Bàn Luận về Kiều gặp gỡ Thúc Sinh

  1. Kiến thức chung

4f9a9c039873a4595a05f5e9d911d535

Bàn Luận về Kiều gặp gỡ Thúc Sinh

Có thể nói Thúc Sinh chính là người đàn ông thứ hai sau Kim Trọng mà Kiều thực sự có cảm tình và yêu mến. Sau khi bị Sở Khanh lừa thì Thúy Kiều phải làm tờ cam kết với Tú Bà để không bị hành hạ, từ đó nàng chính thức bước vào con đường của một Kỹ Nữ hầu hạ khách làng chơi. Bối cảnh Kiều – Sinh gặp nhau là lúc này Thúy Kiều đã là một Kỹ Nữ nức danh, nổi tiếng gần xa, Thúc Sinh vì mến mộ danh tiếng của Kiều nên cũng đã tìm đến. Hai người thực sự rất là tâm đầu ý hợp, hàng ngày quấn quýt với nhau. Thúc sinhhết sức say đắm Kiều, chàng không hề tiếc túi tiền của mình chỉ để khiến cho nàng Kiều nở nụ cười vui vẽ. Hai người cùng nhau đàm luận thơ văn, trò chuyện gió trăng – trai gái, phong hoa tuyết nguyệt,ái ân đêm xuân hết sức là hòa hợp. Thậm chí hai người còn thề nguyền hẹn ước với nhau, đây có thể xem là lần đầu tiên hình bóng Kim Trọng trong tim Thúy Kiều bị che mờ đi. Nhân lần gặp gỡ tâm đầu ý hợp này nàng cũng muốn thông qua Thúc Sinh để thoát khỏi chốn lầu xanh “nhơ bẩn” này, nhưng mà lúc này vẫn chưa thấy Thúc Sinh tìm cách chuộc nàng ra.

Những đoạn trích dẫn sau chính là cao trào dẫn đến việc Thúc Sinh chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh. Qua đây chúng ta cũng có thể thấy được rằng Kiều lúc này đã là Kỹ Nữ số một thiên hạ, không những tài sắc vẹn toàn mà nàng còn là một Kỹ Nữ hết sức thành thục, vận dụng được những kỹ năng mà Tú bà đã dạy cho mình, cũng như nắm bắt tâm lý đàn ông (Thúc Sinh) rất tốt.

“Dưới trăng quyên đã gọi hè,

đầu tường lửa lựu, lập lòe đơm bông .

Buồng the phải buổi thong dong,

Thang lan rủ bức, trướng hồng tắm hoa.”

Đại ý của 4 câu trên là thời tiết đã vào mùa hè, nhân vào lúc buổi tối thong thả Thúy Kiều không phải tiếp khách (buồng the) nên nàng đã rủ bức trướng hồng rồi ‘tắm tiên” dưới ánh trăng. Việc không chỉ đơn giản là dừng lại ở đó mà điều đáng chú ý hơn sẽ đến ở những câu sau.

“Rõ màu trong ngọc trắng ngà,

Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.

Sinh càng tỏ nét càng khen,

ngụ tình tay thảo một thiên luật đường”

Câu chuyện của 4 câu thơ này là kể việc Thúc Sinh thấy Thúy Kiều tắm dưới trăng. Đứng trước một thân thể trắng toát như ngọc như ngà không có một vết gợn, một thân hình đẹp tuyệt mỹ tựa như một bức tượng được tạc từ thiên nhiên thì Thúc Sinh không khỏi xiêu lòng, càng ngắm càng thấy đẹp đã say càng say hơn. Thúc Sinh say mê trước cảnh tượng đó đến độ còn “xuất khẩu thành thơ” mới tài. Điều đáng nói ở đây đó là tại sao Thúc Sinh lại thấy được Thúy Kiều tắm, thậm chí còn thấy rõ ràng từng nét trên cơ thể nàng? Đây là chổ đàn bà con gái, nam nhân đâu tự tiện được vào đây? Như vậy chỉ có thể giải thích rằng, Thúc Sinh đã có sự “cho phép” nhất định. Sự cho phép ở đây có thể là từ Tú Bà hoặc cũng có thể chính là từ nàng Kiều. Nhiều khả năng là Thúc Sinh có sự cho phép của Kiều, bởi vì nếu Tú Bà đồng ý mà Thúy Kiều không muốn thì Thúc Sinh cùng lắm cũng chỉ là được nhìn lén mà thôi. Trên thực tế Thúc Sinh nhìn thấy khá rõ ràng, mà nhìn được rõ như vậy chứng tỏ là ngồi rất gần với Kiều, mà đặc biệt hơn là Thúy Kiều biết Thúc Sinh thấy mình tắm và còn làm thơ, nhưng cũng không phản đối gì (những câu sau sẽ nói rõ) càng chứng minh được điều đó. Đây thực sự đúng là một kỹ thuật rất cao tay của giới Kỹ Nữ, giống như việc treo mỡ trước miệng mèo mà không cho mèo ăn, khiến con mèo đó càng thèm thuồng và tìm đủ mọi cách để có miếng mỡ. Cũng giống như việc nó thôi thúc Thúc Sinh nhanh chóng chuộc Kiều ra để có thể chính thức sở hữu riêng nàng.

