. Kết quả: Đã tạo được một phong trào rộng lớn và có ảnh hưởng mạnh trong hàng chục năm nhưng cơ sở lý luận của chủ nghĩa hành vi đã thiếu tính thuyết phục khi cho rằng việc học là việc hình thành thói quen. Khả năng nghe nói có được cải thiện, tuy nhiên, việc bắt chước một cách máy móc, việc học thuộc không giúp người học hình thành được khả năng giao tiếp hiệu quả. Thực tế thì lỗi không thể tránh được và không cần thiết tránh bằng mọi giá.