Bạn có muốn nghe báo nói thay vì đọc báo?

  1. Công nghệ thông tin

Hôm trước Noron! có câu hỏi tương tự về Sách nói, mình thì đang thấy các tờ báo lớn đang chủ động làm phần này, ko biết người dùng có thực sự quan tâm không?

Bạn có muốn nghe báo nói không? 

Và nếu Noron! có thể ứng dụng công nghệ này thì bạn nghĩ bạn mong muốn nghe Noron! nói về cái gì trên app cho bạn nghe ? 

Từ khóa: 

vtcc ai

,

viettel ai

,

trí tuệ nhân tạo

,

báo nói

,

tổng hợp tiếng nói

,

công nghệ thông tin

nếu nghe báo thì mình không thấy thích lắm, cụ thể là có thứ hay hơn đó là xem tin tức, các kênh như chuyển động 24h lại đầu tư rất mạnh về hình ảnh bên cạnh nên nhưng kênh như nghe báo có thể khó thu hút

bên cạnh đó các kênh như radio cũng có phát triển lên thành nơi kết nối bên cạnh tin tức (như mấy kênh bạn hữu đường xa hay lái xe an toàn tài xế xe bus hay mở ấy)

vậy báo nói sẽ cạnh tranh như thế nào?

Trả lời

nếu nghe báo thì mình không thấy thích lắm, cụ thể là có thứ hay hơn đó là xem tin tức, các kênh như chuyển động 24h lại đầu tư rất mạnh về hình ảnh bên cạnh nên nhưng kênh như nghe báo có thể khó thu hút

bên cạnh đó các kênh như radio cũng có phát triển lên thành nơi kết nối bên cạnh tin tức (như mấy kênh bạn hữu đường xa hay lái xe an toàn tài xế xe bus hay mở ấy)

vậy báo nói sẽ cạnh tranh như thế nào?

Theo em được biết, "báo nói" là một hình thức rất phổ biến ở nước ngoài mang tên broadcast. Báo nói phổ biến là do họ thường di chuyển bằng ô tô trên đoạn đường đến nơi làm việc (tiết kiệm thời gian) và địa điểm làm việc xa nhà họ. Đó cũng là lí do các kênh radio vẫn được người dân ưa chuộng cũng như là kênh truyền thông quan trọng đối với các nghệ sĩ. Nhiều trường hợp những bài hát của các nghệ sĩ được thường xuyên phát trên radio trở thành hiện tượng và lọt top các BXH.

Về ý kiến cá nhân của em, em thích đọc hơn là nghe vì khi em nghe em thường... đồng thời làm việc khác gây mất tập trung. Em chỉ thường nghe nhạc khi làm việc chỉ để tạo không gian thoải mái khi làm việc. Em có thử nhấp vào trải nghiệm báo nói và khá bất ngờ khi giọng nói điện tử nghe rất dễ chịu. Tuy nhiên, em vẫn sẽ chọn hình thức đọc chữ hơn vì nhiều tin tức em chỉ lướt và nắm nội dung cơ bản chứ không cần đọc từng chữ toàn bộ bài báo. Về vấn đề này, thông thường broadcast của nước ngoài mỗi bản tin cũng tầm 100-200 từ, ngắn gọn và kéo dài tầm 1 phút đổ lại. Em nghĩ mình có thể cân nhắc về thời lượng của báo nói. Hiện tại, mỗi bài báo thông thường cũng dài tầm 500-700 chữ mất hơn 3 phút. 

Báo nói thì khác sách nói rất nhiều. Sách cần nghiền ngẫm, nên cần đọc để nhớ, và nhớ nội dung công thêm trí nhớ hình ảnh thì hiệu quả cao hơn hiển nhiên.

Còn báo nói thì nghe báo nói cũng như nghe tin tức vậy thôi, nó cũng như nghe radio. Tin tức cũng đều đc viết ra và ng đọc tiếp thu trực tiếp từ dạng viết hay nghe qua phát thanh viên vậy. Nên cơ bản báo nói là hình thức mới nhưng ko mới.

Noron hiện nay khá ổn, vì mình thích đọc vì nó chủ động hơn, có thể lướt qua, đọc lại, đọc chính xác các phần cần thiết, bỏ qua các phần phụ,... và quan trọng hơn là nhiều câu hỏi, bài viết cần nghiền ngẫm vì khá hay và sâu xa, đòi hỏi phải chậm để hiểu và nhớ.

Nhưng như vậy ko có nghĩa là ko cần. Các bài viết dài nếu có thể nghe mà ko phải đọc thì khỏe hơn cho tay và mắt. Khi làm việc vẫn có thể vừa nghe vừa làm. Nghe qua để nắm ý chính rồi sau đó đọc lại là điều khá tuyệt, cũng như đỡ mất công phải "like, khi nào rảnh thì đọc" :D. Nếu A.I đừng líu lưỡi tý nữa thì tuyệt lắm.

Mỗi cái có một cái hay riêng. Nếu là báo nói thì người dùng đỡ phải đọc, còn nếu là báo đọc thì người dùng đỡ phải nghe 🤣🤣🤣

Còn việc Noron nói về cái gì thì mình thích được nghe về lịch sử, khoa học.