Những nét cơ bản của ẩm thực truyền thống Hàn Quốc?

  1. Kiến thức chung

Sự ảnh hưởng của Ẩm thực truyền thống Hàn Quốc ở Việt Nam.

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Sơ lược về đất nước Hàn Quốc: Đại Hàn Dân Quốc (대한민국) thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. Phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông giáp với biển Nhật Bản và phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul, trung tâm đô thị lớn thứ tư thế giới với số dân hơn 25,6 triệu và là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100.032 km vuông. Với dân số 50 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể. Sau khi được giải phóng và bị chia cắt vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia này trở thành hai nước là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Hàn Quốc được thành lập năm 1948 như một nền dân chủ. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng hiệp định ngừng bắn. Trong các thập niên từ 1960 tới 1990, kinh tế Hàn Quốc phát triển vượt bậc và trở thành một nền kinh tế lớn. Hàn Quốc hiện là một nước cộng hòa nghị viện và theo chế độ tổng thống bao gồm 16 đơn vị hành chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên Hợp Quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc. 2. Ảnh hưởng to lớn của ẩm thực truyền thống Hàn Quốc ở Việt Nam: 2.1. Ẩm thực truyền thống Hàn Quốc: Đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hàn quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những món ăn riêng, độc đáo. Nguyên liệu món ăn đa dạng: các loại nấm, đậu, rong biển, con trai, cá, các loại rễ cây, rau...; nhiều màu sắc: màu vàng của trứng rán, màu đỏ của tương ớt, màu xanh của rau, màu đen của rong biển, màu trắng của nấm kim châm... 2.1.1. Những gia vị truyền thống Hàn Quốc: Gochujang (Tương ớt) Gochujang (Tương ớt) là gia vị truyền thống của Hàn Quốc được chế biến bằng cách cho mạch nha vào bột hồ (bột gạo nếp, bột lúa mạch, bột mì, bột kiều mạch) và sau đó hóa đường. Sau đó cho meju (dùng làm tương ớt) vào cùng muối và bột ớt, trộn đều tất cả rồi ủ lên men trong vại, ủ càng lâu thì càng thơm ngon. Gochujang từ lâu đã là một trong những gia vị truyền thống quan trọng nhất của người Hàn Quốc. Ớt và gochujang thường được đề cập đến như một biểu tượng cho tính cách mạnh mẽ và năng động của người Hàn Quốc. Bột Gạo: Bột gạo là nguyên liệu chính để làm tteok, nhưng ngoài ra còn có thể trộn các loại ngũ cốc, hoa quả, quả hạch và cây gia vị khác như ngải cứu, đậu đỏ, táo ta, đậu nành và hạt dẻ. 2.1.2. Các món ăn nổi tiếng: Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món Kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các Vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay. Bulgogi (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món Samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như Galbitang (xương sườn hầm) và Doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan. Các món ăn phổ biến khác gồm Bibimbap - có nghĩa là "cơm trộn" (cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và Naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến ở Hàn Quốc là Kimbab, gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần thức ăn được cuộn trong Kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc Kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh. Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Hàn Quốc cũng thích dùng các loại thức ăn từ Pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua Tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt Gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích. Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, Bbungtigi (bánh gạo giòn) và "Nu lung ji" (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống Nu lung ji hoặc đun với nước để tạo ra một món canh. Nu lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng miệng. 