Bạn hiểu thế nào là “ Nghệ thuật” ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nghệ thuật “là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” (Từ điển tiếng Việt 2005 - Viện ngôn ngữ học. Nxb Đà Nẵng, tr.676). Theo khái niệm này có thể hiểu: Nghệ thuật là một cái gì đó kích thích tư duy, cảm xúc, niềm tin, hay ý tưởng của một người thông qua giác quan. Những công trình nghệ thuật có thể được tạo ra cho mục đích này hay được diễn dịch dựa trên những hình ảnh hay vật thể. Nghệ thuật được định nghĩa như là phương tiện để diễn đạt hay trao truyền cảm xúc và ý tưởng, một phương tiện để khám phá và thưởng lãm những yếu tố hình thức, hay như sự bắt chước (mimesis) hay thể hiện. Nghệ thuật là thế giới của cái đẹp nó thể hiện tập trung của mọi quan hệ thẩm mỹ. Nói cách khác, trong bất kỳ hoạt động nào của con người cũng hướng đến sự sáng tạo ra cái đẹp. Nhưng cái đẹp và nghệ thuật là hai phạm trù khác nhau: Cái đẹp là phạm trù mĩ học xác định giá trị thẩm mĩ của các hiện tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem chúng như là các hiện tượng có giá trị thẩm mĩ cao nhất. Đặc tính của cái đẹp có ở lao động và các kết quả của lao động, hiện thân của tài nghệ cao và của văn hóa, biểu hiện của tính mục đích và sự hoàn thiện. Cái đẹp cũng có ở hoạt động nhận thức. Những cái gì là đẹp của thực tại đều có thể được miêu tả trong nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là đẹp, tức là có giá trị nghệ thuật. Sáng tác nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù của sự tìm tòi và thể hiện cái đẹp, là lĩnh vực biểu hiện sự phát triển phong phú về tình thần và cá nhân con người. Như vậy, nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà nghệ thuật còn là nơi con người sáng tạo thông qua những hình thức nghệ thuật để gửi gắm tâm tư, tình cảm cũng như truyền tải những giá trị: thẩm mĩ, nhận thức, giáo dục, giải trí,...
Trả lời
Nghệ thuật “là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” (Từ điển tiếng Việt 2005 - Viện ngôn ngữ học. Nxb Đà Nẵng, tr.676). Theo khái niệm này có thể hiểu: Nghệ thuật là một cái gì đó kích thích tư duy, cảm xúc, niềm tin, hay ý tưởng của một người thông qua giác quan. Những công trình nghệ thuật có thể được tạo ra cho mục đích này hay được diễn dịch dựa trên những hình ảnh hay vật thể. Nghệ thuật được định nghĩa như là phương tiện để diễn đạt hay trao truyền cảm xúc và ý tưởng, một phương tiện để khám phá và thưởng lãm những yếu tố hình thức, hay như sự bắt chước (mimesis) hay thể hiện. Nghệ thuật là thế giới của cái đẹp nó thể hiện tập trung của mọi quan hệ thẩm mỹ. Nói cách khác, trong bất kỳ hoạt động nào của con người cũng hướng đến sự sáng tạo ra cái đẹp. Nhưng cái đẹp và nghệ thuật là hai phạm trù khác nhau: Cái đẹp là phạm trù mĩ học xác định giá trị thẩm mĩ của các hiện tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem chúng như là các hiện tượng có giá trị thẩm mĩ cao nhất. Đặc tính của cái đẹp có ở lao động và các kết quả của lao động, hiện thân của tài nghệ cao và của văn hóa, biểu hiện của tính mục đích và sự hoàn thiện. Cái đẹp cũng có ở hoạt động nhận thức. Những cái gì là đẹp của thực tại đều có thể được miêu tả trong nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là đẹp, tức là có giá trị nghệ thuật. Sáng tác nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù của sự tìm tòi và thể hiện cái đẹp, là lĩnh vực biểu hiện sự phát triển phong phú về tình thần và cá nhân con người. Như vậy, nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà nghệ thuật còn là nơi con người sáng tạo thông qua những hình thức nghệ thuật để gửi gắm tâm tư, tình cảm cũng như truyền tải những giá trị: thẩm mĩ, nhận thức, giáo dục, giải trí,...