1. Tầm quan trọng mới của hợp tác chiến lược Việt - Nhật có ý nghĩa thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trước khi Việt Nam và Nhật thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2009, hợp tác quốc phòng giữa hai nước chỉ giới hạn trong các trao đổi phái đoàn quân sự và các chuyến thăm của tàu hải quân Nhật đến cảng Việt Nam. Kể từ năm 2009, những liên kết về quốc phòng và an ninh đã nhanh chóng được củng cố và đa dạng hóa. Năm 2011, hai nước thông qua một bản kế hoạch hành động nhằm thực thi quan hệ đối tác chiến lược, với việc mở văn phòng tùy viên quân sự ở hai nước, và thiết lập một chương trình đối thoại chính sách quốc phòng chính thức. Hai bên cũng ký một bản ghi nhớ quy định một loạt các hoạt động hợp tác quốc phòng khác nhau, bao gồm trao đổi đoàn ở cấp bộ trưởng, tham mưu trưởng và tư lệnh quân chủng, viếng thăm cảng mỗi năm, đối thoại chính sách quốc phòng hàng năm ở cấp thứ trưởng quốc phòng, hợp tác trong lĩnh vực không quân và phòng không, đào tạo nhân sự, chống khủng bố, cứu hộ hàng hải, huấn luyện công nghệ thông tin, y tế quân sự, và gìn giữ hòa bình. Bản ghi nhớ cũng đặt nền móng pháp lý cho cộng tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước, đặc biệt trong các phương diện như tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thiên tai, và hỗ trợ nhân đạo (Thayer, 2014). Sau khi ông Shinzo Abe trở lại làm thủ tướng vào tháng 12/2012, hợp tác chiến lược giữa hai nước được đẩy mạnh hơn nữa. Vào tháng 1 năm 2013, ông Abe chọn Việt Nam là quốc gia nước ngoài đầu tiên ông đi công du, trong chuyến đi ông đã ủng hộ quan điểm của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế. Vào tháng 5 năm 2013, Bộ Quốc phòng Nhật chủ trì một hội thảo về y tế trên tàu ngầm tại Việt Nam, và đào tạo về y tế tàu ngầm cho các thủy thủ Hải quân Việt Nam tại một cơ sở của Nhật bốn tháng sau đó. Sự hợp tác này có thể diễn ra theo yêu cầu của phía Việt Nam, do Việt Nam có kế hoạch đưa vào hoạt động tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên vào đầu năm 2014. Vào tháng 9 năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera đến thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm này ông đến thăm Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Cam Ranh và quan sát cách tổ chức phòng ngự của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (Shoji, 2016, tr. 51). Sự kiện này minh chứng cho mức độ tin tưởng cao giữa hai bên, và phản ánh mong muốn của Việt Nam trong việc tăng cường hợp tác hàng hải với Nhật cũng như sự quan tâm của Nhật đối với tranh chấp Biển Đông. Trong chuyến thăm này, ông Onodera cũng gặp người đồng cấp Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, trong đó hai bên đồng ý mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, phá gỡ bom mìn, hiện đại hóa các cơ quan chấp pháp trên biển, và công nghệ quân sự (Thayer, 2014). Thật vậy, sự trợ giúp của Nhật nhằm hiện đại hóa và xây dựng năng lực của các cơ quan chấp pháp trên biển đã trở thành một ưu tiên quan trọng trong hợp tác quốc phòng song phương. Cụ thể, vào đầu tháng 8 năm 2014, Nhật tuyên bố sẽ cấp cho Việt Nam sáu tàu tuần tra để hỗ trợ các hoạt động phòng vệ biển của Việt Nam ở Biển Đông. Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau một cuộc khủng hoảng trên biển nghiên trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc do Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong hơn hai tháng. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1 năm 2017, Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật sẽ cung cấp cho Việt Nam thêm 6 tàu tuần tra nữa với tổng giá trị 338 triệu đôla Mỹ. Sự hỗ trợ của Nhật là một sự trợ giúp quý giá cho nỗ lực của Hà Nội nhằm cải thiện khả năng của các cơ quan chấp pháp trên biển, đặt biệt là Cảnh sát Biển và lực lượng Kiểm ngư vừa mới được thành lập. Khi Trung Quốc tập trung sử dụng các tàu vỏ trắng để kiểm soát các vùng biển ở Biển Đông, khả năng được cải thiện của các cơ quan chấp pháp trên biển sẽ cho phép Việt Nam phản ứng một cách hiệu quả hơn. Nhật cũng được cho là đang lên kế hoạch bán hai vệ tinh quan sát mặt đất dựa trên công nghệ ra-đa cho Việt Nam. Đơn hàng này, dự tính sẽ được bàn giao vào năm 2018 và được hỗ trợ tài chính bởi vốn ODA của Nhật, sẽ nâng cao khả năng thu thập tình báo hàng hải của Việt Nam trên Biển Đông (Mainichi, 2016). Cùng lúc đó, Hà Nội cũng được cho là đang cân nhắc mua máy bay giám sát chống ngầm P-3C cũ từ Tokyo (VnExpress, 2016b). Nếu những máy bay này được mua, nhiêu khả năng chúng sẽ được triển khai cho các nhiệm vụ giám sát Biển Đông. Việt Nam và Nhật Bản cũng phối hợp quan điểm tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế. Trong khi Nhật ủng hộ hoạt động ngoại giao tích cực và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong các vấn đề khu vực, Việt Nam cũng ủng hộ Nhật đóng vai trò như một thành viên quan trọng của cộng đồng quốc tế. Ví dụ, Việt Nam ủng hộ sự can dự mạnh mẽ của Nhật với ASEAN và tiểu vùng sông Mekong, cũng như ủng hộ nỗ lực trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của nước này. Quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam và Nhật Bản là một phần của bức tranh chiến lược khu vực, và khi những mối quan hệ này mở rộng và trở nên sâu sắc hơn, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến cục diện địa chính trị khu vực một cách mạnh mẽ.
Trả lời
Trước khi Việt Nam và Nhật thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2009, hợp tác quốc phòng giữa hai nước chỉ giới hạn trong các trao đổi phái đoàn quân sự và các chuyến thăm của tàu hải quân Nhật đến cảng Việt Nam. Kể từ năm 2009, những liên kết về quốc phòng và an ninh đã nhanh chóng được củng cố và đa dạng hóa. Năm 2011, hai nước thông qua một bản kế hoạch hành động nhằm thực thi quan hệ đối tác chiến lược, với việc mở văn phòng tùy viên quân sự ở hai nước, và thiết lập một chương trình đối thoại chính sách quốc phòng chính thức. Hai bên cũng ký một bản ghi nhớ quy định một loạt các hoạt động hợp tác quốc phòng khác nhau, bao gồm trao đổi đoàn ở cấp bộ trưởng, tham mưu trưởng và tư lệnh quân chủng, viếng thăm cảng mỗi năm, đối thoại chính sách quốc phòng hàng năm ở cấp thứ trưởng quốc phòng, hợp tác trong lĩnh vực không quân và phòng không, đào tạo nhân sự, chống khủng bố, cứu hộ hàng hải, huấn luyện công nghệ thông tin, y tế quân sự, và gìn giữ hòa bình. Bản ghi nhớ cũng đặt nền móng pháp lý cho cộng tác giữa lực lượng cảnh sát biển hai nước, đặc biệt trong các phương diện như tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thiên tai, và hỗ trợ nhân đạo (Thayer, 2014). Sau khi ông Shinzo Abe trở lại làm thủ tướng vào tháng 12/2012, hợp tác chiến lược giữa hai nước được đẩy mạnh hơn nữa. Vào tháng 1 năm 2013, ông Abe chọn Việt Nam là quốc gia nước ngoài đầu tiên ông đi công du, trong chuyến đi ông đã ủng hộ quan điểm của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế. Vào tháng 5 năm 2013, Bộ Quốc phòng Nhật chủ trì một hội thảo về y tế trên tàu ngầm tại Việt Nam, và đào tạo về y tế tàu ngầm cho các thủy thủ Hải quân Việt Nam tại