2.1.3. Cách bài trí độc đáo: Ấn tượng trong quy tắc sắp xếp và bài trí món ăn: Quy tắc sắp xếp và bài trí các món trên bàn ăn khá phức tạp, cầu kỳ. Tất cả các món phải được làm xong và bày biện gọn gàng trên bàn thì mọi người mới bắt đầu ngồi và cùng nhau thưởng thức. Người Hàn Quốc tuyệt đối không chờ đồ ăn. Kể cả một thành viên trong gia đình về muộn thì cũng phải ngồi vào bàn ăn đàng hoàng, một cách rất lịch sự và được tôn trọng. Chính những quy tắc tưởng chừng như nhỏ nhặt, khắt khe ấy đã tạo nên bàn ăn ấm cúng, đẹp mắt và mang tính nghệ thuật rất cao. Các món ăn được đặt riêng rẽ trong từng đĩa, bát, kể cả một vài quả ớt nhỏ cũng được xếp cẩn thận chứ không bày linh tinh trên bàn. Người Hàn Quốc cũng thường dùng bát nhỏ và đĩa nhiều hơn, đặc biệt khi ăn canh, mỗi người sẽ có một bát canh riêng. Thói quen này khiến bàn ăn có số lượng bát đĩa khá lớn và đó cũng chính là một trong những nguồn cảm hứng để họ trang trí cho mâm cơm thêm tính nghệ thuật trong những nét văn hoá ẩm thực Hàn Quốc. Nét văn hóa ẩm thực hàn quốc qua sự phân chia các món trên bàn ăn: Trong bữa ăn của người Hàn Quốc không bao giờ thiếu canh và các món chính làm từ bột mì như cơm, cháo, mì. Món chính sẽ được đặt ở giữa, xung quanh bày các món phụ, chủ yếu là những loại thức ăn có tác dụng cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, nền văn hoá ẩm thực Hàn Quốc qua bữa ăn của người dân xứ Kim chi còn được phân loại dựa theo nguyên lý con số 5. Các món trên bàn ăn phải là sự kết hợp hài hòa và độc đáo của 5 món ăn với 5 màu sắc và sử dụng 5 loại gia vị khác nhau. Sự bài trí 5 món ăn này sẽ tạo nên tính nghệ thuật nhất định khiến người ta không khỏi trầm trồ ấn tượng và nhớ mãi về phong cách ẩm thực của con người xứ lạnh. Tuy nhiên nguyên tắc này cũng không nhất thiết phải áp dụng trong mọi bữa ăn, người Hàn vẫn có thể giản lược và chỉ nấu một vài món chính, các món từ thiên nhiên, tiết kiệm thời gian và tốt cho sức khỏe. Cách dùng gia vị thể hiện nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc: Người Hàn luôn có xu hướng dùng những loại gia vị cay, nóng trong món ăn để giữ ấm cơ thể tốt hơn. Kim chi cay nồng không bao giờ thiếu trong gian bếp, ớt luôn có trên bàn ăn hay thịt tẩm ướp nhiều loại gia vị cũng thường xuyên được người Hàn sử dụng làm món chính trong bữa ăn của mình. Tuy nhiên, mức độ và cách sử dụng gia vị của mỗi người là khác nhau và sẽ làm nên sự khác biệt, tạo hương vị đặc biệt cho món ăn đó. 2.2. Sự ảnh hưởng của ẩm thực truyền thống Hàn Quốc ở Việt Nam: Trong các lĩnh vực văn hóa Hàn Quốc thu hút và tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, có thể thấy sự vượt trội của phim truyền hình và các trò chơi game. Từ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa, phim truyền hình mà ẩm thực cũng dần được yêu lây bởi giới trẻ Việt Nam. Hàn Quốc có những chiến lược phát triển và xuất khẩu văn hóa một cách bài bản và chuyên nghiệp. Nên không khó hiểu tại sao việc đẩy mạnh quảng bá món ăn Hàn Quốc cũng nằm trong khía cạnh chủ đạo của việc xuất khẩu văn hóa. Chính từ sự nghiêm túc đầu tư và quảng bá nền ẩm thực một cách mạnh mẽ, mà Hansik đã trở nên nổi tiếng, được nhiều tầng lớp trong xã hội biết. Giới trẻ Việt Nam cũng dễ dàng tiếp cận và có được một sự hiểu biết tốt hơn về hương vị và nguồn gốc món ăn xứ sở kim chi. Các món ăn Hàn Quốc được yêu thích rộng rãi là mì và jang (nước sốt và bột nhão làm từ đậu nành), đặc biệt là kim chi. Ẩm thực của nước này cũng lành mạnh, rất tốt cho sức khỏe. Thực phẩm Hàn Quốc giúp cho mọi người kéo dài thể lực, sức khỏe bản thân. Việc bắt nhịp được với xu hướng ăn thực phẩm lành mạnh đang trở nên phổ biến trên thế giới đã giúp cho ẩm thực Hàn được nhìn nhận rất tích cực, thu hút được nhiều sự quan tâm. Sự phong phú và độc đáo của các món ăn Hàn Quốc đem đến nhiều hương vị khác biệt sẽ là những trải nghiệm thú vị cho người yêu ẩm thực Hàn. Bên cạnh đó, ẩm thực Hàn Quốc cũng có những nét tương đồng với ẩm thực truyền thống Việt Nam. Ví dụ như việc chịu ảnh hưởng của nền ẩm thực Trung Quốc. Trong đó phải kể đến triết lí ngũ vị (chua, cay,mặn, ngọt, chát) và sự hòa hợp màu màu sắc (xanh, đỏ, đen, trắng, vàng) trong bữa ăn theo nguyên tắc âm dương.
