Bàn luận về quan hệ Việt Nam và Nga?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Quan hệ với Nga chiếm một vị trí quan trọng nhưng không phải là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Một thế hệ những nhà hoạch định chính sách có ảnh hưởng tiếp tục có những cái nhìn thiện cảm/tình cảm ấm áp bất ngờ đối với Nga, và mối quan hệ đã và đang được cải thiện 1 cách vững chắc kể từ thời Yeltsin. Ngoài cuộc đối thoại chiến lược định kỳ hai năm một lần, hai bên tham vấn thường xuyên tại Hội đồng Bảo an LHQ và thông qua Diễn đàn khu vực ASEAN và APEC. Nhưng đã xưa rồi những ngày Việt Nam buộc phải trông cậy vào Liên Xô như một nhà hảo tâm quốc tế duy nhất. Ngay cả khi tìm cách tăng cường quan hệ với Nga, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, Việt Nam thực hiện điều đó trong bối cảnh chính sách đối ngoại tổng thể nhằm đa dạng hóa các mối quan hệ song phương và tham gia vào các cam kết này trong khuôn khổ cam kết đa phương. Có rất ít ảo tưởng rằng Việt Nam có thể "cân bằng" Trung Quốc với Nga. Tương tự như vậy, trong khi nhiều người trong cơ chế chính sách đối ngoại của Việt Nam có thể thông cảm với các lập trường của Nga, ví dụ như Kosovo và Gruzia, việc ra quyết định của Hà Nội vẫn còn dựa trên một bài toán không mang tính thuyết phục/lí trí về lợi ích quốc gia. Vào thời điểm đỉnh cao quan hệ hệ tư tưởng giữa Hà Nội và Mat xco va, ba thập kỷ rưỡi giữa thập niên 1950 và 1990, Liên bang Xô viết cũ đã xuất hiện tràn ngập Việt Nam với các khoản vay ưu đãi và vận chuyển vũ khí. Liên Xô đã cung cấp cho miền Bắc, và sau khi thống nhất là cho cả Việt Nam với 2.000 xe tăng, 1.700 xe bọc thép, 7.000 pháo binh và súng cối, 5000 pháo binh, 158 tổ hợp tên lửa, 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng, và hơn 100 tàu hải quân. Khoảng 3/4 vũ khí mà quân đội Việt Nam đang sử dụng là từ Nga. Sau khi Liên Xô sụp đổ, viện trợ quân sự của họ đã được thay thế bằng việc bán vũ khí thương mại của Nga vì quân đội 450.000 quân của Việt Nam vẫn cần vũ khí và phụ tùng của Nga. Năm 1995, Việt Nam đã mua sáu máy bay chiến đấu Su-27 Flanker với giá 150 triệu USD và năm 1997 đã ký một hợp đồng cho sáu chiếc máy bay và phụ tùng thay thế. Kể từ đó, Việt Nam đã nhận 12 máy bay chiến đấu đa năng Su-30 do Nga chế tạo, và việc mua hàng gần đây sẽ đưa con số đó lên tổng cộng là 24. Nga cũng đã giúp tăng cường hải quân VN bằng cách cung cấp tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ mang tên lửa dẫn đường. Với hợp đồng tàu ngầm và máy bay năm 2009, Việt Nam đã trở thành một trong năm khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga, bên cạnh Ấn Độ, Algeria, Venezuela và Trung Quốc. Nhiều người Việt Nam vẫn duy trì cái nhìn thiện cảm đối với Nga, bắt đầu từ những năm Việt Nam giống như một thành viên vững chắc của khối Xô Viết. Điều này đặc biệt đúng đối với các thế hệ quan chức đảng viên có ảnh hưởng, chủ yếu là người miền bắc, đã được đào tạo tại Moscow hoặc ở những nơi khác trong Liên bang Xô Viết và giữ các vị trí cao cấp trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Đứng đầu danh sách [như năm 2008] là Tổng thư ký CPVN (Đảng cộng sản VN) Nông Đức Mạnh, người nghiên cứu Lâm nghiệp tại Leningrad từ năm 1966 đến năm 1971; Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đã tham dự Học viện Quân sự Voroshilov năm 1989; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Quang Nghị, người đã làm công tác sau khi tốt nghiệp tại Học viện Khoa học Xã hội Liên Xô vào những năm 1980. Nhưng ảnh hưởng đã đi sâu hơn, vượt ra ngoài các bộ của Đảng và nhà nước, tới chính quyền địa phương, nghệ thuật và cả học thuật. Mặc dù ít người muốn hồi tưởng lại sự cô lập quốc tế và những khó khăn kinh tế đã (đánh dấu thời kỳ đó) đã gắn chặt với thời kì đó trong lịch sử Việt Nam, cho đến ngày nay, nhiều người Hà Nội ở độ tuổi trung niên đều thừa nhận sự ủng hộ của Liên Xô vàbày tỏ nỗi luyến tiếc sâu sắc về những ngày còn đi học của họ. Chủ nghĩa tình cảm đối với Nga phần lớn là một hiện tượng ở phía Bắc, đặc trưng của một thế hệ đã cũ. Ngay cả những người ủng hộ nhiệt tình nhất quan hệ Việt Nam - Nga cũng nhận ra rằng tiếng Anh hiện nay là ngôn ngữ thứ hai được lựa chọn cho hầu hết người Việt Nam trẻ tuổi, tiếp theo là tiếng Trung Quốc. Kinh tế thị trường và nền văn hoá ngày càng toàn cầu hoá đã làm giảm đáng kể sự thu hút của Nga. Thương mại tỉ đô song phương giữa hai nước đã bị thu hẹp bởi thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc. Nguồn: http://www.globalsecurity.org