“Nàng rằng: vâng biết ý chàng,

lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu.

Hay hèn lẽ cũng nối điêu,

nỗi quê nghĩ một hai điều ngang ngang.

Lòng còn gửi áng mây vàng,

họa vần xin hãy chịu chàng hôm nay.”

Thúy Kiều khi nghe được thơ của Thúc Sinh thì liền tấm tắc khen văn hay chữ tốt. Bình thường khi hai người đàm luận thơ văn thì người này đề trước thì người kia phải làm thơ nối sau để đáp lại, nhưng hôm nay Kiều lại buồn man mác nhớ quê nhà, nhớ cha mẹ không có tâm trạng làm thơ nên đành xin “nợ” Thúc Sinh. Trong cảnh tình xuân đang phơi phới như vậy mà mỹ nhân lại đột nhiên buồn man mác thì ai mà chịu nổi, nó khiến cho chàng Thúc Sinh bị thôi thúc phải hỏi rõ nguyên nhân để tìm cách xoa dịu lòng người đẹp. Đây có thể là nỗi niềm của Kiều, nhưng cũng có thể vừa là nỗi niềm thật vừa cách thủ pháp gợi tiếp câu chuyện của nàng.

“Rằng: Sao nói lạ lùng thay !(1321)

Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra ?

Nàng càng ủ đột thu ba,

Đoạn trường lúc ấy nghĩ mà buồn tênh:

Thiếp như hoa đã lìa cành,(1325)

Chàng như con bướm lượn vành mà chơi .

Chúa xuân đành đã có nơi,

Vắn ngày thôi chớ dài lời làm chi .(1328)

Sinh răng: Từ thuở tương tri,(1329)

 tấm riêng riêng những nặng vì nước non.

Trăm năm tính cuộc vuông tròn,

Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông.(1332)

Nàng rằng: Muôn đội ơn lòng.(1333)

Chút e bên thú bên tòng dễ đâu .

Bình Khang nấn ná bấy lâu,

Yêu hoa yêu được một màu điểm trang.

Rồi ra lạt phấn phai hương,

Lòng kia giữ được thường thường mãi chăng ?(1338)

Vả trong thềm quế cung trăng,(1339)

chủ trương đành đã chị Hằng ở trong.

Bấy lâu khăng khít dải đồng,

Thêm người người cũng chia lòng riêng tây .(1339)

Vẻ chi chút phận bèo mây,

Làm cho bể ái khi đầy khi vơi .

 Trăm điều ngang ngửa vì tôi,

Thân sau ai chịu tội trời ấy cho ?(1343)

Như chàng có vững tay co,(1344)

Mười phần cũng đắp điếm cho một vài .

Thế trong dầu lớn hơn ngoài,

trươc hàm sư tử gửi người đằng la .

Cúi đầu luồn xuống mái nhà,

Giấm chua lại tội băng ba lửa nồng.(1349)

Ở trên còn có nhà thông,(1350)

Lượng trên trong xuống biết lòng có thương?

Sá chi liễu ngõ hoa tường?

Lầu xanh lại bỏ ra phường lầu xanh.

Lại càng dơ dáng dại hình,

Đành thân phận thiếp ngại danh giá chàng.(1355)

Thương sao cho vẹn thì thương.