Trả lời
1. Sơ lược về đất nước Hàn Quốc: Đại Hàn Dân Quốc (대한민국) thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên. Phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông giáp với biển Nhật Bản và phía tây là Hoàng Hải. Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul, trung tâm đô thị lớn thứ tư thế giới với số dân hơn 25,6 triệu và là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100.032 km vuông. Với dân số 50 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba (sau Bangladesh và Đài Loan) trong số các quốc gia có diện tích đáng kể. Sau khi được giải phóng và bị chia cắt vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia này trở thành hai nước là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Hàn Quốc được thành lập năm 1948 như một nền dân chủ. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng hiệp định ngừng bắn. Trong các thập niên từ 1960 tới 1990, kinh tế Hàn Quốc phát triển vượt bậc và trở thành một nền kinh tế lớn. Hàn Quốc hiện là một nước cộng hòa nghị viện và theo chế độ tổng thống bao gồm 16 đơn vị hành chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và IMF. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới. Nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, tập trung vào hàng điện tử, ô tô, tàu biển, máy móc, hóa dầu và rô-bốt. Hàn Quốc là thành viên của Liên Hợp Quốc, WTO, OECD và nhóm các nền kinh tế lớn G-20. Hàn Quốc cũng là thành viên sáng lập của APEC và Hội nghị cấp cao Đông Á và là đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ. Gần đây, Hàn Quốc đã tạo ra và tăng cường sự phổ biến văn hóa đặc biệt là ở châu Á, còn được gọi là Làn sóng Hàn Quốc. 2. Ảnh hưởng to lớn của ẩm thực truyền thống Hàn Quốc ở Việt Nam: 2.1. Ẩm thực truyền thống Hàn Quốc: Đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hàn quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những món ăn riêng, độc đáo. Nguyên liệu món ăn đa dạng: các loại nấm, đậu, rong biển, con trai, cá, các loại rễ cây, rau...; nhiều màu sắc: màu vàng của trứng rán, màu đỏ của tương ớt, màu xanh của rau, màu đen của rong biển, màu trắng của nấm kim châm... 2.1.1. Những gia vị truyền thống Hàn Quốc: Gochujang (Tương ớt) Gochujang (Tương ớt) là gia vị truyền thống của Hàn Quốc được chế biến bằng cách cho mạch nha vào bột hồ (bột gạo nếp, bột lúa mạch, bột mì, bột kiều mạch) và sau đó hóa đường. Sau đó cho meju (dùng làm tương ớt) vào cùng muối và bột ớt, trộn đều tất cả rồi ủ lên men trong vại, ủ càng lâu thì càng thơm ngon. Gochujang từ lâu đã là một trong những gia vị truyền thống quan trọng nhất của người Hàn Quốc. Ớt và gochujang thường được đề cập đến như một biểu tượng cho tính cách mạnh mẽ và năng động của người Hàn Quốc. Bột Gạo: Bột gạo là nguyên liệu chính để làm tteok, nhưng ngoài ra còn có thể trộn các loại ngũ cốc, hoa quả, quả hạch và cây gia vị khác như ngải cứu, đậu đỏ, táo ta, đậu nành và hạt dẻ. 2.1.2. Các món ăn nổi tiếng: Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món Kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các Vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay. Bulgogi (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món Samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như Galbitang (xương sườn hầm) và Doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan. Các món ăn phổ biến khác gồm Bibimbap - có nghĩa là "cơm trộn" (cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và Naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến ở Hàn Quốc là Kimbab, gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần thức ăn được cuộn trong Kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc Kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh. Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Hàn Quốc cũng thích dùng các loại thức ăn từ Pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua Tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt Gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích. Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, Bbungtigi (bánh gạo giòn) và "Nu lung ji" (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống Nu lung ji hoặc đun với nước để tạo ra một món canh. Nu lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng miệng. 