Trình bày những hiểu biết về kỹ năng giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đối với sinh viên ngành Việt Nam học?.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Phương pháp dạy tiếng là một bộ phận quan trọng trong ngôn ngữ học ứng dụng. Môn học này có mục đích cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết về những gì mà một giáo viên dạy tiếng cần có. Người học qua việc tiếp thu những tri thức cần thiết này về phương pháp dạy tiếng có thể ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. 2. Giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ là một công việc hết sức có ý nghĩa và cần thiết trong thời đại Việt Nam làm bạn với thế giới. Đối tượng dạy là người nước ngoài. Tài liệu dạy cho người nước ngoài sẽ đa dạng, được xây dựng phù hợp từng địa bàn, từng nhóm đối tượng. Vệc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài thực chất cũng chính là việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Đây được coi là một nghề. Như vậy, người làm nghề này cần phải được học phương pháp của nghề trước khi theo đuổi nghề. 3. Vậy giáo viên dạy tiếng như một ngoại ngữ cần có những tri thức nào? Những yêu cầu cơ bản đối với giáo viên là đa dạng, đòi hỏi nhiều nỗ lực và hi sinh • Có đủ phẩm chất để trở thành một giáo viên. • Có tri thức chung về ngôn ngữ và ngôn ngữ học. • Có tri thức cơ bản về thứ tiếng mình đang dạy, ở đây là tiếng Việt ( bao gồm lịch sử, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). • Có tri thức về các phương pháp dạy tiếng. • Có khả năng quản lý lớp học tốt và có nghiệp vụ sư phạm. • Am hiểu về văn hóa Việt Nam và đa dạng văn hóa. • Có kinh nghiệm học một ngoại ngữ. 4. Mục đích ý nghĩa của môn học này nhằm bước đầu cung cấp một tài liệu cơ sở với những tri thức cơ bản nhất mà một giáo viên bắt đầu vào nghề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần nắm được. Môn học này có ý nghĩa quan trọng về lý thuyết và thực tế. Người học có thể học được những lý thuyết cơ bản của việc dạy tiếng và kỹ năng thực hành khi bước vào giảng dạy. Nó chứng minh rằng, dạy tiếng là một nghề và là một ngành khoa học.
Trả lời
1. Phương pháp dạy tiếng là một bộ phận quan trọng trong ngôn ngữ học ứng dụng. Môn học này có mục đích cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết về những gì mà một giáo viên dạy tiếng cần có. Người học qua việc tiếp thu những tri thức cần thiết này về phương pháp dạy tiếng có thể ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. 2. Giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ là một công việc hết sức có ý nghĩa và cần thiết trong thời đại Việt Nam làm bạn với thế giới. Đối tượng dạy là người nước ngoài. Tài liệu dạy cho người nước ngoài sẽ đa dạng, được xây dựng phù hợp từng địa bàn, từng nhóm đối tượng. Vệc dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài thực chất cũng chính là việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. Đây được coi là một nghề. Như vậy, người làm nghề này cần phải được học phương pháp của nghề trước khi theo đuổi nghề. 3. Vậy giáo viên dạy tiếng như một ngoại ngữ cần có những tri thức nào? Những yêu cầu cơ bản đối với giáo viên là đa dạng, đòi hỏi nhiều nỗ lực và hi sinh • Có đủ phẩm chất để trở thành một giáo viên. • Có tri thức chung về ngôn ngữ và ngôn ngữ học. • Có tri thức cơ bản về thứ tiếng mình đang dạy, ở đây là tiếng Việt ( bao gồm lịch sử, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp). • Có tri thức về các phương pháp dạy tiếng. • Có khả năng quản lý lớp học tốt và có nghiệp vụ sư phạm. • Am hiểu về văn hóa Việt Nam và đa dạng văn hóa. • Có kinh nghiệm học một ngoại ngữ. 4. Mục đích ý nghĩa của môn học này nhằm bước đầu cung cấp một tài liệu cơ sở với những tri thức cơ bản nhất mà một giáo viên bắt đầu vào nghề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài cần nắm được. Môn học này có ý nghĩa quan trọng về lý thuyết và thực tế. Người học có thể học được những lý thuyết cơ bản của việc dạy tiếng và kỹ năng thực hành khi bước vào giảng dạy. Nó chứng minh rằng, dạy tiếng là một nghề và là một ngành khoa học.