Tính sao cho vẹn mọi đường xin vâng”

Đây chính là đoạn mà Thúc Sinh tìm hỏi cặn kẽ nguyên do tại sao mỹ nhân lại buồn rầu như vậy (1321). Thúy Kiều nhún mình cho rằng nàng như hoa đã tàn, Thúc Sinh gặp nàng cũng chỉ giống như ong bướm chơi hoa, ít lâu rồi sẽ chán thì đâu cần gì phải hỏi rõ căn nguyên thân thế nàng (1325 – 1328). Cái kiểu buồn “mờ ảo” này lại càng khiến Thúc Sinh bị thôi thúc, chàng ngõ ý rằng muốn tính chuyện “trăm năm” với nàng. Mà nàng đã là vợ ta thì ta phải hiểu rõ về nàng chứ (1329 – 1332). Cuối cùng thì Thúc Sinh cũng đã ngõ lời cưới nàng, diễn biến câu chuyện đã được nâng lên dần. Từ câu 1333 về sau là Thúy Kiều cảm kích trước tấm lòng mà Thúc Sinh dành cho mình. Nhưng đồng thời nàng cũng cho rằng chuyện tình của hai người không hề dễ dàng, rằng nàng là gái Lầu Xanh bây giờ thì còn xuân sắc, sau này già xấu đi thì chàng còn đoái thương không(1334 – 1338). Thúy Kiều cũng phân tích cho Thúc Sinh thấy rằng chàng đã có vợ, gia đình đang yên ấm, nếu chàng lấy nàng về thì phải phân chia tình cảm, trong khi nàng chỉ là dạng bèo bọt mà làm như vậy là phá hoại gia đình người khác là một tội lỗi lớn, nàng không muốn phải chịu tội lỗi như vậy (1339 – 1343). Kể cả nếu Thúc Sinh không chê nàng mà chấp nhận lấy nàng về thì dù sao nàng củng chĩ là phận thiếp (vỡ lẽ) phải luôn sống trong khổ sở vì sự ghen tuông, ức hiếp từ vợ cả (Hoạn Thư), ngoài ra còn có bố chồng(Thúc Ông), nếu bố chồng hiểu cho số phận của nàng thì tốt còn nếu không hiểu mà bị trả về Lầu Xanh thì rất là xấu mặt, không chỉ xấu mặt nàng mà còn xấu mặt của cả chàng nữa (1350 – 1355). Dù phân tích đi, phân tích lại như vậy cho Thúc Sinh hiểu, nhưng chốt lại là nàng vẫn muốn Thúc Sinh cưới mình để nàng có thể thoát khỏi bể khổ Lầu Xanh này:

“Thương sao cho vẹn thì thương.

Tính sao cho vẹn mọi đường xin vâng”

Thúy Kiều là một người con gái không những đẹp tuyệt trần mà còn hết sức thấu tình đạt lý. Không những nàng đã lường trước được những khó khăn, hiểu được nổi khổ của mình và còn hiểu được nổi khó của người khác(Thúc Sinh). Đứng trước một người con gái như vậy thì Thúc Sinh không yêu không quý sao được. Từ đầu chàng đã say xiêu, say vẹo nàng Kiều thì đến lúc này chính thức ĐỔ CÁI RẦM. Đã hẹn ước với nhau thì dù có phong ba bão táp cũng quyết không chùn bước.

“Đã gần, chi có điều xa?

Đá vàng đã quyết phong ba cũng liều”

Qua đây có thể thấy được Thúy Kiều nay đã là một Kỹ Nữ thượng thừa, nàng đã biết vận dụng sự kết hợp giữa vẽ đẹp hình thể nghiêng nước nghiêng thành của mình với nghệ thuật năm bắt tâm lý đàn ông, khi cho Thúc Sinh mê mệt mà rước nàng về dinh. Quả là nàng Kiều đã không phụ công dạy dỗ của Tú Bà.

Từ khóa: 

truyện kiều

,

kiến thức chung

Bài phân tích rất hay nhưng góp ý một chút là bạn nên cho thêm hình ảnh để bài viết sinh động, thu hút hơn và để ý sửa các lỗi chính tả nhé. :D

Trả lời

Bài phân tích rất hay nhưng góp ý một chút là bạn nên cho thêm hình ảnh để bài viết sinh động, thu hút hơn và để ý sửa các lỗi chính tả nhé. :D