2.1.3. Cách bài trí độc đáo: Ấn tượng trong quy tắc sắp xếp và bài trí món ăn: Quy tắc sắp xếp và bài trí các món trên bàn ăn khá phức tạp, cầu kỳ. Tất cả các món phải được làm xong và bày biện gọn gàng trên bàn thì mọi người mới bắt đầu ngồi và cùng nhau thưởng thức. Người Hàn Quốc tuyệt đối không chờ đồ ăn. Kể cả một thành viên trong gia đình về muộn thì cũng phải ngồi vào bàn ăn đàng hoàng, một cách rất lịch sự và được tôn trọng. Chính những quy tắc tưởng chừng như nhỏ nhặt, khắt khe ấy đã tạo nên bàn ăn ấm cúng, đẹp mắt và mang tính nghệ thuật rất cao. Các món ăn được đặt riêng rẽ trong từng đĩa, bát, kể cả một vài quả ớt nhỏ cũng được xếp cẩn thận chứ không bày linh tinh trên bàn. Người Hàn Quốc cũng thường dùng bát nhỏ và đĩa nhiều hơn, đặc biệt khi ăn canh, mỗi người sẽ có một bát canh riêng. Thói quen này khiến bàn ăn có số lượng bát đĩa khá lớn và đó cũng chính là một trong những nguồn cảm hứng để họ trang trí cho mâm cơm thêm tính nghệ thuật trong những nét văn hoá ẩm thực Hàn Quốc. Nét văn hóa ẩm thực hàn quốc qua sự phân chia các món trên bàn ăn: Trong bữa ăn của người Hàn Quốc không bao giờ thiếu canh và các món chính làm từ bột mì như cơm, cháo, mì. Món chính sẽ được đặt ở giữa, xung quanh bày các món phụ, chủ yếu là những loại thức ăn có tác dụng cân bằng dinh dưỡng. Ngoài ra, nền văn hoá ẩm thực Hàn Quốc qua bữa ăn của người dân xứ Kim chi còn được phân loại dựa theo nguyên lý con số 5. Các món trên bàn ăn phải là sự kết hợp hài hòa và độc đáo của 5 món ăn với 5 màu sắc và sử dụng 5 loại gia vị khác nhau. Sự bài trí 5 món ăn này sẽ tạo nên tính nghệ thuật nhất định khiến người ta không khỏi trầm trồ ấn tượng và nhớ mãi về phong cách ẩm thực của con người xứ lạnh. Tuy nhiên nguyên tắc này cũng không nhất thiết phải áp dụng trong mọi bữa ăn, người Hàn vẫn có thể giản lược và chỉ nấu một vài món chính, các món từ thiên nhiên, tiết kiệm thời gian và tốt cho sức khỏe. Cách dùng gia vị thể hiện nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc: Người Hàn luôn có xu hướng dùng những loại gia vị cay, nóng trong món ăn để giữ ấm cơ thể tốt hơn. Kim chi cay nồng không bao giờ thiếu trong gian bếp, ớt luôn có trên bàn ăn hay thịt tẩm ướp nhiều loại gia vị cũng thường xuyên được người Hàn sử dụng làm món chính trong bữa ăn của mình. Tuy nhiên, mức độ và cách sử dụng gia vị của mỗi người là khác nhau và sẽ làm nên sự khác biệt, tạo hương vị đặc biệt cho món ăn đó. 2.2. Sự ảnh hưởng của ẩm thực truyền thống Hàn Quốc ở Việt Nam: Trong các lĩnh vực văn hóa Hàn Quốc thu hút và tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, có thể thấy sự vượt trội của phim truyền hình và các trò chơi game. Từ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa, phim truyền hình mà ẩm thực cũng dần được yêu lây bởi giới trẻ Việt Nam. Hàn Quốc có những chiến lược phát triển và xuất khẩu văn hóa một cách bài bản và chuyên nghiệp. Nên không khó hiểu tại sao việc đẩy mạnh quảng bá món ăn Hàn Quốc cũng nằm trong khía cạnh chủ đạo của việc xuất khẩu văn hóa. Chính từ sự nghiêm túc đầu tư và quảng bá nền ẩm thực một cách mạnh mẽ, mà Hansik đã trở nên nổi tiếng, được nhiều tầng lớp trong xã hội biết. Giới trẻ Việt Nam cũng dễ dàng tiếp cận và có được một sự hiểu biết tốt hơn về hương vị và nguồn gốc món ăn xứ sở kim chi. Các món ăn Hàn Quốc được yêu thích rộng rãi là mì và jang (nước sốt và bột nhão làm từ đậu nành), đặc biệt là kim chi. Ẩm thực của nước này cũng lành mạnh, rất tốt cho sức khỏe. Thực phẩm Hàn Quốc giúp cho mọi người kéo dài thể lực, sức khỏe bản thân. Việc bắt nhịp được với xu hướng ăn thực phẩm lành mạnh đang trở nên phổ biến trên thế giới đã giúp cho ẩm thực Hàn được nhìn nhận rất tích cực, thu hút được nhiều sự quan tâm. Sự phong phú và độc đáo của các món ăn Hàn Quốc đem đến nhiều hương vị khác biệt sẽ là những trải nghiệm thú vị cho người yêu ẩm thực Hàn. Bên cạnh đó, ẩm thực Hàn Quốc cũng có những nét tương đồng với ẩm thực truyền thống Việt Nam. Ví dụ như việc chịu ảnh hưởng của nền ẩm thực Trung Quốc. Trong đó phải kể đến triết lí ngũ vị (chua, cay,mặn, ngọt, chát) và sự hòa hợp màu màu sắc (xanh, đỏ, đen, trắng, vàng) trong bữa ăn theo nguyên tắc âm dương.