một cơ sở của Nhật bốn tháng sau đó. Sự hợp tác này có thể diễn ra theo yêu cầu của phía Việt Nam, do Việt Nam có kế hoạch đưa vào hoạt động tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên vào đầu năm 2014. Vào tháng 9 năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera đến thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm này ông đến thăm Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Cam Ranh và quan sát cách tổ chức phòng ngự của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (Shoji, 2016, tr. 51). Sự kiện này minh chứng cho mức độ tin tưởng cao giữa hai bên, và phản ánh mong muốn của Việt Nam trong việc tăng cường hợp tác hàng hải với Nhật cũng như sự quan tâm của Nhật đối với tranh chấp Biển Đông. Trong chuyến thăm này, ông Onodera cũng gặp người đồng cấp Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, trong đó hai bên đồng ý mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, phá gỡ bom mìn, hiện đại hóa các cơ quan chấp pháp trên biển, và công nghệ quân sự (Thayer, 2014). Thật vậy, sự trợ giúp của Nhật nhằm hiện đại hóa và xây dựng năng lực của các cơ quan chấp pháp trên biển đã trở thành một ưu tiên quan trọng trong hợp tác quốc phòng song phương. Cụ thể, vào đầu tháng 8 năm 2014, Nhật tuyên bố sẽ cấp cho Việt Nam sáu tàu tuần tra để hỗ trợ các hoạt động phòng vệ biển của Việt Nam ở Biển Đông. Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau một cuộc khủng hoảng trên biển nghiên trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc do Trung Quốc hạ đặt một giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong hơn hai tháng. Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1 năm 2017, Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật sẽ cung cấp cho Việt Nam thêm 6 tàu tuần tra nữa với tổng giá trị 338 triệu đôla Mỹ. Sự hỗ trợ của Nhật là một sự trợ giúp quý giá cho nỗ lực của Hà Nội nhằm cải thiện khả năng của các cơ quan chấp pháp trên biển, đặt biệt là Cảnh sát Biển và lực lượng Kiểm ngư vừa mới được thành lập. Khi Trung Quốc tập trung sử dụng các tàu vỏ trắng để kiểm soát các vùng biển ở Biển Đông, khả năng được cải thiện của các cơ quan chấp pháp trên biển sẽ cho phép Việt Nam phản ứng một cách hiệu quả hơn. Nhật cũng được cho là đang lên kế hoạch bán hai vệ tinh quan sát mặt đất dựa trên công nghệ ra-đa cho Việt Nam. Đơn hàng này, dự tính sẽ được bàn giao vào năm 2018 và được hỗ trợ tài chính bởi vốn ODA của Nhật, sẽ nâng cao khả năng thu thập tình báo hàng hải của Việt Nam trên Biển Đông (Mainichi, 2016). Cùng lúc đó, Hà Nội cũng được cho là đang cân nhắc mua máy bay giám sát chống ngầm P-3C cũ từ Tokyo (VnExpress, 2016b). Nếu những máy bay này được mua, nhiêu khả năng chúng sẽ được triển khai cho các nhiệm vụ giám sát Biển Đông. Việt Nam và Nhật Bản cũng phối hợp quan điểm tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế. Trong khi Nhật ủng hộ hoạt động ngoại giao tích cực và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong các vấn đề khu vực, Việt Nam cũng ủng hộ Nhật đóng vai trò như một thành viên quan trọng của cộng đồng quốc tế. Ví dụ, Việt Nam ủng hộ sự can dự mạnh mẽ của Nhật với ASEAN và tiểu vùng sông Mekong, cũng như ủng hộ nỗ lực trở thành thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của nước này. Quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam và Nhật Bản là một phần của bức tranh chiến lược khu vực, và khi những mối quan hệ này mở rộng và trở nên sâu sắc hơn, chúng sẽ gây ảnh hưởng đến cục diện địa chính trị khu vực một cách mạnh mẽ.