Trả lời
Quan hệ với Nga chiếm một vị trí quan trọng nhưng không phải là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Một thế hệ những nhà hoạch định chính sách có ảnh hưởng tiếp tục có những cái nhìn thiện cảm/tình cảm ấm áp bất ngờ đối với Nga, và mối quan hệ đã và đang được cải thiện 1 cách vững chắc kể từ thời Yeltsin. Ngoài cuộc đối thoại chiến lược định kỳ hai năm một lần, hai bên tham vấn thường xuyên tại Hội đồng Bảo an LHQ và thông qua Diễn đàn khu vực ASEAN và APEC. Nhưng đã xưa rồi những ngày Việt Nam buộc phải trông cậy vào Liên Xô như một nhà hảo tâm quốc tế duy nhất. Ngay cả khi tìm cách tăng cường quan hệ với Nga, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, Việt Nam thực hiện điều đó trong bối cảnh chính sách đối ngoại tổng thể nhằm đa dạng hóa các mối quan hệ song phương và tham gia vào các cam kết này trong khuôn khổ cam kết đa phương. Có rất ít ảo tưởng rằng Việt Nam có thể "cân bằng" Trung Quốc với Nga. Tương tự như vậy, trong khi nhiều người trong cơ chế chính sách đối ngoại của Việt Nam có thể thông cảm với các lập trường của Nga, ví dụ như Kosovo và Gruzia, việc ra quyết định của Hà Nội vẫn còn dựa trên một bài toán không mang tính thuyết phục/lí trí về lợi ích quốc gia. Vào thời điểm đỉnh cao quan hệ hệ tư tưởng giữa Hà Nội và Mat xco va, ba thập kỷ rưỡi giữa thập niên 1950 và 1990, Liên bang Xô viết cũ đã xuất hiện tràn ngập Việt Nam với các khoản vay ưu đãi và vận chuyển vũ khí. Liên Xô đã cung cấp cho miền Bắc, và sau khi thống nhất là cho cả Việt Nam với 2.000 xe tăng, 1.700 xe bọc thép, 7.000 pháo binh và súng cối, 5000 pháo binh, 158 tổ hợp tên lửa, 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng, và hơn 100 tàu hải quân. Khoảng 3/4 vũ khí mà quân đội Việt Nam đang sử dụng là từ Nga. Sau khi Liên Xô sụp đổ, viện trợ quân sự của họ đã được thay thế bằng việc bán vũ khí thương mại của Nga vì quân đội 450.000 quân của Việt Nam vẫn cần vũ khí và phụ tùng của Nga. Năm 1995, Việt Nam đã mua sáu máy bay chiến đấu Su-27 Flanker với giá 150 triệu USD và năm 1997 đã ký một hợp đồng cho sáu chiếc máy bay và phụ tùng thay thế. Kể từ đó, Việt Nam đã nhận 12 máy bay chiến đấu đa năng Su-30 do Nga chế tạo, và việc mua hàng gần đây sẽ đưa con số đó lên tổng cộng là 24. Nga cũng đã giúp tăng cường hải quân VN bằng cách cung cấp tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ mang tên lửa dẫn đường. Với hợp đồng tàu ngầm và máy bay năm 2009, Việt Nam đã trở thành một trong năm khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga, bên cạnh Ấn Độ, Algeria, Venezuela và Trung Quốc. Nhiều người Việt Nam vẫn duy trì cái nhìn thiện cảm đối với Nga, bắt đầu từ những năm Việt Nam giống như một thành viên vững chắc của khối Xô Viết. Điều này đặc biệt đúng đối với các thế hệ quan chức đảng viên có ảnh hưởng, chủ yếu là người miền bắc, đã được đào tạo tại Moscow hoặc ở những nơi khác trong Liên bang Xô Viết và giữ các vị trí cao cấp trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Đứng đầu danh sách [như năm 2008] là Tổng thư ký CPVN (Đảng cộng sản VN) Nông Đức Mạnh, người nghiên cứu Lâm nghiệp tại Leningrad từ năm 1966 đến năm 1971; Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đã tham dự Học viện Quân sự Voroshilov năm 1989; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Quang Nghị, người đã làm công tác sau khi tốt nghiệp tại Học viện Khoa học Xã hội Liên Xô vào những năm 1980. Nhưng ảnh hưởng đã đi sâu hơn, vượt ra ngoài các bộ của Đảng và nhà nước, tới chính quyền địa phương, nghệ thuật và cả học thuật. Mặc dù ít người muốn hồi tưởng lại sự cô lập quốc tế và những khó khăn kinh tế đã (đánh dấu thời kỳ đó) đã gắn chặt với thời kì đó trong lịch sử Việt Nam, cho đến ngày nay, nhiều người Hà Nội ở độ tuổi trung niên đều thừa nhận sự ủng hộ của Liên Xô vàbày tỏ nỗi luyến tiếc sâu sắc về những ngày còn đi học của họ. Chủ nghĩa tình cảm đối với Nga phần lớn là một hiện tượng ở phía Bắc, đặc trưng của một thế hệ đã cũ. Ngay cả những người ủng hộ nhiệt tình nhất quan hệ Việt Nam - Nga cũng nhận ra rằng tiếng Anh hiện nay là ngôn ngữ thứ hai được lựa chọn cho hầu hết người Việt Nam trẻ tuổi, tiếp theo là tiếng Trung Quốc. Kinh tế thị trường và nền văn hoá ngày càng toàn cầu hoá đã làm giảm đáng kể sự thu hút của Nga. Thương mại tỉ đô song phương giữa hai nước đã bị thu hẹp bởi thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc. Nguồn: http://www.globalsecurity.org